Bí ẩn khó giải quanh ngôi sao neutron kì lạ gây tò mò

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học Mỹ vừa phát hiện một luồng phát xạ tia hồng ngoại bất thường, xung quanh ngôi sao neutron kỳ lạ bị cô lập và họ không chắc chắn nguyên nhân gây ra.

Đó là câu chuyện kỳ thú xảy ra quanh một ngôi sao neutron cô lập có tên là RX J0806.4-4123, chuyên gia thiên văn Bettina Posselt thuộc bang Penn (Mỹ) chia sẻ.
Trước giờ, sao neutron này có các dấu hiệu đặc biệt bao gồm liên tục phát ra đúng 7 xung tia X ra môi trường, nên nó còn có một tên gọi khác là Magnificent Seven.
Bi an kho giai quanh ngoi sao neutron ki la gay to mo
Nguồn ảnh: Phys. 
Tuy nhiên, ở phát hiện mới, các chuyên gia tìm thấy có một lượng phát xạ hồng ngoại mở rộng xung quanh sao neutron này, kéo dài tới tận 200 đơn vị thiên văn (hoặc bằng 2,5 lần quỹ đạo của Sao Diêm Vương quay quanh Mặt Trời).

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì. Nhưng có một giả thuyết đặt ra là do các hạt gia tốc phát ra từ trung tâm ngôi sao đâm mạnh vào vật liệu vành đĩa, phát nhiệt, tỏa năng lượng, tạo ra các tia hồng ngoại kéo dài, vây quanh ngôi sao này.

Cách quan sát những ngôi sao đầu tiên sau vụ nổ vũ trụ

(Kiến Thức) - Bằng cách sử dụng Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA, các phi hành gia có cơ hội để quan sát trực tiếp ánh sáng từ một trong những ngôi sao đầu tiên được sinh ra sau vụ nổ vũ trụ lớn cách gần 14 tỷ năm trước.

Các mô hình hiện tại cho thấy thế hệ sao đầu tiên có niên đại từ 200 đến 400 triệu năm tuổi sau vụ nổ lớn. Những ngôi sao đầu tiên như vậy có quãng đời ngắn, nhanh tiêu thụ nhiên liệu hạt nhân của chúng trước khi nổ tung và từ đó cung cấp nhiều hạt giống vũ trụ bao gồm các nguyên tố nặng.

Phát hiện ánh sáng từ các thiên hà đầu tiên nằm trong tầm với của James Webb, dự kiến ra mắt vào năm 2020, cho thấy kính này có thể phát hiện các ngôi sao riêng lẻ trên một khoảng không gian và thời gian rộng lớn nhất định ngay từ sâu thẳm.

Phát hiện sửng sốt trong vành đĩa ngôi sao GG Tauri A

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ra hydrogen sulfide từ vành đĩa quanh hệ thống ngôi sao GG Tauri A, nằm cách Trái đất khoảng 490 năm ánh sáng trong vùng hình thành sao Taurus-Auriga.

Hệ thống ngôi sao GG Tauri (viết tắt là GG Tau) là một hệ thống bốn chiều với 3 sao GG Tauri A (GG Tau A).

Do có kích thước lớn, nhiệt độ thấp (khoảng 20 độ K) và khối lượng lớn (bằng khoảng 0,15 khối lượng mặt trời), hệ sao này được các nhà thiên văn học coi như là một mục tiêu tuyệt vời để tìm kiếm hóa học các phân tử lạnh.

Khám phá ngôi sao lạ cách Trái đất 9 tỷ năm ánh sáng

(Kiến Thức) - Thêm một ngôi sao lạ nằm sâu thẳm trong vũ trụ được giới khoa học phát hiện.  Ngôi sao xa xôi nhất được phát hiện này có tên khoa học là Icarus, nó cách Trái đất chúng ta tới tận 9 tỷ năm ánh sáng.

Ngôi sao lạ mang tên Icarus, được biết đến nhiều hơn như MACS J1149 Lensed Star 1 (LS1), xuất hiện khi Kelly đang theo dõi trên một siêu tân tinh, được gọi là SN Refsdal.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys.