Tiêu huỷ 1 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc ở Huế

Bất ngờ kiểm tra một cơ sở kinh doanh tại phường Hóa Châu, lực lượng chức năng TP Huế phát hiện 1 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn.

Ngày 2/7, thông tin từ Chi cục quản lý thị trường TP Huế cho biết, đơn vị vừa phối hợp tiêu hủy 1 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trước đó, lực lượng Cảnh sát kinh tế Công an TP Huế phối hợp với Quản lý thị trường phát hiện 1 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ tại hộ kinh doanh T.M.V. (trú đường Địa Linh, phường Hóa Châu, TP Huế).

Được biết, lô hàng lưu giữ trong 100 thùng giấy có nhãn mác in dòng chữ nước ngoài “KZERO - Paraguay”, mỗi thùng nặng 10kg.

chan-ga1-1751444939685.jpg
Lực lượng chức năng đang kiểm đếm tang vật.

Thời điểm kiểm tra, chủ hộ kinh doanh không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của lô hàng.

Qua xác minh ban đầu, lô hàng được ông T.M.V. mua từ một người lạ thông qua mạng xã hội, không rõ nhân thân, không ký kết hợp đồng, không có giấy tờ truy xuất nguồn gốc.

Hiện, Chi cục Quản lý thị trường TP Huế đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với hộ kinh doanh T.M.V. số tiền 30 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số lượng chân gà nói trên theo quy định pháp luật.

>>> Xem thêm video phức tạp với đấu tranh thực phẩm bẩn.

(Nguồn: Truyền hình TP Hà Nội)

Lạng Sơn phát hiện 1 tấn móng giò lợn không rõ nguồn gốc

Cơ quan chức năng Lạng Sơn vừa tiến hành khám phương tiện vận tải đang lưu thông, phát hiện 1.000 kg móng giò lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Mới đây, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 6, Chi cục QLTT tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Phòng PC03- Công an tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan chuyên môn tiến hành khám phương tiện vận tải BKS 18C-075.77 do ông Chu Văn Sơn (địa chỉ tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) điều khiển.

Tại thời điểm khám, Đoàn phát hiện bên trong khoang chứa hàng hóa của phương tiện có 1.000 kg móng giò lợn đã qua sơ chế, được đựng trong các bao tải dứa và có hiện tượng chảy nước.

Dầu ăn OFood gia súc cho người… lộ “sự bát nháo” quản lý thị trường?

Vụ dầu ăn OFood gia súc của Nhật Minh Food bán cho người, có thể thấy “sự bát nháo” quản lý thị trường thực phẩm. Câu hỏi về trách nhiệm được đặt ra?

Công an tỉnh Hưng Yên vừa triệt phá đường dây sản xuất và tiêu thụ dầu ăn giả quy mô lớn của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nhật Minh Food và các doanh nghiệp liên quan.

Nhật Minh Food đã nhập khẩu dầu thực vật dùng làm thức ăn chăn nuôi, sau đó làm giả nhãn mác thành dầu ăn mang thương hiệu OFOOD để đưa ra thị trường dùng cho người. Hàng chục nghìn tấn dầu thực vật gắn nhãn hiệu Ofood không đảm bảo chất lượng được bán cho hàng trăm công ty, đại lý phân phối trên toàn quốc để bán cho người tiêu dùng, chủ yếu phân phối đến các bếp ăn công nghiệp, nhà hàng và làng nghề chế biến thực phẩm.

Bắt giữ 2,5 tấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc ở Quảng Trị

Kiểm tra đột xuất 4 kho hàng của ông T.Đ.V. (TP Đông Hà), lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị phát hiện 2,5 tấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Ngày 25/6, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa phát hiện, thu giữ 2,5 tấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc tại một cửa hàng mỹ phẩm ở TP Đông Hà.

Trước đó, lực lượng chức ăng đồng loạt kiểm tra 4 kho hàng của ông T.Đ.V, chủ hộ kinh doanh Cửa hàng Mỹ phẩm - Phụ liệu tóc Kim Anh (Phường 1, TP Đông Hà) phát hiện 2,5 tấn mỹ phẩm, thuộc 43 loại nhãn hàng khác nhau, trị giá hàng trăm triệu đồng.