Nghệ sĩ Kim Cương bị nhồi máu cơ tim: Dấu hiệu bệnh, ăn gì phục hồi sức?

(Kiến Thức) - Nghệ sĩ Kim Cương nhập viện trong tình trạng khó thở, được chẩn đoán nhồi máu cơ tim, sáng 21/9. Nữ nghệ sĩ cho biết hơn 10 năm trước, bà bắt đầu có triệu chứng nhồi máu cơ tim, hay đau thắt ngực.

Mới đây, nghệ sĩ Kim Cương bị nhồi máu cơ tim đột ngột sau khi cảm thấy khó thở. Người nhà liền đưa bà đi cấp cứu tại một bệnh viện tim ở quận 7. Hiện nghệ sĩ qua cơn nguy kịch, được đưa ra khỏi phòng chăm sóc đặc biệt nhưng vẫn còn thở mệt nhọc. Bà tiếp tục điều trị cho đến khi bác sĩ chuyên khoa cho xuất viện.
Kim Cương cho biết hơn 10 năm trước, bà bắt đầu có triệu chứng nhồi máu cơ tim, hay đau thắt ngực. Bác sĩ từng khuyến cáo bà không được làm việc quá sức, có hại cho sức khỏe. Ở tuổi 82, nghệ sĩ Kim Cương vẫn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội.
Nghe si Kim Cuong bi nhoi mau co tim: Dau hieu benh, an gi phuc hoi suc?
Nghệ sĩ Kim Cương bên đạo diễn Thanh Hiệp chiều 21/9. Ảnh: Zing. 
Nhận biết và phát hiện ra những triệu chứng không điển hình là cách duy nhất giúp chị em được cấp cứu kịp thời, bảo toàn sức khỏe sau nhồi máu cơ tim. Để nhận biết sớm, người bệnh có thể căn cứ vào các dấu hiệu nhồi máu cơ tim sau đây:
Nhận biết sớm dấu hiệu nhồi máu cơ tim để cấp cứu kịp thời.
Cảm giác nóng ran ở ngực
Thỉnh thoảng có cảm giác nóng ran ở ngực, bị chèn ép ở ngực gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Đôi khi có thể nhầm lẫn với sự lo âu, những căng thẳng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng cảm giác này lặp đi lặp lại mỗi ngày, trong trường hợp như vậy nên đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết.
Ở nam giới, cảm giác căng tức thường bắt đầu ở ngực trước khi lan đến cánh tay, nhưng ở phụ nữ cơn đau thường khu trú hơn ở ngực và tương tự như cơn đau thắt ngực.
Đau nhói ở phần trên của cơ thể: cổ, lưng, xương hàm…
Dấu hiệu này được cảm nhận bởi đau hai cánh tay, lưng, vai, cổ, xương hàm hoặc phía trên dạ dày (phía trên rốn). Điều này khá phức tạp.
Phụ nữ ít quan tâm chú ý đến các triệu chứng của bệnh vì họ thường nghĩ chỉ là mệt mỏi đơn thuần hoặc đau ở xương và chỉ dùng thuốc kháng viêm. Nhưng cần chú ý hơn vì các cơn đau ở lưng, cổ, xương hàm là dấu hiệu nhồi máu cơ tim thường gặp ở phụ nữ hơn ở nam giới.
Mệt mỏi bất thường, cảm giác nghẹt thở
Ở đàn ông, cần cảnh giác các dấu hiệu nhồi máu cơ tim khi họ đang hoạt động thể chất, trong lúc đang làm việc, có cảm giác cánh tay như bị tê liệt hoặc không thể thở được tuy nhiên lúc nghỉ ngơi các dấu hiệu sẽ biến mất.
Nghe si Kim Cuong bi nhoi mau co tim: Dau hieu benh, an gi phuc hoi suc?-Hinh-2
Các đối tượng có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, chủ yếu là các đối tượng đã từng bị nhồi máu cơ tim. Ảnh: Internet.
Ở phụ nữ thì khác, các cơn đau tim có thể xảy ra khi ngồi ngay cả khi ngủ, điều đó có nghĩa là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim có thể xảy ra lúc nghĩ ngơi hơn là lúc vận động.
Ngoài ra có các dấu hiệu khác cần chú ý không được bỏ qua như mệt mỏi quá mức, không bình thường, đau phần trên ngực. Nên cẩn thận khi leo cầu thang, nếu cảm thấy quá mệt, cảm giác ngột thở và căng tức ở ngực, không nên chậm trễ cần đi khám ngay.
Cảm giác buồn nôn, nôn, đầy bụng khó tiêu
Cảm giác nặng bụng, khó chịu; đôi khi như ăn không tiêu và có cảm giác buồn nôn. Điều này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác hoặc trào ngược dạ dày. Đặc biệt thường kèm theo đổ mồ hôi lạnh,đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, run, đau dạ dày và có cảm giác lo lắng.
Nhồi máu cơ tim cũng có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác như toát mồ hôi lạnh, nôn, choáng váng. Một số bệnh nhân còn xuất hiện cảm giác như "trời sắp sụp".
