Ngày nào cũng dậy từ 3h sáng, tôi vẫn bị mẹ chồng chê lười

Vì đang khó chịu với con dâu nên sẵn mấy bà hàng xóm sang chơi, mẹ chồng lại được đà nói xấu tôi.

Tôi lấy chồng sớm, khi đó mới 19 tuổi. Ngày ấy còn nhỏ dại có nghĩ xa được đâu, thấy có người yêu mình, thương mình là về nhà xin bố mẹ cưới luôn. Bố mẹ vốn cũng chẳng đồng ý, khuyên tôi nên đi kiếm việc làm ổn định rồi hẵng lấy chồng nhưng tôi nhất quyết không nghe. Vậy là cuối cùng bố mẹ đành phải gật đầu để tôi lên xe hoa.

Vì tôi và chồng đều còn trẻ, anh cũng chỉ hơn tôi 2 tuổi, không có việc làm ổn định nên cuộc sống khá khó khăn, đành phải sống chung với nhà chồng chứ không thể ra riêng được. Lúc mới cưới, chồng vẫn đi làm đều đặn tại một công ty thực phẩm, công việc của anh là bốc vác hàng hóa lên xe rồi giao tới các cửa hàng trong thành phố.

Tuy nhiên, chỉ làm được nửa năm thì anh nghỉ chỉ vì xích mích nhỏ với cấp trên. Từ đó đến nay, chúng tôi đã có với nhau 2 mặt con rồi nhưng anh vẫn lông bông không công ăn việc làm tử tế. Hôm thì đi theo bạn bẫy được vài con chim về bán, gần Tết lại đi buôn đào, buôn quất chứ không chịu kiếm việc làm ổn định vì anh kêu mệt, lương thấp. Thế nhưng anh đi buôn lời lỗ ra sao cũng có bao giờ đem về cho tôi đồng nào đâu.

Còn tôi vì không có việc làm nên ở nhà phụ mẹ chồng bán hàng, bà có một xe đồ ăn hay bán vào buổi sáng và buổi tối. Mặc dù ở nhà được chiều chuộng quen, sáng ngủ 7-8 giờ mới dậy nhưng đi lấy chồng rồi tôi cũng biết thân biết phận, phần là giúp mẹ chồng phần để lấy thêm chút tiền công từ bà trang trải chi phí sinh hoạt.

Ngay nao cung day tu 3h sang, toi van bi me chong che luoi

Mỗi sáng tôi đều thức dậy lúc 3 giờ để phụ mẹ chồng làm đồ ăn mang đi bán. (Ảnh minh họa)

Vậy là mỗi sáng tôi đều dậy từ 3 giờ để phụ nấu đồ ăn để mẹ chồng mang đi bán, 6 giờ sáng kêu con dậy ăn sáng rồi chở đi học. Về nhà lại chuẩn bị đồ để mẹ chồng bán buổi chiều, rửa dọn tất cả bát đũa mẹ chồng bán buổi sáng rồi lại tất tả nấu cơm trưa cho cả nhà.

Ăn xong lại dọn rửa, tới 16 giờ chiều lại nấu cơm rồi tranh thủ đi đón 2 con từ trường về, sau đó lại tắm rồi cho con ăn tối. Tới khi cho hai con ngủ rồi, tôi lại dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ tiếp tới tận tối khuya mới được ngủ.

Đáng nói, nhỡ tôi có ngủ dậy trễ khoảng 15 phút hay chồng ăn xong để nguyên bát đĩa đó không chịu dọn thì mẹ chồng lại càm ràm tôi từ ngày này qua tháng nọ. Thậm chí, bà còn đi bêu rếu con dâu khắp làng trên xóm dưới rằng: “Con dâu tôi lười lắm, nhiều lúc thấy nhà bẩn, chưa dọn dẹp tôi cũng kệ. Làm hộ một lần là nó quen thói, ỷ lại mình mất”.

