Ăn sáng cho có, bệnh dạ dày "gõ cửa" lúc nào không hay

Nhiều dân công sở coi bữa sáng chỉ là bữa lót dạ qua loa, ăn vội cho xong. Thói quen này đang âm thầm làm dạ dày tổn thương từng ngày.

Vội vã ra khỏi nhà với chiếc bụng rỗng, lót dạ qua loa bằng ổ bánh mì hay tách cà phê rồi lao ngay vào bàn làm việc là hình ảnh quen thuộc của nhiều nhân viên văn phòng. Chính thói quen ăn sáng kiểu chống đói này lại là nguyên nhân âm thầm khiến dạ dày suy yếu, sinh bệnh lý tiêu hoá và kéo theo nhiều hệ luỵ sức khoẻ khác.

Thức khuya, dậy muộn, ăn vội: Thói quen khó bỏ

Nhịp sống hiện đại, áp lực công việc và thói quen thức khuya khiến nhiều dân công sở chật vật mỗi sáng. Chỉ cần chợp mắt thêm 5-10 phút, họ sẽ bỏ luôn bữa sáng. Nhiều người tranh thủ ăn tạm bánh mì, bánh ngọt hay uống tách cà phê cho tỉnh táo là coi như xong bữa. Cũng không hiếm người cho rằng “ăn sáng xong lại buồn ngủ, béo bụng”, nên bỏ bữa luôn để giữ dáng.

6.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Bữa sáng thiếu chất khiến dạ dày kêu cứu trong thầm lặng

Bữa sáng đóng vai trò nạp năng lượng sau 8-10 tiếng bụng rỗng. Nếu thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn uống thiếu khoa học, dịch vị axit vẫn tiết ra nhưng không có thức ăn trung hòa, dễ gây viêm loét dạ dày, đau rát vùng thượng vị.

Không ít bệnh nhân là dân văn phòng đi khám vì đau bụng âm ỉ, đầy hơi, ợ chua, khó tiêu… nhưng khi soi dạ dày đã viêm loét, trào ngược nặng. Phần lớn họ đều có điểm chung là ăn sáng không đúng cách, ăn vội, uống cà phê khi chưa lót dạ.

Không chỉ vậy, khi ăn nhanh, nhai không kỹ, dạ dày phải làm việc nhiều hơn để co bóp, nghiền thức ăn. Lâu dần sẽ làm giảm hiệu suất tiêu hoá, gây chứng rối loạn tiêu hoá, táo bón hoặc tiêu chảy thất thường.

Uống cà phê khi bụng đói, nguyên nhân gây đau dạ dày

Với dân công sở, cà phê sáng gần như trở thành “nghi thức” để bắt đầu ngày mới. Thế nhưng, việc uống cà phê khi bụng còn rỗng sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều axit hơn, bào mòn niêm mạc nhanh hơn.

Đặc biệt, nếu kết hợp cà phê với thuốc lá, một thói quen của không ít người thì mức độ hại càng tăng gấp đôi. Chất nicotine và caffein đều kích thích tiết axit dạ dày mạnh, làm tăng nguy cơ viêm loét, đau dạ dày mãn tính.

Áp lực, stress làm bệnh tiêu hoá dễ bùng phát

Ngoài chế độ ăn sáng thất thường, dân công sở còn đối mặt với căng thẳng công việc, deadline liên miên, ngồi lâu ít vận động. Tất cả đều tác động trực tiếp đến dạ dày.

Khi stress, cơ thể sản sinh cortisol, hormone làm tăng tiết axit, tăng co bóp dạ dày, khiến người có tiền sử viêm loét dễ tái phát. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, stress kéo dài còn làm mất cân bằng vi sinh đường ruột, gây khó tiêu, đầy bụng, rối loạn tiêu hoá, mệt mỏi.

Hậu quả không dừng ở đau bụng

Viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản hay hội chứng ruột kích thích đều xuất phát từ lối sống thiếu khoa học. Khi bệnh tiến triển lâu dài mà không điều trị, niêm mạc dạ dày có thể tổn thương nghiêm trọng, hình thành ổ loét, xuất huyết tiêu hoá, thậm chí tăng nguy cơ ung thư dạ dày -căn bệnh có tỷ lệ mắc đứng thứ 3 trong các loại ung thư tại Việt Nam.

Ngoài ra, bỏ bữa sáng còn khiến lượng đường huyết không ổn định, não bộ thiếu glucose, nguồn năng lượng chính dẫn đến giảm khả năng tập trung, làm việc kém hiệu quả, tăng nguy cơ béo phì do ăn bù quá mức vào các bữa sau.

