Món canh thanh mát giúp giảm axit uric, ngừa bệnh gout

Món canh thanh mát từ cải bẹ, bí xanh và đậu phụ non giúp lợi tiểu, giảm axit uric máu – hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện triệu chứng gout hiệu quả.

Tăng axit uric máu không chỉ gây ra các cơn đau gout cấp tính mà còn âm thầm làm tổn thương thận, khớp và hệ tim mạch nếu không được kiểm soát tốt. Ngoài điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định chỉ số axit uric.

nau-canh-cai-be-xanh-bi-xanh-dau-phu.jpg
Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc bổ sung rau xanh và chất xơ, đồng thời hạn chế đạm động vật là chìa khóa để ngăn chặn nguy cơ tái phát gout. Trong đó, một món canh đơn giản nhưng có tác dụng hỗ trợ đào thải axit uric hiệu quả chính là canh cải bẹ xanh nấu bí xanh và đậu phụ non.

Lợi ích từ món canh

Cải bẹ xanh: Giàu chất xơ, vitamin C và folate, cải bẹ xanh có tính kiềm nhẹ, hỗ trợ trung hòa axit trong máu và tăng đào thải axit uric qua nước tiểu.

Bí xanh: Có tác dụng lợi tiểu, giúp cơ thể thải độc, giảm giữ nước. Bí xanh chứa nhiều nước, giúp làm mát cơ thể và giảm viêm.

bi-xanh.jpg
Ảnh minh họa.

Đậu phụ non: Là nguồn đạm thực vật an toàn với người có axit uric cao. So với thịt đỏ, đậu phụ không làm tăng chuyển hóa purin, đồng thời còn giúp bổ sung protein lành mạnh.

Cách nấu canh cải bẹ xanh – bí xanh – đậu phụ

Nguyên liệu:

1 bó cải bẹ xanh

200g bí xanh

1 miếng đậu phụ non

Gừng tươi, muối tinh hoặc nước mắm nhạt, dầu ăn thực vật

Cách làm:

Rửa sạch cải bẹ, cắt khúc vừa ăn. Bí xanh gọt vỏ, thái lát. Đậu phụ cắt miếng nhỏ.

Đun nước sôi, cho vài lát gừng vào nồi cùng bí xanh. Nấu 5 phút.

Tiếp tục cho cải bẹ và đậu phụ vào, nêm gia vị nhạt. Mở vung khi nấu để rau giữ màu và hương vị.

Canh chín, múc ra dùng nóng. Nên ăn trong bữa cơm, 3–4 lần/tuần.

4cf3e4e54b46fc18a557.jpg
Ảnh minh họa

Lưu ý khi dùng

Không nên nêm quá mặn hoặc kết hợp với các món nhiều đạm trong cùng bữa ăn.

Người bị huyết áp thấp nên ăn kèm tinh bột để tránh hạ đường huyết sau bữa ăn có nhiều chất xơ.

Nên duy trì đều đặn món canh này vào các bữa tối trong tuần để đạt hiệu quả bền vững.

Canh xương rồng cá đuối – Vị thanh mát xứ gió Lào cát trắng

Từ cây xương rồng gai góc, người Quảng Bình tạo nên món canh vừa lạ vừa ngon, mang hương vị độc đáo khó quên của vùng biển nắng gió.

xuong-rong-co-la-khong.jpg
Giữa cái nắng cháy da của miền Trung, nơi đất cằn, gió Lào thổi rát mặt, người dân Quảng Bình vẫn giữ được một món ăn dân dã mà độc đáo: canh xương rồng nấu cá đuối. Nghe tên có phần lạ lẫm, nhưng ai từng một lần nếm thử hẳn sẽ nhớ mãi hương vị thanh mát, chua nhẹ, mộc mạc mà tinh tế của bát canh mang đậm hơi thở biển cả này. Ảnh Internte
canh-xuong-rong-ca-duoi2.jpg
Nguyên liệu chính làm nên món ăn là xương rồng bẹ, hay còn gọi là xương rồng tai thỏ – loài cây mọng nước, bản dẹp, mặt phủ đầy gai li ti, tưởng như chỉ để trồng làm cảnh. Ảnh Phong Nha

Vò rau ngót trước khi nấu có làm mất chất dinh dưỡng?

Tưởng là bước giúp rau mềm, dễ ăn, thao tác vò rau ngót nếu làm sai thời điểm có thể khiến món canh mất chất mà bạn không hề hay biết.

Rau ngót từ lâu đã là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt. Không chỉ dễ ăn, dễ nấu, rau ngót còn được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, một thói quen tưởng chừng vô hại – vò rau trước khi nấu – lại đang khiến nhiều người phải xem lại cách chế biến của mình.

rau-ngot.jpg
Ảnh minh hoạ

Canh hàu nấu gừng món ăn giúp tăng cường sinh lý nam giới

Canh hàu nấu gừng là món ăn bổ dưỡng giúp tăng cường sinh lý nam giới. Hàu giàu kẽm, gừng kích thích lưu thông máu, hỗ trợ sức khỏe tình dục.

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu và lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng về các món ăn bổ trợ sức khỏe sinh lý nam giới. Canh hàu nấu gừng là một trong những món ăn không chỉ thơm ngon mà còn rất hiệu quả trong việc hỗ trợ cải thiện sức khỏe sinh lý của phái mạnh.

Lợi ích của hàu đối với sức khỏe nam giới