Ngộ độc do Botulinum: Bộ Y tế khuyến cáo phòng tránh ra sao?

(Kiến Thức) - Để phòng tránh ngộ độc do Botulinum, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận. Thận trọng với các thực phẩm đóng kín...

Theo Bộ Y tế, ngộ độc thực phẩm do độc tố Botulinum thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố Botulinum do các chủng vi khuẩn clostridium sinh ra. Người bị ngộ độc do Botulinum có thể khởi phát bệnh ở 12 - 36 giờ sau ăn, nhưng dao động trong khoảng 6 - 8 ngày sau ăn.
Các dấu hiệu bệnh: nôn, buồn nôn, liệt đối xứng 2 bên bắt đầu từ vùng đầu - mặt, cổ, lan dần xuống chân, sụp mi, nhìn đôi, nhìn mờ, nói khó, liệt vùng ngực - bụng, liệt 2 chân, phản xạ gân xương thường giảm hoặc mất nhưng người bệnh vẫn tỉnh táo.
Ngo doc do Botulinum: Bo Y te khuyen cao phong tranh ra sao?
Điều trị cho bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum sau khi ăn pate Minh Chay tại Trung tâm chống độc-Bệnh viện Bạch Mai. Nguồn: Bộ Y tế. 
Trường hợp ngộ độc Botulinum nặng dẫn tới liệt cơ hô hấp, suy hô hấp có thể tử vong. Liệt nặng nề kéo dài dẫn tới nhiều biến chứng.
Thịt hộp là loại thực phẩm cổ điển gây ngộ độc, do đó vi khuẩn gây bệnh được gọi là vi khuẩn độc thịt. Tuy nhiên các vụ ngộ độc trên thế giới cho thấy tất cả các loại thực phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản... được sản xuất không đảm bảo và đóng gói kín (ví dụ đồ hộp, can, lon, chai, lọ, bao, túi, gói) cùng với môi trường bảo quản bên trong không đảm bảo đều có thể dẫn tới bào tử phát triển thành vi khuẩn và sinh ngoại độc tố gây ngộ độc.
Phổ biến là thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo. Có thể gặp các trường hợp ngộ độc với sản phẩm sản xuất công nghiệp và ăn tại các nhà hàng.
Xu hướng ngộ độc tăng lên trên thế giới do trào lưu sử dụng túi hút khí chứa đựng thực phẩm, bảo quản thực phẩm không đảm bảo, sử dụng tủ lạnh không đúng, đun lại không đủ chín trước ăn.
Biện pháp phòng tránh ngộ độc Botulinum
Để phòng tránh ngộ độc do Botulinum, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận. Người dân cần thận trọng với các thực phẩm đóng kín như trên nhưng có mùi hoặc màu sắc thay đổi, hoặc có vị thay đổi khác thường (ví dụ sữa chua nhưng không còn vị chua bình thường).
Người dân không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá (chỉ có nhiệt độ đông đá mới làm vi khuẩn ngừng phát triển và không sinh độc tố).
Bên cạnh đó, cần ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín. Nấu chín sẽ phá hủy độc tố Botulinum (nếu không may có trong thực phẩm).
Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối,...) cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.

Bác sĩ phát hiện vụ ngộ độc pate Minh Chay thế nào?

Lần đầu tiếp nhận chùm ca bệnh lạ, các bác sĩ ở TP.HCM mất nhiều thời gian tìm hiểu để xác định loại vi khuẩn gây ngộ độc.

Tính đến chiều 2/9, số bệnh nhân bị ngộ độc pate Minh Chay đang điều trị tại các cơ sở y tế ở TP.HCM là 9 người. Trong đó, 3 trường hợp tiên lượng nặng điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và Bệnh viện Nhân dân 115. Những người này chưa có dấu hiệu cải thiện, yếu liệt chi và phụ thuộc vào máy thở. Nhiều ngày qua, các cơ sơ y tế chưa ghi nhận thêm ca ngộ độc mới.

Bé gái Hậu Giang nhét bi vào âm đạo để tại di chứng vùng kín?

(Kiến Thức) - Ngay sau khi nghịch dại nhét viên bi vào âm đạo, bé gái ở Hậu Giang đau nhức khóc thét không lấy ra được, gia đình phải đưa đến bệnh viện ngay trong đêm.

Chiều 8/9, BSCKI Nguyễn Cát Phương Vũ - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, các bác sĩ bệnh viện này đã nội soi gây mê gắp thành công dị vật cho bé gái nhét viên bi vào âm đạo. Cụ thể, bệnh nhi N.T.Đ.T., 5 tuổi, ngụ ở Hậu Giang, đang chơi thì nhét viên bi vào âm đạo, đau nhức khóc thét không lấy ra được nên gia đình đưa tới Bệnh viện Nhi Cần Thơ. Sau đó chuyển ngay đến Bệnh Viện Nhi Đồng Thành phố trong đêm.

Be gai Hau Giang nhet bi vao am dao de tai di chung vung kin?
Các bác sĩ gặp dị vật trong âm đạo bé gái. Ảnh: BVCC. 

Theo đó, ngay khi tiếp nhận bệnh nhi từ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã tiến hành các cận lâm sàng xác định vị trí dị vật cho bệnh nhi.

Sau đó, các bác sĩ đã nội soi gây mê gắp dị vật trong âm đạo ra cho bé gái. Trường hợp này để lâu sẽ bị viêm nhiễm lâu ngày, nếu lâu hơn nữa có thể gây thủng vách giữa bàng quang và âm đạo, xuất huyết. Việc mổ cho những trường hợp đã biến chứng là cực kỳ phức tạp.

Được biết, sau nội soi sức khoẻ và tinh thần bé hiện dần ổn định.

Be gai Hau Giang nhet bi vao am dao de tai di chung vung kin?-Hinh-2
Viên bi được lấy ra khỏi âm đạo bé gái. Ảnh: BVCC 

Ngộ độc Pate Minh Chay: Khuyến cáo không sử dụng sản phẩm của Cty Lối sống mới

(Kiến Thức) - Trước sự việc nhiều người ngộ độc Pate Minh Chay, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa ban hành công văn số 1955/ATTP – NĐTT ngày 29/8/2020 về việc Xử lý khẩn cấp sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm.