Nghiên cứu mới: Nhật Bản phát triển gan thu nhỏ từ tế bào iPS

Nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát triển gan thu nhỏ từ tế bào iPS, hy vọng rằng công nghệ sản xuất gan organoid có thể được ứng dụng để phát triển các thiết bị gan nhân tạo.

Theo TTXVN, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Osaka Nhật Bản đã trở thành nhóm đầu tiên trên thế giới tạo ra được gan thu nhỏ tinh vi từ tế bào gốc đa năng cảm ứng của con người (iPS).
Những lá gan tí hon này, được gọi là gan organoid (liver organoids), mỗi lá gan có kích thước khoảng 0,5 mm, có thể hoạt động tương đương như gan của trẻ sơ sinh. Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng các organoid này có thể được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh gan giai đoạn cuối.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên ấn bản trực tuyến của tạp chí Nature của Anh vào ngày 17/4.
Nghien cuu moi: Nhat Ban phat trien gan thu nho tu te bao iPS
 Giáo sư Takanori Takebe. Ảnh: NYSCF.
Gan là cơ quan có cấu trúc rất phức tạp, với từng vùng đảm nhiệm các chức năng riêng như tổng hợp, phân giải đường và chất béo, khiến việc tái tạo gan từ tế bào iPS trở nên vô cùng khó khăn.
Để tạo ra các cơ quan nội tạng này, nhóm nghiên cứu - gồm có Giáo sư Takanori Takebe thuộc Trường cao học Y khoa của đại học Osaka - đã quyết định sử dụng bilirubin - chất được sản sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phân hủy và vitamin C vì cả hai chất này đều kiểm soát chức năng gan.
Khi các tế bào iPS và hai chất này được đưa vào một hộp chứa trong điều kiện nhất định và nuôi cấy, mô gan có cấu trúc phức tạp khoảng 0,5 mm đã được hình thành.
Trong các thí nghiệm trên chuột bị suy gan nặng, hơn 50% số chuột được cấy ghép hàng nghìn mô gan organoid vẫn sống sau 30 ngày, cao hơn nhiều so với tỷ lệ sống sót dưới 30% ở những con chuột không được điều trị như vậy.
Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng công nghệ sản xuất gan organoid có thể được ứng dụng để phát triển các thiết bị gan nhân tạo, chẳng hạn như dùng cho lọc máu thay thế chức năng gan.
Với kết quả này, Giáo sư Takebe cho biết, việc điều trị bằng organoid đã trở nên khá thực tế.
Trước đó, Nhật Bản đã thành công trong thử nghiệm lâm sàng phương pháp đưa tế bào gan được tạo ra từ tế bào gốc phôi (ES) để điều trị cho một bệnh nhi sơ sinh mắc bệnh về gan.

Nghiên cứu mới: Bệnh tiểu đường loại 2 nguy cơ mắc u gan, tuỵ

Nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có nguy cơ mắc một số loại ung thư nguy hiểm nhất, bao gồm khối u gan và tuyến tụy, trong đó phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Một nghiên cứu mới đây của Giáo sư Andrew Renehan từ Đại học Manchester (Anh) cho thấy, những người mắc tiểu đường type 2, đặc biệt là phụ nữ, có nguy cơ cao mắc một số loại ung thư nguy hiểm, bao gồm ung thư gan và ung thư tuyến tụy.
Phân tích dữ liệu sức khỏe của 95.000 người cho thấy, phụ nữ mắc tiểu đường type 2 có nguy cơ ung thư tuyến tụy gần như tăng gấp đôi, trong khi nguy cơ ung thư gan cao hơn gần 5 lần.
Ở nam giới, nguy cơ ung thư tuyến tụy tăng 74% và nguy cơ ung thư gan cao gấp gần 4 lần trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán tiểu đường.
Bên cạnh đó, nguy cơ mắc ung thư ruột cũng có sự gia tăng đáng kể, với tỷ lệ cao hơn 34% ở phụ nữ và 27% ở nam giới so với những người không mắc bệnh tiểu đường.
Owen Tipping, một nhà nghiên cứu y khoa tham gia vào dự án cùng Giáo sư Andrew Renehan từ Đại học Manchester (Anh), cho biết: "Bệnh tiểu đường và béo phì có liên quan đến các loại ung thư tương tự nhau. Nghiên cứu của chúng tôi đã xác định tác động riêng biệt của bệnh tiểu đường đối với nguy cơ ung thư, ngay cả khi đã loại trừ yếu tố béo phì".
Nghien cuu moi: Benh tieu duong loai 2 nguy co mac u gan, tuy
Những phụ nữ mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 có nguy cơ phát triển một số khối u nguy hiểm/ Nguồn PNO
Các nghiên cứu trước đây đã liên kết béo phì với 13 loại ung thư, nhiều loại trong số đó cũng phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Nhưng các nhà nghiên cứu đã phải phân tích sâu hơn để tìm ra rằng, liệu bản thân bệnh tiểu đường có làm tăng nguy cơ mắc một số hoặc tất cả các loại ung thư hay không.
Họ nhận thấy có xu hướng gia tăng các ca chẩn đoán ung thư ngay sau khi phát hiện bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, đơn giản là vì bệnh nhân có nhiều xét nghiệm y tế hơn.
Theo nghiên cứu, sau 5 năm, nguy cơ mắc bất kỳ loại ung thư nào liên quan đến béo phì cao hơn 48% đối với nam giới mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2 so với những người không mắc bệnh này. Đối với phụ nữ, nguy cơ cao hơn 24% ở những người mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại ung thư liên quan đến béo phì đều tăng lên cùng với bệnh tiểu đường.
Hiện vẫn chưa rõ bệnh tiểu đường có thể gây ra ung thư như thế nào, nhưng các nhà khoa học nghi ngờ do mức insulin cao, lượng đường trong máu cao và tình trạng viêm mãn tính. Sự khác biệt về giới tính có thể do mức độ hormone, mức độ nhạy cảm của cơ thể với tác động của insulin hoặc sự thay đổi về mỡ cơ thể.

Đặc sản xưa cho lợn ăn nay nổi tiếng khắp nơi, dân thành phố ưa chuộng vì hương vị đặc biệt, 250.000 đồng/kg

Loài cá này có tên vô cùng lạ, được ưa chuộng vì thịt cá thơm ngọt, hấp dẫn. Trên thị trường, chúng được bán với giá tới 250.000 đồng/kg.

Tại Quảng Ngãi có một loại cá nghe tên rất lạ tai, đó là con cá căn. Theo tìm hiểu, cá căn còn có tên gọi khác là cá căng, cá ong, thuộc họ terapontidae, bộ cá vược, được tìm thấy ở vùng biển khu vực Ấn Độ Dương. Chúng sống trong môi trường nước ngọt và nước lợ, tập trung ở cửa sông - nơi nguồn nước sông giao hòa với biển và có môi trường sạch sẽ, trong lành.