Chêch lệch huyết áp không ngờ hội chứng “ăn cắp máu”

Can thiệp mạch khôi phục nguồn máu nuôi não do hội chứng “ăn cắp máu” động mạch dưới đòn giúp phòng tránh đột quỵ.

Ngày 14/7, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cho biết, các bác sĩ Khoa Can thiệp tim mạch vừa xử trí thành công cho một trường hợp mắc hội chứng “ăn cắp máu” động mạch dưới đòn – một bệnh lý mạch máu hiếm gặp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đột quỵ nếu không được phát hiện kịp thời.

Người bệnh nữ, 76 tuổi, có tiền sử tăng huyết áp và từng ba lần đột quỵ, nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, huyết áp tụt thấp.

an-cap-mau.png

Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ đã chủ động đo huyết áp cả hai tay và phát hiện sự chênh lệch huyết áp gần 40 mmHg, kèm theo mạch tay trái yếu rõ.

Đây là dấu hiệu gợi ý của hội chứng “ăn cắp máu” động mạch dưới đòn – tình trạng máu nuôi não bị rút ngược về tay bên hẹp, gây thiếu máu não. Bệnh lý này nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời có thể dẫn tới tái phát đột quỵ, suy giảm chức năng thần kinh thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Ngay sau đó, bệnh nhân được chỉ định siêu âm và chụp CT mạch máu, phát hiện tình trạng hẹp khít 90% đoạn gần động mạch dưới đòn trái.

Bệnh nhân đã được tiến hành can thiệp đặt stent tái thông mạch máu. Sau thủ thuật, dòng máu nuôi não được khôi phục, huyết áp hai tay trở về cân bằng, các triệu chứng cải thiện rõ rệt, sức khỏe bệnh nhân ổn định.

an-cap-mau-2.png
Ca can thiệp mạch cho bệnh nhân - Ảnh BVCC

Theo ThS.BSNT Đặng Quang Hưng, Trưởng khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp chia sẻ: “Việc đo huyết áp hai tay là một thao tác đơn giản nhưng mang giá trị sàng lọc cao, đặc biệt đối với những người có yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu…

Việc phát hiện sớm các bệnh lý mạch máu giúp can thiệp kịp thời, giảm thiểu nguy cơ biến chứng nặng nề, nhất là ở người cao tuổi”.

an-cap-mau-3.png
Thăm khám cho bệnh nhân sau can thiệp - Ảnh BVCC

Không chỉ chú trọng điều trị, đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện luôn đề cao sự tỉ mỉ trong chẩn đoán, cẩn trọng trong từng thao tác lâm sàng. Thành công của ca bệnh là minh chứng rõ nét cho giá trị của y học chính xác.

Bệnh Moyamoya, mạch máu như làn khói, gây đột quỵ nặng nề

Moyamoya là bệnh mạch máu não hiếm gặp, đặc trưng bởi tình trạng hẹp hoặc tắc các động mạch cảnh trong, động mạch não, khiến các mạch máu phụ giống “làn khói".

Các bác sĩ khoa Thần kinh, Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, Bệnh viện Bãi Cháy vừa cấp cứu thành công một trường hợp nữ bị nhồi máu não do bệnh Moyamoya – một căn bệnh mạch máu não hiếm gặp, tiến triển mạn tính, có nguy cơ để lại di chứng nặng nề nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Theo đó, bệnh nhân S.T.M (45 tuổi, Quảng Ninh), được đưa đến Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bãi Cháy trong tình trạng đột ngột yếu liệt nửa người bên trái, không đi lại được, nói khó, đau đầu. Bệnh nhân được kích hoạt quy trình cấp cứu đột quỵ não, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng.

Đặt stent chuyển dòng trị phình mạch máu não, ngăn đột quỵ

Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Ngày 3/7, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, đơn vị vừa thực hiện thành công kỹ thuật đặt stent chuyển dòng can thiệp điều trị phình mạch máu não, ngăn ngừa đột quỵ cho người bệnh 33 tuổi.

Đau đầu không ngờ phình động mạch dọa vỡ nguy cơ tử vong

Cứu bệnh nhân đột quỵ não cấp do tắc động mạch cảnh

Tắc hoàn toàn động mạch cảnh trong, một tình trạng nguy kịch có nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề nếu không được xử trí kịp thời.

Đang ăn cơm đột quỵ não cấp

Ngày 27/6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang cho biết, các bác sĩ bệnh viện đã can thiệp thành công, cứu sống bệnh nhân nam 58 tuổi bị đột quỵ não cấp do tắc hoàn toàn động mạch cảnh trong, một tình trạng nguy kịch có nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề nếu không được xử trí kịp thời