Những ngôi sao phủ zirconium lấp lánh thắp sáng bầu trời

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà khoa học từ Đài thiên văn Armagh ở Bắc Ireland đã phát hiện ra một ngôi sao được bao phủ bởi những đám mây zirconium lấp lánh! Đó là một chất kim loại quen thuộc trong trang sức để tạo ra kim cương giả.

Tiến sĩ Simon Jeffrey cho hay, cô và nhóm nghiên cứu đã sử dụng kính viễn vọng Anh-Úc 3,9m tại Đài thiên văn Siding Spring ở New South Wales, nghiên cứu tập trung vào một ngôi sao có tên LS IV-14 116, nằm ở khoảng cách đáng kinh ngạc 2000 năm ánh sáng.
Bằng cách sử dụng kính quang phổ gắn vào kính viễn vọng, nhóm nghiên cứu đã có thể phân chia ánh sáng ngôi sao này thành các bộ phận cấu thành của nó.
Nhung ngoi sao phu zirconium lap lanh thap sang bau troi

Nguồn ảnh: Scientific American 

Kết quả cho thấy, bề mặt sao LS IV-14 116 phủ một chất dạng zirconium, nhưng duy nhất chất này lại có thể tồn tại ở nhiệt độ vượt quá 20.000 độ. Đây là lần đầu tiên, một chất zirconium chịu nóng loại này lại được tìm thấy trong quang phổ sao với mức nhiệt cao đến như vậy.
Thành viên nhóm, Giáo sư Alan Hibbert đã xây dựng một mô hình máy tính cho phép họ suy luận rằng, zirconium tồn tại trên LS IV-14 có nồng độ gấp khoảng mười nghìn lần so với nồng độ được tìm thấy trong Mặt trời.
Kết quả bất ngờ này đã khiến nhóm nghiên cứu kết luận rằng, sự phong phú của zirconium là do sự hình thành các tầng mây trong bầu khí quyển của ngôi sao.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Phát hiện "chấn động" về cơn bão dữ dội cuốn trôi khí thiên hà

(Kiến Thức) - Đài quan sát ALMA, Chi Lê phát hiện  những cơn gió dữ dội thổi ra từ các thiên hà. Nghi ngờ trong nhiều năm, những dòng chảy này có thể có khả năng đã tước đi khí thiên hà và ngăn chặn sự hình thành sao.

Những cơn gió mà ALMA phát hiện là phi thường. Nhanh nhất là thổi với tốc độ hơn 1000 km/s, hoặc nhanh hơn khoảng 10 000 lần so với gió trong một cơn bão nhiệt đới trên Trái đất.
Đây là lần đầu tiên cơn gió không gian như vậy được quan sát một cách dứt khoát trong một mẫu thiên hà.

Chuyện kinh dị khi con người ra ngoài vũ trụ không mặc đồ bảo vệ

Cơ thể con người không thích nghi được trong không gian nên phải nhờ tới sự trở giúp của bộ đồ bảo hộ để khám phá vũ trụ. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi con người nếu phi hành gia cởi bỏ bộ đồ vũ trụ của mình và bước ra ngoài không gian?

Đôi mắt con người sẽ phát nổ còn máu thì bay hơi? Không, sự thật ít kịch tính nhưng lại hấp dẫn hơn. Câu trả lời được tổng kết qua những tai nạn trong không gian và trong phòng thử nghiệm cũng như những thử nghiệm trên động vật trong những năm 1960.

Ngạt khí

Lý thuyết mới về cách lỗ đen to nhanh gấp 1000 lần gây "sốc"

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học đưa ra một lý thuyết mới về lý do tại sao các lỗ đen trở nên cực kỳ to lớn trong vũ trụ sơ khai. Họ cho rằng các dòng chảy khí hỗn loạn là cách rất dễ nuôi sống lỗ đen.

Các nhà nghiên cứu từ Anh và Úc nghiên cứu cách một số lỗ đen phát triển nhanh đến mức chúng nặng hơn hàng tỷ lần so với Mặt trời, trả lời câu hỏi xem làm thế nào các lỗ đen trở nên lớn quá nhanh.
Giáo sư Andrew King từ Khoa Vật lý và Thiên văn học, Đại học Leicester cho biết: "Hầu hết mọi thiên hà đều có một lỗ đen cực lớn ở trung tâm của nó. Thiên hà Milky Way của chúng ta có một lỗ đen nặng gấp bốn triệu lần so với Mặt trời. Nhưng một số thiên hà có lỗ đen nặng hơn gấp ngàn lần. Chúng tôi biết rằng chúng phát triển rất nhanh sau Vụ nổ Big Bang'.