Thoáng cái mà tôi làm dâu đã 7 năm, mỗi ngày tôi đều phải làm từng đấy việc, chẳng có thời gian để nghỉ ngơi, chăm chút cho bản thân. Nhiều lúc thấy mình cực quá, chồng chẳng khác một đứa trẻ trong hình hài to xác, mẹ chồng lại khó tính. Lắm khi tôi muốn buông xuôi nhưng nhìn 2 đứa con nheo nhóc tôi lại chẳng đành, người lớn dứt thì dễ nhưng sẽ làm tổn thương các con nên tôi đành cố gắng nhẫn nhịn. 

Chiều hôm trước khi tôi đang chuẩn bị đồ để mẹ chồng mang đi bán buổi tối, có mấy bà hàng xóm sang nhà chơi. Sẵn đang khó chịu với con dâu vì sáng nay tôi mệt quá, ngủ quên tới 3h30 mới dậy thế là bà lại được nước nói xấu tôi. Nghe mẹ chồng tôi nói, mấy bà hàng xóm lại tấm tắc khen:

- Con này làm biếng thật. Mày sướng thật, tốt số mới lấy được mẹ chồng thương mày như vậy đấy. Sau này phải hiếu thảo với mẹ chồng nghe chưa?

Câu nói như giọt nước tràn ly, tôi liền bật lại: “Dạ, thế cô có con gái không? Cháu nhường lại chỗ cho ạ. Mỗi ngày dậy sớm hơn gà, ngủ muộn hơn chó, chắc cháu sướng như các cô nghĩ đấy”.

Mẹ chồng tôi im bặt, tái mét mặt mày vì xấu hổ với hàng xóm. Còn tôi mặc kệ, bỏ đống đồ đang làm dở quay ngoắt vào nhà thu dọn đồ đạc đưa 2 con về nhà ngoại chơi vài hôm. Từ đó đến nay đã 2 ngày rồi, mẹ chồng và chồng gọi tôi cháy máy, thậm chí còn gọi cho cả bố mẹ tôi trách móc là không biết dạy con gái, để mẹ chồng phải cực khổ một mình làm tất cả. Tôi tức quá nên vẫn chưa chịu về nhà, tôi nên làm gì để mẹ chồng bớt khó tính bây giờ?

Sự thật sau cái cớ đang nằm viện chờ mổ, mẹ xin con 50 triệu

Vợ chồng chị Hảo lập nghiệp xa, không ở chung với bố mẹ chồng. Hàng tháng anh chị đều gửi cho bố mẹ 5 triệu đồng tiền sinh hoạt. Có tháng phát sinh thêm vài triệu anh chị cũng chuyển ngay.

Chị Hảo làm trưởng phòng, lương tháng 40 triệu nhưng thường xuyên phải làm thêm giờ. Dù có thu nhập cao nhưng công việc vất vả. Chồng chị cũng có công ăn việc làm nên đối với bố mẹ chồng không có thu nhập gì ở quê, các con như vậy đã là rất khá giả. Bố chồng chị thì không bao giờ đòi tiền, mẹ chồng quản lý chi tiêu hàng ngày nên chị gửi tiền cho mẹ vào thời điểm cố định trong tháng.

Mẹ chồng chị tháng nào cũng dùng hết tiền, thi thoảng phát sinh thêm. Anh chị đều nghĩ bố mẹ nuôi con vất vả, giờ mình có thể có điều kiện thì lo cho các cụ sống sung túc hơn, số tiền này chẳng là gì cả. Vậy nên anh chị chưa bao giờ hỏi mẹ đã tiêu tiền như thế nào.

Mỗi dịp lễ tết, anh chị mang rất nhiều quà về biếu bố mẹ chồng. Nhưng về nhà, tủ lạnh gần như trống trơn, không có thịt, chỉ có mấy cái rau lèo tèo. Chị băn khoăn, hàng tháng đưa bố mẹ chồng số tiền như vậy thì ở quê chắc ông bà sẽ mua được mấy món ngon, tại sao không có đồ ăn trong nhà. Chị nói với chồng, anh lại bảo chắc ông bà muốn ăn chay.

Rốt cuộc, cứ cho là ông bà ăn uống đạm bạc vì thích như vậy, nhưng chi phí sinh hoạt như thế tại sao đôi khi cần con cái gửi cho thêm tiền nhiều gấp rưỡi, gấp đôi? Chị không hỏi mẹ chồng vì sợ gây áp lực cho bà.

Su that sau cai co dang nam vien cho mo, me xin con 50 trieu

Mỗi dịp lễ Tết, anh chị đều mang rất nhiều quà về biếu bố mẹ chồng. (Ảnh minh họa: Sohu).

Mang ít quà sang hàng xóm biếu, tiện hỏi thăm tình hình của bố mẹ chồng, chị Hảo được biết rằng mẹ chồng chị hiếm khi ra ngoài, bà sống đạm bạc hàng ngày, không mua nhiều thực phẩm, cũng không mua quần áo mới.

Vợ chồng chị Hảo mua cho mẹ chồng một chiếc điện thoại di động mới, sau đó đưa thẻ điện thoại cũ vào cho mẹ chồng, rồi xem hồ sơ dữ liệu chuyển, thấy rằng mẹ chồng đã chuyển cho em trai chồng rất nhiều tiền.

Em chồng chị nhỏ hơn anh trai nhiều tuổi nhưng không chịu làm ăn, còn hay đòi bán nhà chia tiền. Nhưng anh chị đều không nghĩ trước giờ cậu ấy lấy của ông bà nhiều tiền như vậy.

Sau đó vì chưa lựa được lúc thích hợp nên chị Hảo chưa hỏi mẹ chồng sự việc ra sao. Bà cũng không biết anh chị đã thực sự biết bà tiêu tiền vào đâu.

Một tháng sau, mẹ chồng gọi điện cho chị Hảo: "Con ơi, mẹ đang nằm viện cấp cứu, cần 50 triệu làm phẫu thuật...". Đúng lúc chị tiện đường công tác ghé về thăm ông bà, nhìn qua hàng rào cổng thấy bóng bà, chị trả lời: "Mẹ đừng giả vờ nữa, con đang đứng ngay trước cửa nhà rồi".

Bước vào đến nhà, chị Hảo nói với mẹ rằng mình đã biết mẹ chuyển tiền cho em chồng. Mẹ chồng chị đành thành thật giải thích rằng, cậu em chồng đi làm việc tay chân rất vất vả, biết được anh chị đưa tiền sinh hoạt cho bố mẹ hàng tháng, cậu ấy tự hỏi mẹ được mỗi tháng bao nhiêu và thỉnh thoảng lại xin.

Gần đây cậu ấy muốn lập nghiệp, không muốn làm việc tay chân nữa, nhưng cần nhiều tiền, không dám nhờ anh trai nên đành xin mẹ. Vài chục triệu không nhỏ nên bà đành tìm một cái cớ.

Chị Hảo chưa biết nên xử lý sự việc thế nào, có lẽ chị cần bàn bạc thêm với chồng. Nhưng em trai chồng chị không phải người biết chí thú làm ăn, cậu ấy quen tính chơi bời lêu lổng, không chịu khó chịu khổ bao giờ, làm công việc gì cũng chỉ một hai tháng là bỏ, lười biếng như vậy liệu tự gây dựng cơ đồ có nổi hay không?

Chị nghĩ mà thấy giận cả ông bà. Trong gia đình này, anh trai lớn phải đi làm từ sớm nên tính tình tự lập, thương yêu gia đình, nhưng lại thành đứa con vất vả. Em trai nhỏ thì được mẹ nuông chiều, muốn gì cũng đáp ứng. Được cưng nựng như vậy đã trở thành một rào cản khiến cậu ấy không thể gia nhập xã hội, không thể chịu được những khó khăn của xã hội và công việc. Từ nhỏ cậu ấy quen muốn là được, giờ lớn rồi nhưng đến tiền sinh hoạt của ông bà cũng không tha, không lẽ cứ để vậy mà không cho em trai chồng một bài học nào?

Mẹ chồng muốn nuôi cháu nhưng lý do thật đằng sau quá sốc

Tôi vốn có tư tưởng là “con mình thì mình nuôi” nên không bao giờ trông chờ vào sự giúp đỡ của hai bên nội ngoại.

Vợ chồng tôi kết hôn hơn 5 năm, có 2 con đủ nếp đủ tẻ. Con trai thứ 2 mới được 1 tuổi rưỡi nhưng tôi đã quyết định cho con đi lớp mầm non.