Lý thuyết mới về cách lỗ đen to nhanh gấp 1000 lần gây "sốc"

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học đưa ra một lý thuyết mới về lý do tại sao các lỗ đen trở nên cực kỳ to lớn trong vũ trụ sơ khai. Họ cho rằng các dòng chảy khí hỗn loạn là cách rất dễ nuôi sống lỗ đen.

Các nhà nghiên cứu từ Anh và Úc nghiên cứu cách một số lỗ đen phát triển nhanh đến mức chúng nặng hơn hàng tỷ lần so với Mặt trời, trả lời câu hỏi xem làm thế nào các lỗ đen trở nên lớn quá nhanh.
Giáo sư Andrew King từ Khoa Vật lý và Thiên văn học, Đại học Leicester cho biết: "Hầu hết mọi thiên hà đều có một lỗ đen cực lớn ở trung tâm của nó. Thiên hà Milky Way của chúng ta có một lỗ đen nặng gấp bốn triệu lần so với Mặt trời. Nhưng một số thiên hà có lỗ đen nặng hơn gấp ngàn lần. Chúng tôi biết rằng chúng phát triển rất nhanh sau Vụ nổ Big Bang'.
Ly thuyet moi ve cach lo den to nhanh gap 1000 lan gay
Nguồn ảnh: Popular Mechanics 
"Những lỗ đen khổng lồ này đã phát triển đầy đủ khi vũ trụ còn rất trẻ, chưa đến một phần mười so với tuổi hiện tại của nó".
Lỗ đen phát triển bằng cách hút khí. Điều này tạo thành một vành đĩa xung quanh lỗ đen và xoắn ốc.
Nixon, King và đồng nghiệp Daniel Price ở Úc đã thực hiện một mô phỏng trên máy tính của hai vành đĩa khí quay quanh một lỗ đen ở các góc khác nhau.
Sau một thời gian ngắn, các vành đĩa lỗ đen lan rộng và va chạm, và một lượng lớn khí rơi vào lỗ. Theo tính toán của họ, lỗ đen có thể phát triển nhanh hơn 1.000 lần khi điều này xảy ra.
Điều này có thể giải thích làm thế nào những lỗ đen này lớn quá nhanh. "Chúng tôi không biết chính xác làm thế nào khí chảy vào bên trong các thiên hà trong vũ trụ sơ khai", King nói.
"Nhưng tôi nghĩ các dòng chảy khí hỗn loạn thì rất dễ để nuôi sống lỗ đen".
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Bất ngờ cái nhìn mới sâu sắc về sự tiến hóa cụm thiên hà

(Kiến Thức) - Hàng tỷ năm trước, ở trung tâm của một cụm thiên hà ở rất xa (chính xác là 15 tỷ năm ánh sáng), một lỗ đen phun ra những tia plasma. Sự bùng nổ của plasma giữ cho khí trong các cụm thiên hà quá nóng.

Khi plasma lao ra khỏi lỗ đen, nó đẩy vật liệu ra xa, tạo ra hai khoang năng lượng lớn cách nhau 180 độ.

Cũng giống như cách bạn có thể tính toán năng lượng của một tác động của tiểu hành tinh bằng đo kích thước miệng hố của nó, Michael Calzadilla tại Viện nghiên cứu vật lý vũ trụ MIT Kavli (MKI) đã sử dụng kích thước của các khoang này để tìm ra sức mạnh của sự bùng nổ lỗ đen.

Lạ lùng "Vua khỉ", có hơn 200 “đệ tử” khỉ nghe lời răm rắp

(Kiến Thức) - Trong suốt những năm qua, tình cảm của Thạch Chí An và bầy khỉ càng ngày càng sâu nặng. Nhờ có sự chăm sóc của "Vua khỉ", bầy khỉ từ 28 con tăng lên 200 con. Ông còn đặt tên cho một số con khỉ thân thiết nhất với mình.

Theo thông tin đăng tải, năm 2020 này, ông Thạch Chí An, ở Tương Tây, Hồ Nam, Trung Quốc bước sang năm thứ 9 làm vua khỉ.
Trước đây, ông làm thợ mỏ tại một huyện lân cận. Nhiều năm khác thác mỏ đã khiến ngọn núi trở nên tan hoang, tiếng động ồn ã cũng làm những con khỉ mất đi nơi vui chơi, sinh sống.

Vì sao chim ác là hay tấn công người, vẫn được yêu tại Úc?

Những cú đột kích từ trên cao của chim ác là có thể gây mù mắt hoặc chảy máu đầu cho bất kỳ người nào đến gần tổ của chúng. Vậy tại sao, chim ác là vẫn là một trong những loài chim được yêu quý nhất tại Úc?

Ác là, bồ các, ác xắc, hỉ thước, ác là châu Âu (danh pháp hai phần: Pica pica) là một loài chim định cư trong khu vực châu Âu, phần lớn châu Á, tây bắc châu Phi. Nó là một trong vài loài chim trong họ Quạ (Corvidae) có tên gọi chung là ác là và thuộc về nhánh phân tỏa cận Bắc cực của ác là "đơn sắc".

Chim ác là có chiều dài khoảng 40–51 cm. Đầu, cổ và ngực màu đen bóng với ánh lục và tím kim loại, bụng và vai màu trắng; hai cánh màu đen và được làm bóng bằng màu xanh lục sẫm hay tía, các lông cánh có các tơ bên trong màu trắng, lộ rõ khi dang cánh ra. Đuôi xòe rộng dần màu đen, lốm đốm xanh lục-vàng đồng hay các màu ngũ sắc khác. Chân và mỏ màu đen.