Về các đối tượng có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, chủ yếu là các đối tượng đã từng bị nhồi máu cơ tim, hoặc đã thực hiện các thủ thuật can thiệp mạch vành. Nguy cơ cao hơn bình thường ở những người có bố hoặc anh được chẩn đoán bệnh mạch vành trước 55 tuổi, mẹ hoặc chị được chẩn đoán bệnh mạch vành trước 65 tuổi. Ngoài ra, còn kể tới một số đối tượng như người bị bệnh tiểu đường, tăng cholesterol máu, người bị tăng huyết áp , béo phì, người hút nhiều thuốc lá, ít hoạt động thể lực...
Để phòng ngừa sự phát triển bệnh động mạch vành hoặc làm giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, ngoài việc lưu ý sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản như kiên trì tập thể dục hàng ngày, áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bỏ hút thuốc lá, việc kiểm soát các bệnh có liên quan cũng có góp phần quan trọng trong quá trình điều trị như huyết áp, đường huyết…
Người bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì?
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng - Bác sĩ tim mạch can thiệp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, bệnh nhân nhồi máu cơ tim có thể phục hồi và giảm thiểu nguy cơ tái phát bằng một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý.
1, Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và rau đậu
Những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho tất cả mọi người, đặc biệt là những ai đang có vấn đề về tim mạch. Với vị thanh đạm tự nhiên và nguồn chất xơ dồi dào, các loại rau củ này có thể chế biến thành vô vàn món ngon, như salad, món ăn phụ, hoặc món khai vị. Đặc biệt lưu ý đối với người bị nhồi máu cơ tim thì không nên sử dụng quá nhiều chất béo dạng dầu mỡ hoặc phô mai trong quá trình chuẩn bị các món ăn này nhé.
2, Sử dụng chất béo một cách có chọn lọc
Không phải tất cả các loại chất béo đều có hại cho sức khỏe. Một số thông tin sau đây sẽ giúp cho người bị nhồi máu cơ tim biết cách sử dụng chất béo có chọn lọc:
Hạn chế chất béo bão hòa (chất béo có nguồn gốc từ động vật).
Tránh xa các loại chất béo nhân tạo dạng trans (trans fat). Trên danh sách các thành phần có trong loại dầu mà bạn sử dụng, trans fat chính là chất béo kèm theo đặc tính "được hydro hóa một phần".
Khi sử dụng dầu béo trong nấu nướng, hãy ưu tiên chọn các loại dầu có hàm lượng cao chất béo không bão hòa (ví dụ, dầu ô liu, dầu lạc, dầu đậu tương, dầu hướng dương).
3, Đa dạng hóa các loại thực phẩm giàu protein
Nghe si Kim Cuong bi nhoi mau co tim: Dau hieu benh, an gi phuc hoi suc?-Hinh-3
Ảnh: Internet. 
Đây là một trong những lời khuyên tốt nhất dành cho câu hỏi “ nhồi máu cơ tim nên ăn gì? ”. Theo đó, hãy cân bằng những bữa ăn trong tuần với thịt nạc, cá và các nguồn thực vật giàu protein.
4, Hạn chế cholesterol
Cholesterol được tìm thấy trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao. Các sản phẩm này có thể làm tăng mức cholesterol trong máu, đặc biệt là ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, bệnh tim mạch.
5, Loại carbohydrate dành cho người bị nhồi máu cơ tim
Các loại thực phẩm như gạo lứt, bột yến mạch và khoai lang cung cấp nhiều chất xơ và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Đây chính là loại carbohydrate mà chúng ta nên bổ sung hàng ngày. Bên cạnh đó, tránh tiêu thụ các thức ăn ngọt chứa nhiều đường, bởi vì chúng sẽ làm cho đường huyết tăng lên nhanh chóng, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
6, Ăn uống điều độ
Đây là cách giúp cho người bị bệnh nhồi máu cơ tim kiểm soát lượng đường trong máu, đốt cháy chất béo hiệu quả hơn và điều chỉnh mức cholesterol luôn ở mức vừa phải.
7, Ăn nhạt và hạn chế sử dụng nhiều muối
Chế độ ăn mặn, dùng quá nhiều muối đã được chứng minh là có hại đối với sức khỏe tim mạch và huyết áp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng tại Vinmec, đối với người bình thường khỏe mạnh, không bị tăng huyết áp, không béo phì, chỉ nên ăn từ 6 - 8g muối trong một ngày (bao gồm muối trong muối ăn, nước mắm, hạt nêm canh,...). Đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim giai đoạn bán cấp tính và sau khi đặt stent, chỉ cho phép sử dụng muối không quá 5g một ngày. Thay vì dùng muối, hãy sử dụng các loại thảo mộc, gia vị tự nhiên để tạo hương vị cho món ăn.

Cụ bà đau ngực từng cơn, vào viện đã thủng tim suýt chết

Các bác sĩ BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa cứu sống một cụ bà bị thủng thông liên thất do biến chứng cơ học của nhồi máu cơ tim. Đáng chú ý bệnh nhân cao tuổi này còn có bệnh nền phức tạp như tăng huyết áp, đái tháo đường,...

Không ngờ mùa thu đến lại mang theo những món xôi hấp dẫn đến vậy

(Kiến Thức) - Hà Nội có đủ các loại xôi vô cùng đa dạng và phong phú như xôi xéo, xôi thịt, xôi rán, xôi sườn… Tuy nhiên, nhiều người vẫn ấn tượng hơn với 3 món xôi hấp dẫn đặc trưng của mùa thu.

Khong ngo mua thu den lai mang theo nhung mon xoi hap dan den vay

Dường như ai đã từng thưởng thức xôi cốm Hà Nội sẽ nhớ đến hương vị của món ăn này khi mua thu đến. Món xôi hấp dẫn này có vị ngọt dịu, bùi bùi của đậu xanh và dừa tươi.

Khong ngo mua thu den lai mang theo nhung mon xoi hap dan den vay-Hinh-2
Xôi cốm dẻo thơm, hạt cốm nở đẫy đà, xanh trong. Phủ trùm lên cốm là lớp đậu xanh màu vàng ươm, thơm mát, nhỏ mịn, tơi. Trên cùng rải những sợi dừa trắng sữa, săn, láng mỡ. Món ăn là sự hòa hợp của sắc từ thiên nhiên như xanh – vàng – trắng, quyện mùi hương thơm lá sen kích thích cả vị giác lẫn thị giác.
Khong ngo mua thu den lai mang theo nhung mon xoi hap dan den vay-Hinh-3
Đây là món quà đặc biệt của người Hà Nội dành cho người phương xa. Xôi cốm mang hương thơm đặc trưng của lúa non, của sen mùa thu. Xôi làm bằng cốm và hạt sen – một thứ đặc sản mà chỉ mùa thu mới có.
Khong ngo mua thu den lai mang theo nhung mon xoi hap dan den vay-Hinh-4
Để có được những hạt cốm dẻo, mềm, lúa nếp phải được gặt từ lúc đơm bông còn ngậm sữa, đem về tuốt hạt, sàng sẩy bỏ hạt lép, hạt kẹ, rồi đem đãi sau đó hong khô. Khi nấu xôi phải chú ý lúc xôi vừa chín tới, hạt nở đều, mềm dẻo là bắc ngay ra, nếu không sẽ bị nát và mất đi hương vị thơm ngon đặc trưng của cốm.
Khong ngo mua thu den lai mang theo nhung mon xoi hap dan den vay-Hinh-5
Sau đó rắc chút đường kính vừa đủ độ ngọt dịu và đồ xôi thêm lần nữa cho ngấm đường và chín dẻo rồi rải ra mâm. Vị ngon của xôi cốm sẽ không trọn vẹn nếu thiếu chút hạt sen, đỗ xanh ninh nhừ giã nhỏ và chút dừa nạo đảo qua đường và ít mỡ.
Khong ngo mua thu den lai mang theo nhung mon xoi hap dan den vay-Hinh-6
Xôi sắn: Có rất nhiều món xôi để thay đổi hàng ngày nhưng xôi sắn thì thường được thưởng thức vào cuối thu đầu đông, khi mà củ sắn ta mới dỡ khỏi ruộng và thời tiết thì bắt đầu có gió heo may se lạnh.
Khong ngo mua thu den lai mang theo nhung mon xoi hap dan den vay-Hinh-7
Nguyên liệu làm nên món xôi này chủ yếu là gạo và sắn, nghe thì đơn giản nhưng cần đến sự tỉ mỉ, tận tâm của người làm mới có thể tạo nên món ăn ngon.
Khong ngo mua thu den lai mang theo nhung mon xoi hap dan den vay-Hinh-8
Gạo nếp phải ngâm từ sớm, sắn cần rửa sạch, cắt nhỏ rồi cùng đồ chung với nhau. Không giống các loại xôi khác, hạt xôi cần mềm và dẻo hơn để khi ăn cùng sắn người ta có thể cảm nhận được sự ngọt bùi.
Khong ngo mua thu den lai mang theo nhung mon xoi hap dan den vay-Hinh-9
Xôi sắn ăn vào mùa nào cũng ngon nhưng cảm giác thèm thèm món ăn này lại hay đến khi mùa thu se lạnh. Thưởng thức vị sắn bùi bùi cùng chút mỡ hành, thịt băm thơm lừng quả là cảm giác ấm áp không gì sánh bằng.
Khong ngo mua thu den lai mang theo nhung mon xoi hap dan den vay-Hinh-10
Xôi trám đen: Không giống như những loại xôi khác, xôi trám có vị thơm dịu dàng của nếp nương hòa với mùi thơm ngai ngái của trám rừng. Xôi trám đen ăn rất bùi, ngậy mà không ngấy. Vào mùa trám, món xôi trám đen thường được lựa chọn trong thực đơn của cỗ cưới, đám hỏi, món ăn của các nhà hàng...
Khong ngo mua thu den lai mang theo nhung mon xoi hap dan den vay-Hinh-11
Cách làm xôi trám đen cũng không quá cầu kỳ. Trám tươi cho vào nồi đổ ngập quá nửa nước, đun nhỏ lửa. Đảo đều trám trong nồi cho đến khi nước nóng già, tắt bếp để ủ. Trám chín từ từ, tinh dầu trám tan vào nước, trám sẽ bở và có mùi thơm rất dễ chịu. Lúc này có thể ăn trám và chế biến trám.
Khong ngo mua thu den lai mang theo nhung mon xoi hap dan den vay-Hinh-12
Sau khi om chín, trám đen được bóc lớp vỏ mỏng dính bên ngoài rồi tách hạt lấy phần cùi. Muốn nấu xôi trám ngon, phải chọn được nếp nương đúng mùa, đem ngâm với nước chừng 3 tiếng, sau đó vo lại thật sạch, xóc với chút xíu muối để xôi vừa dền, dẻo lâu lại đậm đà.
Khong ngo mua thu den lai mang theo nhung mon xoi hap dan den vay-Hinh-13
Tiếp theo, đặt chõ lên bếp, khi nước trong chõ bắt đầu sôi thì nhẹ nhàng đổ gạo vào, xếp thịt trám lên trên cùng. Khoảng 30 phút là xôi chín, nhấc ra, rưới thêm 1 thìa cà phê mỡ thăn heo rồi đùng đũa tre đánh đều sao cho trám và xôi quyện lẫn với nhau.
Khong ngo mua thu den lai mang theo nhung mon xoi hap dan den vay-Hinh-14
Xôi trám đồ xong có màu tím khá đẹp mắt. Món này ngon nhất khi ăn cùng muối vừng đen hoặc lạp xưởng Cao Bằng. Thông thường cứ khoảng 1 cân gạo nếp sẽ kết hợp với khoảng 2 – 3 lạng trám. Ảnh: Internet. 

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.