Ngôi sao lạ tỷ năm tuổi sau vụ nổ Big bang gây sốt

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học làm việc tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã xác định được một ngôi sao lạ mà họ tin là khoảng 13,5 tỷ năm tuổi, sinh ra ngay sau vụ nổ Big Bang.

Họ cho rằng, đó là ngôi sao lạ có tên khoa học 2MASS J18082002–5104378 B,. Nghiên cứu về nó có thể cho chúng ta biết nhiều hơn về những ngày đầu của vũ trụ.
"Ngôi sao này có lẽ là một trong 10 triệu ngôi sao cổ nhất của vũ trụ", tác giả chính Kevin Schlaufman, một nhà thiên văn học tại Đại học Johns Hopkins nói.
Ngoi sao la ty nam tuoi sau vu no Big bang gay sot
 Nguồn ảnh: Phys.
Nó cũng là một ngôi sao bất thường về quỹ đạo, nằm trong vành đĩa mỏng của thiên hà Milky Way và thiếu kim loại trên bề mặt, một dấu hiệu đặc thù thường thấy ở các ngôi sao già cổi.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Phát hiện mới cho thấy, 2MASS J18082002–5104378 B chỉ khoảng 13,5 tỷ năm tuổi, hình thành ngay sau vụ nổ Big Bang, có khối lượng chỉ bằng 14% khối lượng mặt trời của chúng ta.
Họ hy vọng rằng, khám phá mới này sẽ giúp giới khoa học có cái nhìn rộng hơn về những ngôi sao cực già cỗi trong vũ trụ.

Khám phá ngôi sao lạ cách Trái đất 9 tỷ năm ánh sáng

(Kiến Thức) - Thêm một ngôi sao lạ nằm sâu thẳm trong vũ trụ được giới khoa học phát hiện.  Ngôi sao xa xôi nhất được phát hiện này có tên khoa học là Icarus, nó cách Trái đất chúng ta tới tận 9 tỷ năm ánh sáng.

Ngôi sao lạ mang tên Icarus, được biết đến nhiều hơn như MACS J1149 Lensed Star 1 (LS1), xuất hiện khi Kelly đang theo dõi trên một siêu tân tinh, được gọi là SN Refsdal.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 

Tiết lộ sửng sốt về thiên hà sao băng kỳ lạ

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn đã tạo ra bản đồ sắc nét và rõ ràng nhất của một thiên hà sao băng xa xôi, nơi các ngôi sao hình thành nhanh hơn 1.000 lần so với thiên hà Milky Way của chúng ta.

Cụ thể, COSMOS-AzTEC-1 nằm cách xa 12,4 tỷ năm ánh sáng giờ đây được biết là một thiên hà sao băng đang hình thành sao nhanh gấp 1.000 lần so với Milky Way.
Những đám mây bụi hóa học cung cấp năng lượng cho hệ thống này hình thành sao kéo dài tận vài nghìn năm ánh sáng. Thiên hà này còn có nhiều chỉ số động năng vũ trụ đang là bí ẩn với giới khoa học.

Bí ẩn khó giải quanh ngôi sao neutron kì lạ gây tò mò

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học Mỹ vừa phát hiện một luồng phát xạ tia hồng ngoại bất thường, xung quanh ngôi sao neutron kỳ lạ bị cô lập và họ không chắc chắn nguyên nhân gây ra.

Đó là câu chuyện kỳ thú xảy ra quanh một ngôi sao neutron cô lập có tên là RX J0806.4-4123, chuyên gia thiên văn Bettina Posselt thuộc bang Penn (Mỹ) chia sẻ.
Trước giờ, sao neutron này có các dấu hiệu đặc biệt bao gồm liên tục phát ra đúng 7 xung tia X ra môi trường, nên nó còn có một tên gọi khác là Magnificent Seven.