Nhập khẩu vắc xin COVID-19: Doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu gì?

Theo Bộ Y tế, các doanh nghiệp muốn nhập khẩu vắc xin phải nằm trong danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Ngoài ra, vắc xin phải rõ nguồn gốc, xuất xứ, khi về Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép, thẩm định, tổ chức tiêm chủng.

Tại cuộc họp đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 với 4 địa phương là TP.HCM, Đồng Nai, Long An và Bình Dương, sáng 6/9, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị 4 tỉnh nghiêm túc thực hiện Công điện 1102 của Thủ tướng.
Công điện này nêu rõ chủ trương khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức cá nhân nhập khẩu vắc xin. Thứ trưởng Bộ Y tế lưu ý 2 yêu cầu, thứ nhất, các doanh nghiệp muốn nhập khẩu vắc xin phải nằm trong danh mục được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu. Thứ 2, vắc xin phải rõ nguồn gốc, xuất xứ; khi về Việt Nam, phải được Bộ Y tế cấp phép, thẩm định, tổ chức tiêm chủng.
Thứ trưởng đề nghị 4 địa phương quán triệt nguyên tắc “vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm nhanh nhất” theo tinh thần vắc xin về phải tiêm ngay, không chậm trễ, không chờ đợi, không lựa chọn vắc xin, có vắc xin nào tiêm ngay loại đó.
Nhap khau vac xin COVID-19: Doanh nghiep phai dap ung yeu cau gi?
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên 
Ngoài ra, các địa phương cần có kế hoạch chi tiết về tiêm chủng vì sau ngày 15/9, mỗi quận, huyện sẽ áp dụng các hình thức giãn cách xã hội khác. Khi đó, mỗi địa bàn cần hình thức tổ chức tiêm chủng khác nhau.
“Tôi đề nghị kế hoạch chi tiết này phải hoàn thành trước ngày 10/9”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.
Cũng trong buổi họp hôm nay, báo cáo của Cục Y tế dự phòng cho biết, đến nay Bộ Y tế đã phân bổ 30 đợt vắc xin Covid-19 với tổng số 32,8 triệu liều cho các địa phương, đơn vị. Riêng TP.HCM, Đồng Nai, Long An và Bình Dương được phân bổ gần 15 triệu liều, chiếm 45% vắc xin trên cả nước.
Đến nay, TP.HCM, Bình Dương và Long An đã được cấp số lượng vắc xin đủ để bao phủ 100% mũi 1 cho những người từ 18 tuổi trở lên. Riêng Đồng Nai đã cấp đủ 80% để tiêm cho mũi 1.
Đến ngày 5/9, 4 địa phương trên đã tiếp nhận gần 13,8 triệu liều vắc xin và đã tiêm hơn 9 triệu liều (đạt khoảng 65%).
Cục Y tế dự phòng cho biết, TP.HCM đã tiêm được hơn 6,1 triệu liều vắc xin (trong đó 5,8 triệu người đã tiêm mũi 1, số còn lại tiêm đủ 2 mũi).
Đồng Nai đã tiêm gần 826.000 liều trên tổng số gần 1,8 triệu liều được phân bổ (thực nhận gần 1,5 triệu liều). Long An đã tiêm 917.000 liều trong tổng số hơn 1,6 triệu liều được phân bổ. Bình Dương cũng đã tiêm hơn 1 triệu liều vắc xin phòng Covid-19.

Có được uống thuốc giảm đau sau tiêm vắc xin Covid-19

Nếu sốt nhẹ, người tiêm vắc xin không cần dùng thuốc hạ sốt. Bạn nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm, uống đủ nước.

Tới ngày 2/8, Việt Nam đã tiêm được hơn 6,4 triệu liều vắc xin, trong đó gần 660.000 người được tiêm đủ 2 mũi. Hiện tại, Việt Nam đã nhận gần 16 triệu liều vắc xin COVID-19 của Pfizer, AstraZeneca, Moderna, Sinopharm.  

Tác dụng phụ của vắc xin

Đến đâu để được cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19?

Không có việc không được cấp chứng nhận sau tiêm vắc xin COVID-19.

Bạn đọc Trần Thành Đạt (25 tuổi, ngụ TP HCM) hỏi: Ngày 22-6-2021, tôi và em gái có đến trường THCS Đống Đa, quận Bình Thạnh, TP HCM để tiêm vắc xin COVID-19 mũi 1 nhưng chưa có giấy xác nhận tiêm. Vậy xin hỏi bác sĩ, cần đến đâu để xin giấy xác nhận tiêm mũi 1?
- Đại diện Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh, TP HCM trả lời: Không có việc không được cấp chứng nhận sau tiêm vắc xin. Vì quy trình là khi vào tiêm vắc xin, người tiêm sẽ được nhân viên y tế phát phiếu để họ điền thông tin gồm họ tên, năm sinh, địa chỉ, số điện thoại.

Hơn 1 triệu liều vắc xin AstraZeneca về Việt Nam trong ngày 9/7

(Kiến Thức) - Sáng 9/7, 580.000 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca trong hợp đồng của VNVC đặt mua đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Cũng trong sáng nay, lô vắc xin AstraZeneca 600 nghìn liều do Nhật Bản viện trợ không hoàn lại đã đến Việt Nam.

580.000 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca vừa hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất vào sáng nay, để hỗ trợ khẩn cấp cho đợt bùng phát dịch thứ tư tại Việt Nam.
Đây là lần giao vắc xin thứ ba trong hợp đồng của Hệ thống tiêm chủng VNVC đặt mua trước 30 triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca và Đại học Oxford. Thỏa thuận được ký kết vào tháng 11 năm 2020 giữa AstraZeneca Việt Nam, Bộ Y tế và Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC), đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tiếp cận loại vắc xin này.