Phòng ngừa sự cố sức khỏe trong ngày nắng nóng

Mùa hè, những đợt nắng nóng trên diện rộng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là người già và trẻ em. Để hạn chế những ảnh hưởng của nắng nóng, người dân cần áp dụng những biện pháp chống nắng.

Nhiệt độ tăng cao, nắng nóng dài ngày tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi-rút, vi khuẩn, côn trùng gây bệnh sinh sôi nảy nở. Các loại bệnh dễ mắc phải do nắng nóng như bệnh về đường hô hấp (viêm phổi, viêm họng, sốt vi-rút…), việc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là nguyên nhân gây các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa (tiêu chảy).
Nắng nóng cũng là nguyên nhân khiến nồng độ ozon và một số chất ô nhiễm khác trong không khí tăng cao, làm gia tăng các bệnh tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, thậm chí gây đột tử. Đặc biệt, tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến ung thư da. Say nắng, kiệt sức, mất nước, chuột rút… cũng có thể xảy ra do thời tiết nắng nóng.
Phong ngua su co suc khoe trong ngay nang nong
Ảnh minh họa. 

Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng có hại đến sức khỏe của nắng nóng, người dân cần tăng cường áp dụng những biện pháp chống nắng, nóng như sau:

Uống nhiều nước

Nắng nóng làm cơ thể ra mồ hôi nhiều nếu không được bù nước đầy đủ sẽ gây mất nước, điện giải. Cần bổ sung đầy đủ, điều độ nước hàng ngày, thậm chí hàng giờ để chống nắng nóng và bù lượng nước bị mất đi. Đây chính là biện pháp đầu tiên, dễ thực hiện và rất hiệu quả để chống nắng nóng. Không nên uống nước đá, nước lạnh hay nước ngọt có gas bởi nó chỉ khiến cơ thể thêm phần mất nước. Tốt nhất là chọn các loại nước như: nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau xanh nguyên chất… \

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Vào mùa hè, để tăng cường sức đề kháng hiệu quả, cần ăn chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng và có sự thay đổi, luân phiên trong việc chế biến các món ăn. Nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, thức ăn nhiều nước; Ăn nhiều những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể để chống nắng nóng như: trái cây, rau xanh, chè hạt sen, sữa chua, sữa tươi…

Mặc trang phục mát

Mặc đồ nhẹ, rộng, ví dụ như đồ cotton để dễ toát mồ hôi. Ra đường cần mặc kín, tránh quần áo quá dày và tối màu vì sẽ dễ hấp thụ nhiệt. Đội nón rộng vành, ưu tiên loại có các lỗ thông hơi. Đeo kính mát để bảo vệ mắt... Ngoài ra cần tắm rửa thường xuyên và giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh mắc các bệnh truyền nhiễm.

Giữ nhà cửa thông thoáng

Cần mở hết cửa sổ nếu nhiệt độ bên ngoài gần bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ trong nhà. Cửa sổ mở sẽ giúp điều hòa không khí tự nhiên, đưa nhiệt ra ngoài và gia tăng luồng luân chuyển không khí trong nhà. Lưu ý tắt hết đèn, các thiết bị điện không cần thiết vì các thiết bị này tỏa nhiệt nóng.

Tránh xa ánh nắng

Nếu cần thiết phải ra nắng thì cần cố gắng chỉ ra nắng trong thời gian ngắn và phải thoa kem chống nắng với chỉ số SPF ít nhất là 15. Ngay khi cơ thể có cảm giác mệt và say nắng, cần nhanh chóng tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, đặc biệt là tránh nắng vào khoảng 11h trưa đến 3h chiều vì đây là thời gian ánh nắng nguy hiểm nhất.

Không nên tập thể dục quá nhiều vào các thời điểm nắng gắt trong ngày. Thay vào đó, có thể chạy bộ, đi bộ vào lúc mặt trời gần mọc hay lặn. Tập luyện từ từ để thích ứng với không gian dưới ánh nắng. Nếu thấy khó thở được hoặc tim đập mạnh, cần dừng tập và cố gắng làm mát cơ thể, ví dụ như xả nước mát. Nghỉ ngơi nếu thấy lả người hay hoa mắt chóng mặt…

Khi dùng quạt và điều hòa cần lưu ý:

Hạn chế gió quạt lùa thẳng vào người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, nếu bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp sẽ bị nhiễm lạnh. Nếu sử dụng điều hòa nên để nhiệt độ từ 28-29 độ và hạn chế thay đổi môi trường đột ngột từ trong nhà điều hòa ra ngoài trời nắng nóng, hoặc ngược lại.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa nắng nóng, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo:

Người dân nên ăn thức ăn, uống nước đã nấu chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi người cần uống đủ nước và tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để đảm bảo đủ vitamin nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể.

Người dân tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Các gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Người dân cũng cần thường xuyên thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng (bọ gậy); loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên, không cho muỗi đẻ trứng...

Loại rau cực rẻ giúp thải độc gan

Một số loại rau không chỉ là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, mà còn hỗ trợ giải độc gan, thanh nhiệt trong những ngày hè nắng nóng.

