Sai lầm khiến trẻ bị thiếu chất từ nhỏ

Nhiều trẻ ăn đủ nhưng vẫn chậm lớn, mệt mỏi, dễ ốm. Lý do có thể là khẩu phần thiếu vi chất mà cha mẹ không nhận ra.

Dinh dưỡng trong những năm đầu đời đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều bậc phụ huynh vẫn chủ quan hoặc chưa hiểu đúng về nhu cầu vi chất ở trẻ, dẫn đến những lỗ hổng dinh dưỡng âm thầm mà hậu quả thì kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn trí tuệ.

z6843205140698-4d68c59c0b375fba1a43153ead891fed.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Nguy hiểm từ những thiếu hụt thầm lặng

Thiếu vi chất dinh dưỡng không phải lúc nào cũng biểu hiện bằng những dấu hiệu rõ rệt. Trẻ có thể vẫn ăn uống bình thường, không ốm sốt, nhưng lại thường xuyên mệt mỏi, biếng ăn, ngủ không ngon, chậm tăng cân hoặc thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa. Đó chính là hậu quả của những thiếu hụt vi chất như sắt, kẽm, canxi, i-ốt, vitamin A, D, nhóm B… những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của xương, não bộ, hệ miễn dịch và chức năng chuyển hóa.

Một số thống kê tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ thiếu sắt, kẽm và vitamin D ở trẻ nhỏ vẫn ở mức đáng báo động, đặc biệt ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, sống tại các khu vực đô thị có thói quen ăn uống lệch chuẩn hoặc tại nông thôn với khẩu phần ăn kém đa dạng.

Nguyên nhân đến từ thói quen nuôi con sai lầm

Nhiều cha mẹ hiện nay vẫn lạm dụng sữa, cho rằng chỉ cần uống đủ sữa là đủ dưỡng chất. Một số lại chiều theo sở thích của trẻ, để con ăn thiếu rau xanh, không ăn cá, lười uống nước... Việc cho trẻ ăn dặm sớm hoặc muộn, chế biến thức ăn thiếu khoa học, hoặc không bổ sung các thực phẩm giàu vi chất theo từng giai đoạn phát triển cũng là nguyên nhân phổ biến.

Ngoài ra, tâm lý "ngại cho uống thuốc", "sợ con bị nóng", "không muốn lạm dụng vitamin" cũng khiến nhiều phụ huynh bỏ qua khuyến nghị bổ sung vi chất từ bác sĩ, dẫn đến trẻ bị thiếu hụt kéo dài.

Làm gì để "lấp đầy" những lỗ hổng?

Tăng cường kiến thức dinh dưỡng: Cha mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ nhi để xây dựng chế độ ăn cân đối, phù hợp với từng độ tuổi của con.

Đa dạng hóa khẩu phần ăn: Đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm (bột đường – đạm – béo – vitamin và khoáng chất), ưu tiên rau củ quả tươi, cá biển, trứng, sữa, các loại hạt.

Không lạm dụng thực phẩm chế biến sẵn: Đồ ăn nhanh, bánh kẹo công nghiệp tuy tiện lợi nhưng không có giá trị dinh dưỡng cao, lại dễ gây béo phì và thiếu vi chất.

Chú trọng thời điểm vàng phát triển: 1000 ngày đầu đời là giai đoạn quan trọng nhất để can thiệp dinh dưỡng. Đây là lúc não bộ và các cơ quan cơ thể phát triển mạnh mẽ nhất.

Theo dõi tăng trưởng thường xuyên: Cân nặng, chiều cao, chu vi vòng đầu... nên được theo dõi định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng.

Lỗ hổng dinh dưỡng ở trẻ nhỏ không ồn ào như một cơn bệnh cấp tính, nhưng lại âm thầm phá vỡ nền tảng phát triển bền vững của trẻ. Một chế độ ăn uống khoa học, cùng với sự quan tâm đúng mực từ cha mẹ, chính là cách tốt nhất để trẻ lớn khôn khỏe mạnh và thông minh.

3 cách vo gạo sai lầm khiến cơm mất dinh dưỡng, nguy cơ gây bệnh

Vo gạo tưởng đơn giản nhưng nếu làm sai cách, bạn có thể khiến cơm mất chất, mất ngon, âm thầm gây hại sức khỏe cả gia đình.

Khi nhắc đến chuyện nấu cơm, phần lớn mọi người đều nghĩ đến việc chọn loại gạo ngon, dùng nồi xịn hay canh nước cho vừa miệng. Một số khác thì chỉ quan tâm đến việc bảo quản gạo sao cho không mốc, không mọt mà quên mất rằng – ngay cả việc vo gạo mỗi ngày cũng có thể là “cái bẫy” âm thầm gây hại nếu làm không đúng cách.

3c47dce654b9dde784a8.jpg
Ảnh minh họa

Cách kiêng iod cho bệnh ung thư tuyến giáp điều trị phóng xạ

Các chuyên gia dinh dưỡng nhận thấy chế độ kiêng iod có thể mang đến nhiều khó khăn cho bệnh nhân trong việc duy trì sự đa dạng khẩu phần ăn hằng ngày.

Phương pháp điều trị iod phóng xạ (I-131) đóng vai trò quan trọng trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp.

Nguyên lý của phương pháp này dựa trên khả năng tập trung đặc hiệu của iod phóng xạ tại các tế bào tuyến giáp và tế bào ung thư tuyến giáp thể biệt hóa, từ đó phát ra bức xạ ion hóa tiêu diệt các tế bào này, giúp giảm nguy cơ tái phát và tử vong do bệnh.

Thay đổi thói quen ăn mặn, tránh gây hại sức khoẻ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc lạm dụng ăn mặn là nguy cơ dẫn đến suy các cơ quan như tim, thận.

Theo các bác sĩ, ăn mặn làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, cơ thể sẽ có cảm giác khát, dẫn đến uống nước nhiều, giữ nước trong cơ thể gây tăng huyết áp. Cơ thể cũng tìm cách tăng đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác. Ăn mặn sẽ làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các hệ cơ quan này.

Ăn mặn gây tăng huyết áp, bệnh tim mạch, suy tim, suy thận, loãng xương... Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng và ung thư đường tiêu hóa. Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn. Thành phần Natri trong muối làm tăng huyết áp do các lý do sau: