Phát hiện thủy tổ của rùa mặt đất khổng lồ

Việc phát hiện ra hóa thạch mới nên các nhà khoa học lại có thêm cơ hội để khám phá thêm kiến thức về loài rùa siêu khổng lồ này.

ới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy được một "cụ rùa" Podocnemis expansa đúng nghĩa lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất và còn nhiều bí ẩn về loài vật này. 
Hóa thạch của nó đã được tìm thấy ở phía bắc Nam Mỹ, trong các tảng đá có niên đại từ Trung Miocene cho đến khi bắt đầu Pliocene, khoảng 13 đến 5 triệu năm trước.
Rùa mặt đất loài rùa lớn nhất được biết đến. Dựa trên một hóa thạch mai rùa dài tới 3,3m, ước tính tổng chiều dài cơ thể của nó có thể đạt tới 5m và nặng khoảng 5 tấn.
Marcelo Sánchez, Giám đốc viện Cổ sinh vật học tại Đại học Zurich ở Thụy Sĩ hào hứng cho biết: "Có nhiều mẫu hóa thạch mai rùa có chiều dài lên tới hơn 3 mét với trọng lượng ước tính là 1145 kg, gấp hơn 100 lần rùa Podocnemis expansa".
Phat hien thuy to cua rua mat dat khong lo
Một mẫu hóa thạch mai rùa mặt đất 
Phat hien thuy to cua rua mat dat khong lo-Hinh-2
 
Theo những nghiên cứu mới cho thấy, theo thời gian, trọng lượng của rùa mặt đất đã bị suy giảm đáng kể, nhưng nó vẫn là loài rùa lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất.
Nhà cổ sinh vật học người Venezuela - Rodolfo Sánchez và một mẫu hóa thạch mai rùa mặt đất khổng lồ được phát hiện ở Urumac, Venezuela, có niên đại khoảng 8 triệu năm trước. 
Một vài mẫu hóa thạch của rùa có sừng! Mẫu hóa thạch này thể hiện một số đặc điểm chưa được tìm thấy trước đây.
Cặp sừng này không mọc trên đầu mà chúng được mọc ở mặt trước của thân và hai bên cổ và nó được xem như đặc điểm nổi bật của những con rùa đực.
Qua những phân tích và suy đoán, các nhà cổ sinh vật học cho rằng cặp sừng trên thân mai của loài rùa mặt đất có chức năng phòng thủ, đặc biệt trước kẻ thù là loài cá sấu Purussaurus.
Ngoài phát hiện ra hóa thạch mai rùa, các nhà khảo cổ còn tìm kiếm thêm được những mẫu xương khác mà trước đó chưa từng được phát hiện.
Dựa trên cơ sở phân tích và giải phẫu những mẫu hóa thạch mới, các nhà cổ sinh vật học cũng xác định và chứng minh được rằng loài rùa khổng lồ này có mối quan hệ với rất nhiều loài rùa sống ở Amazon ngày nay.
Đánh giá từ các tầng địa chất nơi tìm thấy hóa thạch cho thấy loài rùa khổng lồ này thường sống ở những ao, hồ trong rừng mưa nhiệt đới hoặc trong các dòng sông chảy chậm.
Chúng dành phần lớn thời gian trong nước và chủ yếu ăn thực vật. Hóa thạch đầu tiên của loài này được tìm thấy vào những năm 1970 và được đặt tên từ năm 1976, cho tới nay đây vẫn được xem là loài rùa có kích thước to lớn nhất từng được con người phát hiện.

Hóa thạch 3,7 tỷ năm báo hiệu sự sống trên sao Hỏa

Một hóa thạch lâu đời nhất thế giới, có niên đại 3,7 tỷ năm mới được tìm thấy, có thể là chỉ dấu sự sống tồn tại trên sao Hỏa.

Hoa thach 3,7 ty nam bao hieu su song tren sao Hoa
Các tảng đá hóa thạch 3,7 tỷ năm tuổi được tìm thấy ở dải băng Isua, phía tây nam Greenland. 
Các nhà khoa học vừa phát hiện bằng chứng vật chất lâu đời nhất về sự sống trên Trái đất, một hóa thạch ở Greenland được hình thành 3,7 tỷ năm trước.

Hóa thạch phát hiện ở Israel có thể sẽ viết lại lịch sử nhân loại

Hóa thạch của người lâu đời nhất thế giới đã được phát hiện bên ngoài châu Phi cho thấy con người đã rời lục địa này sớm hơn khoảng 100.000 năm so với chúng ta nghĩ.

Hóa thạch là một xương hàm trên với vài chiếc răng đã được tìm thấy ở một trong những khu vực hang động tiền sử Misliya tại Israel.