Đi chơi, cậu bé Colombia vô tình tìm ra hóa thạch quý 90 triệu tuổi

Các nhà khoa học đang cố gắng tìm lại liên lạc với cậu bé để khen thưởng vì thành tích xuất sắc tìm ra hóa thạch quý 90 triệu tuổi.

Rio Santiago Dolmetsch, 10 tuổi, có mặt trong chuyến du lịch và khám phá tu viện La Candelaria tại Colombia vào năm 2015. Tại đây, Rio vô tình nhìn thấy một tảng đá kì lạ có in hình hóa thạch một con cá.
Sau khi hỏi các chuyên gia tại bảo tàng địa phương, Rio vô cùng bất ngờ khi biết rằng đây là một hóa thạch trên 90 triệu tuổi. Ngoài ra, đây cũng là hóa thạch đầu tiên của loài cá thằn lằn được tìm thấy ở Colombia.
Hóa thạch cá thằn lằn 90 triệu năm tuổi.
Hóa thạch cá thằn lằn 90 triệu năm tuổi. 
Loài động vật dưới biển này đã tuyệt chủng hoàn toàn và không có “họ hàng xa” nào. Chúng giống như cá nhồng với phần hàm dài và thân ngắn. Các nhà khoa học từ đại học Alberta tại Canada cũng tới Colombia và phân tích mẫu hóa thạch. Tác giả Javier Luque nói: “Các nhân viên bảo tàng đưa cho chúng tôi ảnh chụp mà Rio thực hiện. Khi nhìn thấy nó, chúng tôi đã vô cùng bất ngờ”.
Hiện tại, các nhân viên bảo tàng không thể liên lạc lại với Rio dù đã có tên và địa chỉ thư của cậu bé. Nhóm các nhà khoa học đang tìm cách liên lạc lại với Rio để trao vinh dự này cho cậu vì giúp tìm ra một hóa thạch quý giá.
Ảnh mô phỏng cá thằn lằn.
Ảnh mô phỏng cá thằn lằn. 
Tiến sĩ Luque nói: “Chúng tôi rất mong muốn gửi cho Rio một bài báo nghiên cứu hóa thạch và cảm ơn trực tiếp cậu bé vì phát hiện tuyệt vời”.
Cá thằn lằn sống cách đây 90 triệu năm và ăn các loài giáp xác trôi nổi. Thân hình mỏng dẹt của chúng giúp cá thằn lằn di chuyển dễ dàng dưới các dòng biển mạnh. Các chuyên gia cho rằng chúng có thể bơi một quãng đường rất dài khi cần di cư.

Giải mã những phát hiện gây chấn động giới khảo cổ

(Kiến Thức) - Trong những năm qua, giới chuyên gia, nhà khoa học đã có những phát hiện gây chấn động giới khảo cổ. Trong số này, không ít phát hiện có ý nghĩa quan trọng, giúp các chuyên gia hiểu hơn cuộc sống của người xưa.

Năm 2017, bộ xương 3,67 triệu năm tuổi hoàn thiện nhất của tổ tiên loài người lần đầu tiên được trưng bày. Đây được xem là một trong những phát hiện gây chấn động giới khảo cổ bởi nó là di vật khảo cổ lâu đời nhất từng được phát hiện.
Năm 2017, bộ xương 3,67 triệu năm tuổi hoàn thiện nhất của tổ tiên loài người lần đầu tiên được trưng bày. Đây được xem là một trong những phát hiện gây chấn động giới khảo cổ bởi nó là di vật khảo cổ lâu đời nhất từng được phát hiện.

Thảm họa ẩn sau những đường ống dẫn khí gas ở Trung Quốc

(Kiến Thức) - Ở một số nước trên thế giới từng xảy ra không ít vụ gas rò rỉ nghiêm trọng gây ra hậu quả nặng nề. Trong đó, mới đây nhất là vụ rò rỉ từ đường ống dẫn khí gas tại một nhà máy thép ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, làm 8 người thiệt mạng.

Theo hãng tin AP, một vụ rò rỉ đường ống dẫn khí gas xảy ra vào 3h sáng 5/2 tại nhà máy Songshan của công ty sắt thép Thiều Quan ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc. Sự cố nghiêm trọng này làm ít nhất 8 người thiệt mạng và 10 người bị thương.

Giải mã điều kỳ bí trong “ngôi nhà” hơn 2 vạn tuổi

Đã cả vạn năm nay, đống xương thú chưa kịp hóa thạch, vẫn trắng lôm lốp tại nơi được xem là chiếc nôi của loài người này.

Ông Bùi Văn Vựng, cán bộ văn hóa xã Tân Lập (Lạc Sơn, Hòa Bình) dẫn tôi len lỏi quanh con đường mòn dưới chân núi tìm xóm Trại. Giữa cánh đồng là ngọn núi trồi lên từ lòng đất hàng triệu năm trước, nơi các nhà khoa học khẳng định là cái nôi của loài người.