Nên đi bộ bao nhiêu phút để giảm nguy cơ bệnh tim?

Một nghiên cứu mới phát hiện, chỉ cần đi bộ ít phút cũng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim, vậy con số chính xác là bao nhiêu?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới và chiếm khoảng 17,9 triệu ca tử vong mỗi năm.
Theo cơ quan y tế toàn cầu, chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động, sử dụng thuốc lá và rượu bia có hại là một số yếu tố nguy cơ hành vi phổ biến nhất của bệnh tim và đột quỵ.
Nen di bo bao nhieu phut de giam nguy co benh tim?
Thế nhưng hầu hết các tình trạng bệnh tim đều có thể ngăn ngừa được. Một trong những cách đơn giản nhất để giảm thiểu rủi ro là đi bộ.
Theo một đánh giá của Trường Y Harvard, chỉ cần đi bộ 21 phút mỗi ngày cũng có thể giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tim. Nghiên cứu này cho biết: "Thực hiện đúng cách, nó có thể là chìa khóa để giảm cân, giảm huyết áp và cholesterol, tăng cường trí nhớ, cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, ung thư và hơn thế nữa”.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), đi bộ là một trong những bài tập tốt nhất cho sức khỏe tim mạch. Nó không chỉ giúp tăng cường năng lượng mà còn cải thiện mức cholesterol và huyết áp.
Nen di bo bao nhieu phut de giam nguy co benh tim?-Hinh-2
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy đi bộ cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, một số bệnh ung thư và duy trì mật độ xương. Các chuyên gia tin rằng đi bộ làm giảm căng thẳng, một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh tim.
Theo bài đánh giá của Trường Y Harvard, đi bộ như một phương thuốc giảm trầm cảm và giải tỏa căng thẳng hằng ngày.

Những bệnh truyền nhiễm gây tử vong nhiều nhất thế giới

Lao, đậu mùa, HIV/AIDS, cúm... là những bệnh gây tử vong nhiều nhất, khiến hàng chục triệu người chết.

Bệnh truyền nhiễm là loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian (như thức ăn, đường hô hấp, dùng chung đồ dùng, máu, da, niêm mạc...) và có khả năng phát triển thành bệnh dịch.

Trong lịch sử, hàng loạt bệnh truyền nhiễm đã trở thành đại dịch, gây ra cái chết cho hàng nghìn đến hàng triệu người. Song có nhiều bệnh có tỷ lệ tử vong là 100% nhưng số lượng người mắc không nhiều. Ở bài viết này, The Conversation đề cập những căn bệnh truyền nhiễm khiến nhiều người chết nhất, theo số liệu tính đến năm 2012.

Căn bệnh có tới 15% dân số thế giới nhiễm

Các nhà khoa học ước tính gần 15% dân số thế giới đã mắc bệnh Lyme có thể gây ra các biến chứng suy nhược nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh Lyme gây ra tình trạng viêm nhiễm sau khi người mắc bị bọ ve đốt.

Bệnh nhân có thể bị chẩn đoán nhầm vì các triệu chứng ban đầu giống như cúm. Xét nghiệm máu không phải lúc nào cũng cho kết quả chuẩn xác, đặc biệt là ở giai đoạn đầu.

Can benh co toi 15% dan so the gioi nhiem

Vết phát ban ở người mắc bệnh Lyme. Ảnh: Euractiv

Một quan niệm sai lầm phổ biến là bệnh có thể được phân biệt bằng phát ban mắt bò. Theo đó, người nhiễm bị mẩn đỏ ở vùng bị bọ ve cắn. Vết mẩn có hình tròn màu đỏ với khoảng trắng hoặc đỏ đậm hơn ở giữa.

Tuy nhiên, trên thực tế, khoảng một phần tư số bệnh nhân không bị bất kỳ tổn thương da nào.

Chia sẻ trên BMJ Global Health, các nhà khoa học từ Trung Quốc ước tính 14,5% dân số thế giới đã mắc bệnh.

Họ đã phân tích 89 nghiên cứu về bệnh Lyme bao gồm các xét nghiệm máu của hơn 158.000 người. Nhóm tác giả nhận định, số ca bệnh dường như đang gia tăng nhưng cho biết, kết quả mang tính sơ bộ và cần các nghiên cứu sâu hơn.

Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, số ca mắc bệnh Lyme đã tăng 44% từ năm 1999 đến năm 2019.

Triệu chứng ban đầu giống như cúm

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh Lyme bao gồm sốt, mệt mỏi kéo dài, nhức đầu, đau nhức cơ và khớp, sưng hạch bạch huyết.

Hầu hết những người bị phát ban do bệnh Lyme sẽ có tổn thương màu đỏ trên da, đường kính khoảng 5cm. Các bác sĩ có thể dựa vào biểu hiện phát ban để chẩn đoán tình trạng bệnh mà không cần xét nghiệm máu.

Can benh co toi 15% dan so the gioi nhiem-Hinh-2

Bệnh lây truyền qua bọ ve. Ảnh minh họa: Medical News Today

Vi khuẩn lây lan bệnh qua bọ ve

Bệnh Lyme lây lan do bọ ve bị nhiễm bệnh. Chúng có thể bám vào bất kỳ bộ phận nào của cơ thể con người để truyền vi khuẩn gây bệnh Lyme nhưng thường được tìm thấy ở bẹn, nách và da đầu.

Không phải tất cả các vết cắn của bọ ve đều truyền vi khuẩn gây bệnh Lyme. Vết cắn của bọ ve không nhiễm bệnh cũng như các côn trùng hoặc nhện cũng không lan rộng ra.

Các biến chứng

Nếu vết cắn bị nhiễm trùng và không được chữa, hoặc điều trị không hiệu quả, vi khuẩn có thể di chuyển theo đường máu và gây phát ban ở các bộ phận khác của cơ thể.

Các biến chứng bao gồm viêm tim, suy giảm nhận thức, xệ mặt, viêm màng não, sưng đầu gối và viêm khớp.

Lúc này, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng xét nghiệm máu để phát hiện các kháng thể chống lại vi khuẩn. Theo CDC Mỹ, chẩn đoán sớm và điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể ngăn ngừa bệnh Lyme trở nặng. 

Căn bệnh khiến thịt hóa thành xương

Người mắc bệnh FOP khiến cho xương và các mô mềm dần hòa vào nhau, có thể dẫn đến bị liệt cả người do giảm khả năng cử động.

Vài tuần trước, tôi có dịp tiếp xúc một trong những căn bệnh hiếm nhất trên thế giới có tên Fibrodysplasia ossificans progressiva (FOP). Hiện nay, khoảng 900 bệnh nhân FOP toàn cầu, theo ước tính của tổ chức NORD.

Bệnh FOP do dị biến ở gene ACVR1 dẫn đến sự chuyển đổi thành của xương từ các vùng không phải là xương như dây chằng, cơ bắp, hay dây gân. Gene ACVR1 dị biến khiến chúng có thêm chức năng làm cho thụ thể ALK2 kích thích chuỗi phản ứng Bone Morphogenetic Protein (BMP) dẫn đến kích hoạt Smads 1/5/8, làm tế bào gốc chuyển đổi thành tế bào xương.