Sốc phản vệ nguy kịch do tự ý dùng thuốc chữa đau xương khớp

Việc sử dụng sai thuốc không chỉ khiến bệnh không thuyên giảm mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng như sốc phản vệ, tổn thương gan, thận, hệ thần kinh...

Ngày 2/7, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông bí cho biết, bệnh viện đã cấp cứu thành công 1 trường hợp sốc phản vệ nặng do tự mua thuốc về uống.

Theo đó, người bệnh D. 71 tuổi (Uông Bí, Quảng Ninh) có tiền sử dị ứng thời tiết, dị ứng thuốc, bản thân lại mắc bệnh mạn tính tăng huyết áp, đái tháo đường...

Gần đây, bệnh nhân thấy đau nhức xương khớp nhiều nhưng thay vì đến cơ sở y tế khám và điều trị, người bệnh lại tự mua về uống. Hậu quả người bệnh bị phản vệ độ II và phải nhập viện cấp cứu.

Người bệnh được người thân đưa vào viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí trong tình trạng phản vệ độ 2: mẩn đỏ toàn thân, sưng nề 2 mắt, tức ngực và khó thở nhẹ.

Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ xác định người bệnh bị phản vệ và đã nhanh chóng xử trí cấp cứu theo đúng phác đồ. Hiện sức khỏe người bệnh ổn định, đã được xuất viện.

soc-phan-ve.jpg
Người đàn ông bị sốc phản vệ do tự mua thuốc điều trị - Ảnh BVCC

ThS.BS.Dương Đức Mạnh, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cảnh báo, tự ý dùng thuốc là hành động tiềm ẩn nguy cơ tử vong.

ThS.BS.Dương Đức Mạnh cho biết, sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nặng, xảy ra đột ngột sau khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng, trong đó thuốc là nguyên nhân hàng đầu. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong chỉ sau vài phút.

Điều đáng lo ngại là hiện nay, tình trạng người dân tự ý mua thuốc qua mạng, qua lời mách bảo, thậm chí sử dụng thuốc truyền miệng, không rõ nguồn gốc, không có chỉ định của bác sĩ đang diễn ra phổ biến.

Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng sai thuốc không chỉ khiến bệnh không thuyên giảm mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng như sốc phản vệ, tổn thương gan, thận, hệ thần kinh...

Người dân cần lưu ý: Khi có dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc như nổi mề đay, khó thở, tụt huyết áp, buồn nôn... cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Việc dùng thuốc là vấn đề nghiêm túc và cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đừng để hành vi tự ý dùng thuốc biến một căn bệnh đơn giản thành nguy cơ đe dọa tính mạng.

Hai trẻ dị ứng, sốc phản vệ nguy kịch do ăn trứng gà, tôm

Cần cẩn trọng khi cho con thử những món ăn mới, đặc biệt là các loại dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, đậu phộng, sữa...

Ngày 6/6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, các bác sĩ khoa Nhi vừa kịp thời cấp cứu thành công 2 bé bị dị ứng thức ăn, trong đó có 1 ca rất nguy kịch do sốc phản vệ.

Trường hợp đầu tiên là bé H.N.T, 10 tháng tuổi, thường trú tại thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, sau khi ăn trứng gà khoảng 1 tiếng thì xuất hiện nổi ban đỏ toàn thân, buồn nôn, nôn nhiều kèm theo khó thở, tím tái được chẩn đoán sốc phản vệ do dị ứng trứng gà. May mắn là bé được người nhà đưa đến viện rất nhanh và xử lý kịp thời.

Hôn mê, sốc phản vệ do ăn ve sầu

Một bữa ăn tưởng chừng bình thường có thể trở thành thảm họa nếu chúng ta không hiểu rõ về thực phẩm mình sử dụng.

Nguy kịch trong gang tấc vì “món độc lạ tự nhiên”

Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) mới tiếp nhận và cấp cứu kịp thời một trường hợp sốc phản vệ nghiêm trọng do ăn ve sầu chiên – món ăn được nhiều người xem là “đặc sản tự nhiên” nhưng tiềm ẩn không ít nguy cơ cho sức khỏe.

Tự uống thuốc ho và dạ dày người bệnh 30 tuổi bị sốc phản vệ

Phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc với thuốc, thực phẩm, nọc côn trùng hoặc các tác nhân khác. Tình trạng này tiến triển rất nhanh, dẫn đến suy hô hấp hoặc sốc phản vệ, đe dọa tính mạng.

Ngày 12/5, Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao (Phú Thọ) cho biết, Trung tâm vừa cấp cứu thành công cho người bệnh N.T.C, 30 tuổi, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với các triệu chứng sốc phản vệ như phù nề môi, lưỡi, tức ngực, khó thở sau khi tự ý mua thuốc khi bị ho, đau họng.

Theo lời kể của người bệnh, người bệnh xuất hiện triệu chứng ho, đau họng nên ra hiệu thuốc mua thuốc về uống, cùng ngày người bệnh thấy xuất hiện ợ chua, buồn nôn người bệnh tiếp tục tự ý đi mua thuốc về uống.