Ăn sáng đúng cách, việc nhỏ nhưng lợi ích lớn

Dân công sở nên hình thành thói quen ăn sáng đều đặn, đủ chất. Một bữa sáng tốt nên có đủ nhóm tinh bột (cơm, bánh mì, ngũ cốc nguyên cám), đạm (trứng, sữa, thịt nạc) và chất xơ (rau, trái cây).

Những món ăn gợi ý cho bữa sáng là phở, bún, miến, cháo nóng hoặc cơm nắm, thêm sữa tươi hoặc sữa chua để hỗ trợ tiêu hoá. Hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, bánh ngọt, trà sữa.

Đặc biệt, nên dành ít nhất 15-20 phút để ăn, nhai chậm, không vừa ăn vừa xem điện thoại hay làm việc. Cà phê có thể uống sau bữa sáng, kèm thêm một ly nước lọc để giảm tác hại của axit.

5 mẹo nhỏ để không “bỏ quên” bữa sáng

Đi ngủ sớm, dậy sớm hơn ít nhất 15 phút để chuẩn bị bữa sáng.

Chuẩn bị sẵn thực phẩm từ tối hôm trước, tránh lúng túng buổi sáng.

Ưu tiên món dễ chế biến như trứng luộc, cháo, bánh mì nguyên cám kẹp ức gà.

Mang theo đồ ăn sáng nếu không kịp ăn ở nhà, tránh nhịn đến trưa.

Tập thói quen ăn sáng cùng gia đình, vừa gắn kết vừa nhắc nhau duy trì thói quen tốt.

Bữa sáng tuy nhỏ, nhưng giá trị với sức khoẻ lại rất lớn. Một chiếc dạ dày khoẻ mạnh chính là vốn liếng để dân công sở làm việc hiệu quả, tinh thần minh mẫn suốt cả ngày dài.

Chỉ cần thay đổi thói quen từ hôm nay, bạn đã tự bảo vệ mình khỏi những bệnh lý tiêu hoá âm thầm và tốn kém về sau.

Thói quen ăn sáng tốt của người Nhật đáng học hỏi

Không chỉ đơn giản là ăn để no, bữa sáng với người Nhật là sự kết hợp giữa dinh dưỡng, văn hóa và tinh thần chánh niệm.

Người Nhật nổi tiếng với tuổi thọ cao, sức khỏe tốt và lối sống khoa học, trong đó chế độ ăn uống, đặc biệt là bữa sáng đóng vai trò không nhỏ. Trái ngược với xu hướng bỏ bữa hoặc ăn qua loa của nhiều người hiện đại, người Nhật xem bữa sáng là nền tảng quan trọng để bắt đầu một ngày mới một cách trọn vẹn.

Những thói quen ăn sáng của họ không chỉ thể hiện sự tinh tế trong văn hóa ẩm thực mà còn là bài học quý giá về sức khỏe đáng để chúng ta học hỏi và áp dụng.

Người tiểu đường có nên ăn phở, bún?

Phở, bún là món ăn sáng khoái khẩu của người Việt, nhưng với người tiểu đường, lựa chọn này có thực sự an toàn? 

Phở, bún từ lâu đã trở thành bữa sáng quen thuộc, tiện lợi và đầy hấp dẫn của nhiều người Việt. Hương vị thơm ngon, dễ ăn, dễ tìm khiến hai món này hiện diện ở khắp mọi nơi, từ quán vỉa hè đến nhà hàng sang trọng. Tuy nhiên, với những ai đang mắc bệnh tiểu đường, căn bệnh đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ lượng tinh bột nạp vào cơ thể, câu hỏi đặt ra là: Người tiểu đường có nên ăn phở, bún hay không?

Phở, bún: Món ngon quen thuộc nhưng nhiều tinh bột

Bí quyết buổi sáng giúp “xua tan” mỡ máu

Bắt đầu ngày mới với những thói quen đơn giản như uống nước ấm, vận động nhẹ, ăn sáng lành mạnh… có thể giúp bạn kiểm soát mỡ máu hiệu quả.

Mỡ máu cao (rối loạn lipid máu) là nguyên nhân tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm như xơ vữa động mạch, đột quỵ, tim mạch. Bên cạnh điều trị bằng thuốc, việc điều chỉnh lối sống – đặc biệt là từ những thói quen buổi sáng – có thể mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc kiểm soát mỡ máu.

Dưới đây là một số thói quen đơn giản mỗi sáng mà chuyên gia sức khỏe khuyến nghị, giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ mỡ máu cao: