Căn bệnh khiến thịt hóa thành xương

Người mắc bệnh FOP khiến cho xương và các mô mềm dần hòa vào nhau, có thể dẫn đến bị liệt cả người do giảm khả năng cử động.

Vài tuần trước, tôi có dịp tiếp xúc một trong những căn bệnh hiếm nhất trên thế giới có tên Fibrodysplasia ossificans progressiva (FOP). Hiện nay, khoảng 900 bệnh nhân FOP toàn cầu, theo ước tính của tổ chức NORD.

Bệnh FOP do dị biến ở gene ACVR1 dẫn đến sự chuyển đổi thành của xương từ các vùng không phải là xương như dây chằng, cơ bắp, hay dây gân. Gene ACVR1 dị biến khiến chúng có thêm chức năng làm cho thụ thể ALK2 kích thích chuỗi phản ứng Bone Morphogenetic Protein (BMP) dẫn đến kích hoạt Smads 1/5/8, làm tế bào gốc chuyển đổi thành tế bào xương.

Người mắc bệnh này khiến cho xương và các mô mềm dần dần hòa vào nhau, dẫn đến xương ngày càng to ra trong khi các cơ bắp teo lại và yếu đi. Sự biến đổi xương qua quá trình vôi hóa dẫn đến xương khớp lưng dính lại. Các xương cánh tay/chân cũng dính theo, dẫn đến phạm vi chuyển động (ROM) giảm hẳn.

Can benh khien thit hoa thanh xuong
Hiện có khoảng 900 bệnh nhân FOP toàn cầu, theo ước tính của tổ chức NORD. Ảnh: SCMP.

Quá trình chuyển đổi này thường bắt đầu từ bé, khi bệnh nhân có những cục u cứng giống như xương. Trẻ em mới sinh thường có ngón chân cái rất to (do xương to) và ngón tay cái to và dần dần nổi các cục u xương to khác. Xét nghiệm xương sẽ thấy xương không trưởng thành.

Bệnh nhân hay bị đau khớp, sưng khớp, sưng cơ bắp và giảm khả năng vận động. Các bệnh về phổi hay tim xảy ra do xương lồng ngực bị giới hạn và vôi hóa. Chẩn đoán bệnh thông qua thăm khám lâm sàng, tìm thấy dị biến ở gene ACVR1. Đa số bệnh FOP xảy ra do dị biến gene, một vài trường hợp di truyền từ gia đình qua thể gene trội.

Bệnh FOP lâu dần có thể dẫn đến bị liệt cả người do giảm khả năng cử động. Bệnh nhân cần được chăm sóc và tập vật lý trị liệu. Lưu ý, bệnh nhân không nên lấy sinh thiết xương hay chích vào xương vì có thể kích thích xương phát triển thêm.

Các nghiên cứu hiện nay chủ yếu nhắm vào trị liệu gene nhằm vào ngăn chặn sự thay đổi quá trình chuyển đổi từ tế bào gốc thành tế bào xương. Các nghiên cứu về bệnh này cũng có thể ứng dụng cho các bệnh khác về xương như loãng xương hay ung thư xương.

PGS.TS.BS Huỳnh Wynn Trần hiện sinh sống tại Los Angeles, California, Mỹ. Ông là bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Methodist Hospital, giảng dạy tại Đại học Y khoa California Northstate.

Cô gái 23 tuổi cùng lúc nuôi 2 bộ xương trên người

Cô gái 23 tuổi người Mỹ đang phải đối mặt với căn bệnh lạ khi người “hóa đá”.

Jasmin Floyd, 23 tuổi là một cô gái thông minh và thích phiêu lưu mạo hiểm. Bệnh người hóa đá bắt đầu đến với cô với một hạt đậu bằng kích thước ngón chân cái ở cổ khi sinh và tình trạng tiến triển đến độ khiến cô bé cứng cổ khi bắt đầu đến tuổi vào lớp mẫu giáo.

Mắc căn bệnh này chẳng khác nào ung thư phổi

Bệnh phổi tắc nghẽn là một bệnh lý mãn tính, đời sống của người bệnh cũng khổ trăm bề. Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân của tắc nghẽn phổi mãn tính có yếu tố do thuốc lá gây ra.

Mac can benh nay chang khac nao ung thu phoi
Ảnh minh họa. 

6 năm nay ông Đỗ Văn Q. 68 tuổi quê Thái Bình chỉ sống ở bệnh viện vì căn bệnh phổi tắc nghẽn của mình. Ông Q. bị đột quỵ vào 6 năm trước. Sau khi trải qua cơn đột quỵ từ đó trở đi ông thường xuyên bị khó thở và phải lên bệnh viện huyện điều trị. Các bác sĩ ở tuyến huyện cũng không rõ bệnh của ông là gì, khó thở thì cho thở khí dung hoặc thở ô xy.

Năm ngoái, ông Q. nhập viện điều trị, huyết áp cao lên tới 190/130 không có dấu hiệu hạ nên bệnh viện giới thiệu lên tuyến trên. Con cháu ông Q. quyết định đưa bố thẳng lên Hà Nội. Tại Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ chẩn đoán ông Q. bị tắc nghẽn phổi mãn tính. Sau khi điều trị bệnh này một thời gian, ông Q. thấy đỡ nhưng về nhà lại bị khó thở và đành lên viện ở.

Ông Q. có tiền sử hút thuốc lá 20 năm. Nhiều năm trước ông cũng không biết rõ bệnh của mình là gì và vẫn hút thuốc lá ngày 3,4 điếu thay vì cả bao như lúc trước.

Vợ con ông Q. cho biết ông Q. hút rất nhiều thuốc lá. Khi đến bệnh viện, nhìn những bệnh nhân ăn cũng khó, thở càng khó hơn đều do tác hại thuốc lá họ cũng cảm thấy ám ảnh nhưng đến bây giờ bỏ thuốc lá thì đã quá muộn.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 ở Mỹ. Bác sĩ Phan Thu Phương – Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính hay còn gọi là COPD là căn bệnh "giết" chết hơn 120.000 người Mỹ mỗi năm, tức là cứ 4 phút lại có 1 người chết vì COPD, và con số này đang ngày càng gia tăng.

Tính đến năm 2011, có khoảng 12 triệu người Mỹ được chẩn đoán COPD. Con số đó hiện nay có thể là 16 triệu người và 12 triệu người khác bị bệnh mà chưa được biết đến.

COPD tiến triển từ từ và nặng dần theo thời gian. Ở giai đoạn sớm, bệnh có thể không gây ra triệu chứng nào. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị ở giai đoạn này có thể tránh được các tổn thương phổi, các vấn đề hô hấp, thậm chí là suy tim. Bước đầu tiên là cần phát hiện các yếu tố nguy cơ gây phát triển bệnh.

Thủ phạm gây bệnh là thuốc lá

Nguyên nhân hàng đầu gây nên COPD là hút thuốc lá. Phơi nhiễm kéo dài với những chất hóa học gây kích ứng cũng có thể gây COPD. COPD là một bệnh cần một thời gian dài để hình thành. Chẩn đoán thường bao gồm chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu và xét nghiệm chức năng phổi.

Đối với thuốc lá, khói thuốc gây ra khoảng 90% các trường hợp tử vong do COPD. Những người hút thuốc có nguy cơ chết vì bệnh tăng gấp 13 lần so với những người không hút thuốc.

Tiếp xúc với thuốc lá thời gian dài đặc biệt nguy hiểm. Nếu bạn hút thuốc lá càng nhiều năm và số lượng càng nhiều thì nguy cơ của bạn càng cao. Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Khi bị mắc COPD, bệnh nhân không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh COPD, nhưng việc điều trị có thể làm giảm nhẹ triệu chứng, giảm biến chứng, và nâng cao chất lượng sống. Thuốc, liệu pháp oxy, và phẫu thuật là một số cách điều trị phổ biến. Nếu không được điều trị, COPD có thể gây bệnh tim và làm việc nhiễm khuẩn đường hô hấp trầm trọng hơn.

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nói rằng, vì phổi của họ đã bị tổn thương rồi, nên việc cai thuốc lá lúc này sẽ chẳng còn tác dụng gì nữa. Nhưng suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.

Cai thuốc là là việc quan trọng nhất bạn có thể làm để có thể chung sống tốt hơn với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nếu bạn mắc bệnh này và vẫn hút thuốc thì các biện pháp điều trị sẽ không phát huy tác dụng.

Những tổn thương ở phổi sẽ không bao giờ hồi phục được, bạn cũng không thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và bạn sẽ hít thở ngày một khó khăn hơn. Nếu bạn mắc COPD và cai thuốc lá, bạn sẽ cảm thấy triệu chứng khá hơn gần như ngay lập tức. Nếu bạn tiếp tục hút thuốc, nguy cơ tử vong vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính của bạn sẽ tăng lên khoảng 12 lần.

Cận cảnh phương pháp giảm cân bằng cách đi tiểu ra mỡ

(Kiến Thức) - Cách giảm cân mới, có tên gọi Aqualyx đang được quảng cáo là một sự thay thế hữu hiệu cho phương pháp hút mỡ thẩm mỹ phổ biến hiện nay.

Một dung dịch mới vừa được các nhà khoa học Anh đưa vào thử nghiệm quá trình giảm cân ở con người. Các nhà nghiên cứu tuyên bố dung dịch này có khả năng hòa tan mỡ và cho phép chúng thoát ra ngoài cơ thể thông qua đường nước tiểu.
Một dung dịch mới vừa được các nhà khoa học Anh đưa vào thử nghiệm quá trình giảm cân ở con người. Các nhà nghiên cứu tuyên bố dung dịch này có khả năng hòa tan mỡ và cho phép chúng thoát ra ngoài cơ thể thông qua đường nước tiểu.