Cái bẫy trong hệ sinh thái bạc tỷ của Hải Sen, Quang Linh

Hệ sinh thái truyền thông do KOL tạo ra có thể mang lại lợi nhuận khổng lồ trong thời gian ngắn, nhưng cũng dễ đổ vỡ khi người trung tâm sa cơ.

Ngày 16/6, TikToker Hải Sen bị khởi tố, bắt tạm giam vì tội "buôn bán hàng giả là thực phẩm" khi bán hơn 100.000 chai "Siro ăn ngon Hải Bé". Ảnh: Hải Sen Vlog/Facebook.
Ngày 16/6, TikToker Hải Sen bị khởi tố, bắt tạm giam vì tội "buôn bán hàng giả là thực phẩm" khi bán hơn 100.000 chai "Siro ăn ngon Hải Bé". Ảnh: Hải Sen Vlog/Facebook.

TikToker Lê Văn Hải, hay còn gọi Hải Sen, từng sở hữu cả một "đế chế": hơn 9 triệu lượt theo dõi từ các kênh cá nhân và thành viên gia đình, thương hiệu siro “Hải Bé” bán ra hàng trăm nghìn chai với doanh thu ước tính hơn 16 tỷ đồng, ít nhất 5 khóa học sáng tạo nội dung với học phí 100 triệu đồng/học viên.

Hằng Du Mục thì được mệnh danh là “chiến thần livestream” nhờ khả năng chốt hàng chục nghìn đơn chỉ trong vài phút và có hơn 6 triệu người theo dõi trên mạng xã hội. Gian hàng TikTok Shop của cô đạt 58 tỷ đồng doanh thu chỉ riêng trong quý I/2025.

Quang Linh Vlogs, từng là biểu tượng thiện nguyện tại châu Phi, từng được khen ngợi vì truyền cảm hứng tích cực và xuất hiện tại các hội nghị lớn với vai trò đại diện cộng đồng.

Điểm chung là cả ba sở hữu “hệ sinh thái” nội dung và kinh doanh khổng lồ nhưng nhanh chóng sụp đổ sau một đợt khủng hoảng. Kênh TikTok biến mất, trang web ngừng hoạt động, thương hiệu đóng cửa, các học viên và đối tác kinh doanh bị dư luận công kích.

Chuyên gia cho rằng hệ sinh thái KOL/KOC dễ hình thành nhưng cũng dễ sụp đổ nếu thiếu kỹ năng quản trị, kiểm soát pháp lý và định vị thương hiệu rõ ràng.

Một người vấp ngã, cả chuỗi chao đảo

Một KOL/KOC nổi tiếng không tồn tại đơn độc. Họ là trung tâm của một hệ sinh thái truyền thông, bao gồm các nhãn hàng, đội ngũ sản xuất nội dung, học trò, affiliate, cộng đồng người hâm mộ và cả các chiến dịch marketing xoay quanh, theo ông Phan Vĩnh Phúc, Chủ tịch cộng đồng doanh nhân SNGGROUP, thỉnh giảng truyền thông tại một số trường đại học, công ty, tập đoàn.

Vợ chồng Hải Sen liên tục khoe đổi xe hơi sau thời gian làm sáng tạo nội dung, kinh doanh mỹ phẩm. Ảnh: Hải Sen Vlog/Facebook.
Vợ chồng Hải Sen liên tục khoe đổi xe hơi sau thời gian làm sáng tạo nội dung, kinh doanh mỹ phẩm. Ảnh: Hải Sen Vlog/Facebook.

Điểm chung giữa ba vụ việc Hải Sen, Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs là đều phát triển đủ mạnh mẽ để xây dựng hệ sinh thái truyền thông riêng. Song, khi mọi thứ đều xoay quanh cá nhân là người nổi tiếng, không có bộ phận nào đủ độc lập để gồng gánh khi nhân vật trung tâm “sảy chân”.

Chẳng hạn, Hải Sen từng điều hành một “đế chế” nội dung với hơn 9 triệu người theo dõi trên các kênh mạng xã hội, bán hơn 100.000 hộp siro Hải Bé với doanh thu ước tính 16 tỷ đồng. Anh từng tổ chức ít nhất 5 khóa học TikTok thu học phí đến 100 triệu đồng/người.

Sau khi TikToker bị khởi tố vì bán hàng giả, không chỉ các kênh của Hải biến mất, mà học viên từng quay video cùng gia đình anh cũng bị chỉ trích dữ dội. Nhiều TikToker phải ẩn/xóa clip, khóa bình luận vì bị cho là “tiếp tay” bán hàng không rõ nguồn gốc.

Tương tự, thương hiệu “Chị Em Rọt” của Hằng Du Mục ghi nhận doanh thu TikTok Shop hơn 58 tỷ đồng chỉ trong quý I/2025. Rồi chỉ sau một buổi kiểm nghiệm phát hiện kẹo Kera chứa chất nhuận tràng, toàn bộ sản phẩm biến mất khỏi gian hàng, affiliate ngừng đăng bài, trong khi bản thân Hằng Du Mục mất hơn 200.000 người theo dõi trên TikTok.

Quang Linh Vlogs, Hoa hậu Thùy Tiên và Hằng Du Mục bị khởi tố, bắt tạm giam do liên quan đến sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng. Ảnh: Kera Vietnam/Facebook.
Quang Linh Vlogs, Hoa hậu Thùy Tiên và Hằng Du Mục bị khởi tố, bắt tạm giam do liên quan đến sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng. Ảnh: Kera Vietnam/Facebook.

Hiệu ứng dây chuyền xảy ra mạnh nhất với Quang Linh Vlogs, người từng có hơn 5 triệu người theo dõi và gắn hình ảnh với các hoạt động thiện nguyện tại châu Phi.

Sau bê bối kẹo Kera, anh bị mất khoảng 100.000 follow, hàng loạt fanpage phụ tạm ngưng hoạt động, các thương hiệu Quang Linh từng góp vốn như cơm niêu, nước hoa cũng bị “réo tên”. Các cộng sự cũ của anh như Lindo, Tiến Nguyễn cũng nhiều lần bị ảnh hưởng.

Lindo (người Angola) từng chia sẻ bản thân gặp khó khăn tài chính, không có điện thoại để tiếp tục quay clip, sáng tạo nội dung. Trong khi đó, Tiến Nguyễn, người được cho là đứng ra gánh vác “team châu Phi” sau Quang Linh Vlogs, thường bị chỉ trích vì từng tham gia các phiên livestream bán kẹo Kera.

Chuyên gia truyền thông Phan Vĩnh Phúc nhận định, hiện tượng hệ sinh thái KOL/KOC sụp đổ theo hiệu ứng dây chuyền như các trường hợp trên không phải cá biệt.

“Hệ sinh thái truyền thông giúp KOL/KOC lan tỏa nhanh chóng rồi từ đó mang lại hào quang, tiền tài cho họ. Song vì thiếu kỹ năng quản trị nên hệ thống này rất dễ sụp đổ, nhất là khi KOL/KOC lấn sân sang mảng kinh doanh”, ông nói.

Khán giả thiệt thòi

Theo ông Phúc, năng lực lõi của KOL/KOC là khả năng tạo ảnh hưởng truyền thông chứ không phải quản trị doanh nghiệp. Thậm chí nhiều người nổi tiếng còn chưa phát huy giá trị lõi này mà chỉ tập trung sáng tạo nội dung gây tranh cãi, bất chấp giá trị đạo đức để “câu view”.

Vợ chồng chủ kênh Gia đình Hải Sen từng gây tranh cãi với loạt clip câu kéo người xem để quảng cáo, bán hàng. Ảnh: Gia đình Hải Sen/Facebook.
Vợ chồng chủ kênh Gia đình Hải Sen từng gây tranh cãi với loạt clip câu kéo người xem để quảng cáo, bán hàng. Ảnh: Gia đình Hải Sen/Facebook.

Với những KOL mở rộng hệ sinh thái sang lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là sản phẩm vật lý như thực phẩm chức năng, rủi ro càng gia tăng. Việc sản xuất, phân phối một sản phẩm đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về chuỗi cung ứng, kiểm định, tài chính, pháp lý.

“Người làm nội dung mà không có nghiệp vụ kinh doanh hoặc quá tin tưởng đối tác dễ có những quyết định đáng tiếc. Muốn làm nội dung bền vững cần có người đồng hành am hiểu pháp lý, kế toán, truyền thông. Sự tỉnh táo trước những cám dỗ về danh lợi cũng rất quan trọng”, ông Phúc nhận định.