Thải độc gan không chỉ giúp bảo vệ gan mà còn giúp duy trì sức khỏe của toàn cơ thể. Việc làm sạch gan khi được thực hiện đúng cách có thể giúp loại bỏ chất độc và hóa chất tích tụ trong gan. Dưới đây là những loại rau có tác dụng thải độc gan cực tốt, giúp gan của bạn được bảo vệ, khỏe mạnh mỗi ngày.
Xà lách
Xà lách không chỉ giàu vitamin và khoáng chất, mà còn chứa Indol - một hợp chất có khả năng kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Indol có thể giúp giảm lượng chất béo lắng đọng trong gan, đồng thời có thể mở ra tiềm năng cho phương pháp điều trị mới đối với bệnh gan nhiễm mỡ.
Rau má
Theo Y học cổ truyền, rau má có tính mát, vị hơi đắng, không độc, có tác dụng hỗ trợ làm mát cơ thể, giải độc, lợi tiểu, chống viêm… thường được sử dụng để chữa ngứa, rôm sảy, mụn nhọt, thanh nhiệt cơ thể.
Quá trình thanh lọc và thải độc của rau má có thể giúp giảm bớt áp lực đối với hoạt động của gan, đồng thời hỗ trợ tăng cường chức năng của gan.
Loai rau cuc re giup thai doc gan
Ảnh minh hoạ/VTV 
Rau diếp cá
Theo Y học cổ truyền, diếp cá có tính mát, vị hơi chua, mùi hơi tanh giống như mùi cá được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh.
Còn theo Y học hiện đại, rau diếp cá chứa decanoyl-acetaldehyd có tác dụng kháng khuẩn, cùng các dưỡng chất tốt cho sức khỏe khác như vitamin B, A, canxi, chất đạm, chất xơ, sắt, kali… Nhờ khả năng hỗ trợ cơ thể giải độc, thanh lọc cho gan, ăn rau diếp cá có thể giúp hạn chế tình trạng mụn, rôm sảy, mẩn ngứa…
Rau ngót
Rau ngót rất giàu sắt, cùng nhiều vitamin (như C, B1, B2, B6…) và các khoáng chất như protein kali, magie, chất xơ… Nhờ đó, có thể hỗ trợ thanh nhiệt, dễ tiêu hóa, giải độc, làm mát gan, tăng cường bảo vệ gan, cải thiện chức năng gan.
Rau dền
Theo Đông y rau dền có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, làm mát gan, lợi tiểu, sát trùng, trị nhiệt lỵ, huyết nhiệt sinh mụn nhọt. 
Theo Y học hiện đại, rau dền chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như các hợp chất Fe, magie, phốt pho, vitamin B2, vitamin C… Các dưỡng chất này không chỉ hỗ trợ chức năng gan mà còn tốt cho xương khớp, giảm viêm, phòng ngừa ung thư.
Loai rau cuc re giup thai doc gan-Hinh-2
Ảnh minh hoạ/ 24h.com 
Rau muống
Trong các loại rau giải độc gan, rau muống là loại dễ kiếm, dễ trồng và dễ chế biến. Theo nghiên cứu, trong 100g rau muống có khoảng 78g nước, 2,7g protein, 85mg canxi, 31mg photpho, 1,2mg sắt và 20mg vitamin C có thể hỗ trợ bảo vệ gan khỏi các tổn thương do hóa chất độc hại từ thức ăn, môi trường gây ra; đồng thời hỗ trợ làm mát, thanh nhiệt cơ thể, cải thiện và bảo vệ chức năng gan. Ngoài ra, rau muống cũng rất giàu chất xơ và niacin có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid và carotenoid, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do và phòng ngừa ung thư. 
Ngoài ra, rau mồng tơi còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin A, C, K, acid folic, kali, canxi, sắt và magie hỗ trợ giải độc gan, tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch.
Rau bina
Rau bina được xem là nguồn cung cấp protein tốt nhất từ thực vật. Ngoài ra, rau bina còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C, K cùng các chất oxy hóa khác giúp đẩy lùi các gốc tự do và hỗ trợ chữa lành các tổn thương gan thận.
Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng có trong rau bina còn giúp trung hòa các hóa chất, kim loại nặng, từ đó hỗ trợ gan giải độc và tăng cường chức năng gan.
Súp lơ xanh (bông cải xanh)
Súp lơ xanh cũng là một trong những loại rau giải độc gan hiệu quả, được nhiều chuyên gia khuyến nghị. Súp lơ xanh chứa nhiều hợp chất kích hoạt enzyme giải độc của gan, nhờ đó tăng cường chức năng và bảo vệ gan hiệu quả.
Ngoài ra, loại rau này còn có tác dụng ngăn ngừa gan nhiễm mỡ nhờ vào chất sulforaphane có tác dụng giảm hấp thụ chất béo trong gan. Đặc biệt, hợp chất thiocyanat trong súp lơ có thể giúp loại bỏ độc tố trong gan.
Loai rau cuc re giup thai doc gan-Hinh-3
 Ảnh minh hoạ/Internet
Bắp cải
Bắp cải chứa nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như kali, vitamin C, lưu huỳnh…. các chất dinh dưỡng này có khả năng kích thích các enzyme giúp giải độc gan, loại bỏ độc tố hiệu quả. Ngoài ra, vitamin C và lưu huỳnh có trong bắp cải có tác dụng thải độc axit uric và các gốc tự do ra khỏi cơ thể.
Nên chọn mua rau sạch, không có thuốc, hóa chất độc hại để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nên thay đổi các loại rau trong thực đơn hàng ngày, tránh việc sử dụng quá nhiều rau nhằm mục đích giải độc gan. Việc sử dụng rau giải độc gan cần phải kiên trì trong thời gian dài.

Gần 300 người cần hỗ trợ y tế tại Đại lễ Vesak

Sau 2 ngày diễn ra hoạt động chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Thanh Tâm đã có 278 trường hợp cấp cứu, 7 trường hợp chuyển viện. Hầu hết các trường hợp đều bị say nắng, nóng.

Tối 4/5, thông tin từ Sở Y tế TP HCM cho biết, tính đến 16h cùng ngày, các y bác sĩ của Trung tâm Cấp cứu 115 và các bệnh viện thành phố đã cấp cứu 278 trường hợp, trong đó 7 trường hợp được chuyển viện trong thời gian diễn ra Đại lễ Vesak 2025.