Chuyên gia truyền thông Phan Vĩnh Phúc nhấn mạnh KOL/KOC cần có kiến thức về tài chính, pháp luật, quản trị doanh nghiệp... hoặc tìm người đồng hành có chuyên môn nếu muốn phát triển bền vững. Ảnh: NVCC.
Chuyên gia truyền thông Phan Vĩnh Phúc nhấn mạnh KOL/KOC cần có kiến thức về tài chính, pháp luật, quản trị doanh nghiệp... hoặc tìm người đồng hành có chuyên môn nếu muốn phát triển bền vững. Ảnh: NVCC.

Không ít KOL/KOC tự phát triển doanh nghiệp, mạng lưới affiliate, gồm học viên, người mua hàng hoặc người muốn kiếm tiền từ việc reup nội dung, quảng bá lại sản phẩm. Khi KOL gặp khủng hoảng, mạng lưới này cũng nhanh chóng sụp đổ vì thiếu kiểm soát.

Trong khi các nhãn hàng lớn thường có đội ngũ xử lý khủng hoảng và xem KOL/KOC như một kênh truyền thông phụ trợ, thì khán giả, đặc biệt là người mua hàng, lại không có cơ chế bảo vệ nào. Họ là đối tượng chịu tác động trực tiếp từ nội dung thiếu kiểm soát, thông tin sai lệch và những sản phẩm không được kiểm chứng rõ ràng.

“Khi niềm tin bị phản bội, thiệt hại không chỉ nằm ở sức khỏe hay tài chính, mà còn là sự hoang mang về giá trị thật giả trong thế giới nội dung ngập tràn cảm xúc”, chuyên gia truyền thông chia sẻ.

lifestyle.znews.vn

Chủ kênh Tiktok "Gia đình Hải Sen" có thể bị phạt thế nào?

Tài khoản Tiktok "Gia đình Hải Sen" của Hải và Phúc thường xuyên đăng các video bán mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả. 2 người này có thể bị xử phạt thế nào?

Ngày 17/6, Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, đơn vị đã khởi tố bị can, tạm giam Trần Đại Phúc, Giám đốc Công ty TNHH Hải Bé và Lê Văn Hải (thành viên góp vốn của công ty) về tội Buôn bán hàng giả là thực phẩm, theo điều 193, Bộ luật Hình sự. Hai người này bị cáo buộc, hai năm qua, tài khoản Tiktok "Gia đình Hải Sen" của Hải và Phúc thường xuyên đăng tải các video bán nhiều mặt hàng là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, trong đó nhiều nhất là loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên "Siro ăn ngon Hải Bé".

capture-8642.png

Coi chừng sập bẫy khóa học làm giàu online từ TikTok

Chi tiền mua khóa học dạy kiếm tiền từ Tiktok, nhiều người rơi vào tình cảnh "mất cả chì lẫn chài".

Trong thời đại số hóa, TikTok không chỉ là nền tảng giải trí mà còn mở ra nhiều cơ hội kiếm tiền. Tuy nhiên nó cũng trở thành "mảnh đất màu mỡ" cho những kẻ cơ hội giăng bẫy. Hàng loạt khóa học "làm giàu nhanh" từ TikTok mọc lên như nấm, hứa hẹn biến bạn thành triệu phú chỉ sau "vài cú chạm". Thế nhưng, đằng sau những lời đường mật và hình ảnh hào nhoáng là vô vàn câu chuyện buồn của những người đã đổ tiền, công sức và niềm tin vào ảo vọng.

capture.png
Coi chừng sập bẫy khóa học làm giàu online từ TikTok.

Chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" vừa bị bắt là ai?

Kênh TikTok “Gia đình Hải Sen” là tên gọi của 2 vợ chồng ở Ninh Bình nổi tiếng trên các nền tảng mạng xã hội với hàng nghìn video được đăng tải...

3088128b97c57e9b27d4.jpg
Ngày 16/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Bình ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, khám xét chỗ ở, nơi làm việc và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Đại Phúc (Giám đốc Công ty TNHH Hải Bé) và Lê Văn Hải (thành viên góp vốn của Công ty TNHH Hải Bé) về tội Buôn bán hàng giả là thực phẩm quy định tại khoản 1, Điều 193, Bộ luật Hình sự năm 2015.
capture-3594.png
Trong tháng cao điểm về tăng cường đấu tranh chống hàng giả, qua việc nắm tình hình trên không gian mạng, Công an tỉnh Ninh Bình phát hiện tài khoản mạng xã hội TikTok “Gia đình Hải Sen” của Lê Văn Hải là thành viên sáng lập của Công ty TNHH Hải Bé. Tin Hải bị bắt khiến "Gia đình Hải Sen" trở thành từ khóa được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã hội.