Màn xỏ khuyên ghê rợn trong lễ hội Ấn Độ

Những chiếc khuyên sắt xuyên ngang cơ thể người tham gia trong một nghi lễ tỏa sáng tại Lễ hội Thaipusam ở Ấn Độ.

Man xo khuyen ghe ron trong le hoi An Do
Màn xỏ khuyên sắt ngang cơ thể ghê rợn trong lễ hội Ấn Độ.

Các tín đồ theo đạo Hindu thực hiện nghi lễ xỏ khuyên trên cơ thể trong một nghi lễ của Lễ hội Thaipusam hàng năm ở Chennai, Ấn Độ.

Thaipusam là một lễ hội được tổ chức bởi cộng đồng người Tamil trong tháng trăng tròn của tháng Tamil của người Thái khoảng tháng Giêng, tháng Hai.

Từ Thaipusam mang nghĩa là sự kết hợp giữa tên của tháng, tiếng Thái, và tên của một ngôi sao, Pusam. Ngôi sao đặc biệt này được quan tâm nhất trong suốt lễ hội. Đây là một trong những lễ hội tâm linh sôi động nhất thế giới.

Những hình thức nghiêm khắc là những màn hành xác đáng sợ, rùng rợn nhưng những người tham gia dường như không còn cảm giác về sự đau đớn. Họ xiên những vật sắc nhọn lên cơ thể, dùng móc sắt móc vào da thịt, trình diễn khả năng, đi trên đinh, trên lửa nóng ...

Những người tham gia lễ hội thực hiện tập tục xỏ đâm thủng má, cơ thể bằng những xiên dài tượng trưng cho ngọn giáo, hoặc những móc đâm ngực và lưng.

Man xo khuyen ghe ron trong le hoi An Do-Hinh-2

Lễ hội đầy màu sắc được coi là ngày tạ ơn, đền tội. Những người tham gia tin rằng họ được tẩy sạch mọi tội lỗi và những hành vi sai trái bằng cách tuân theo những nghi lễ nghiêm ngặt và những lời cầu nguyện trong lễ Thaipusam.

Vijay, một người tham gia lễ hội cho biết: "Năm ngoái, ngay sau khi lễ hội diễn ra, lệnh hạn chế đi lại ban bố do dịch bệnh. Nhưng giờ tình hình đã thay đổi, hầu hết các nơi đã mở cửa và chúng rôi rất vui vì điều đó".

Lễ hội kỷ niệm dịp sự kiện trong truyền thuyết Parvati đưa cho Murugan một chiếc 'giáo' Vel để anh có thể đánh bại con quỷ ác độc Soorapadman. Người ta thường tin rằng Thaipusam đánh dấu sinh nhật của Murugan.

Theo thần thoại Hindu, nữ thần Pavarthi đã tặng cho con trai mình, thần Murugan một cây giáo để đi đánh bại con quỷ ác độc Soorapadman. Người ta tin rằng lễ hội Thaipusam đánh dấu sinh nhật của Murugan.

Trước khi lễ hội Thaipusam chính thức diễn ra, những người tham gia sẽ tổ chức các buổi cầu nguyện hàng ngày, ăn kiêng nghiêm ngặt trong 48 ngày.

Vijay nói rằng: "Chúng tôi cảm thấy vui mừng, chưa bao giờ thấy đau đớn. Tôi thật may mắn khi tham gia dâng lễ cầu nguyện. Mọi người ở các lứa tuổi khác nhau đều nhiệt tình tham gia vào lễ hội". 

Phong tục đón giao thừa khác lạ dịp Tết Âm

Trong đêm giao thừa, người Mông Cổ sẽ cùng nhau uống trà, ăn bánh, người Hàn Quốc có tục lệ tắm gội sạch sẽ và mặc hanbok, thực hiện nghi lễ cúng tổ tiên một cách trang trọng.

Phong tuc don giao thua khac la dip Tet Am
Trung Quốc: Tết Nguyên đán là ngày lễ quan trọng nhất đối với người Trung Hoa. Nếu người Việt Nam chỉ làm mâm cúng tổ tiên vào đêm giao thừa thì tại Trung Quốc, các thành viên trong gia đình sẽ đoàn tụ và cùng nhau ăn bữa cơm chào đón năm mới. Bữa cơm giao thừa được cho là rất quan trọng bởi điều đó thể hiện sự hạnh phúc của gia đình. Ảnh: Cambridge News.
Phong tuc don giao thua khac la dip Tet Am-Hinh-2
Đón năm mới theo tiếng Hán được gọi là “guo nian”. Ngoài nghĩa là “năm”, từ “nian” còn dùng để gọi tên một con quái vật đáng sợ màu đỏ, chuyên đi quấy phá dân làng. Màu đỏ tượng trưng cho mong muốn một năm mới an lành nên rất được ưa chuộng trong dịp này. Ảnh: ImgCop.

Nghi lễ tạ Thổ Công cuối năm, các gia đình nên biết

Theo phong tục của người Việt Nam, những ngày cuối năm có khá nhiều nghi lễ quan trọng và lễ cúng tạ đất cuối năm là một trong số đó. Việc tri ân các vị thần cai quản đất đai là nét đẹp truyền thống ý nghĩa nên được giữ gìn.

Nghi le ta Tho Cong cuoi nam, cac gia dinh nen biet

Lễ cúng tạ đất cuối năm là nét đẹp truyền thống của mỗi gia đình Việt. Ảnh minh họa

Phong tục kỳ lạ: cô dâu chú rể bị cấm đi vệ sinh 3 ngày

Theo phong tục truyền thống, những cặp vợ chồng người Tidong mới cưới ở Indonesia sẽ bị cấm sử dụng nhà vệ sinh trong 3 ngày 3 đêm để tránh gặp xui xẻo.

Bộ tộc người Tidong ở Indonesia được biết đến với nhiều phong tục kỳ lạ. Bản thân chú rể không được phép nhìn thấy mặt cô dâu cho tới khi nào chú rể hát tặng những bản tình ca cho cô dâu nghe. Tấm màn ngăn cách giữa cặp đôi chỉ được vén lên khi những yêu cầu về nhạc được đáp ứng.
Phong tuc ky la: co dau chu re bi cam di ve sinh 3 ngay
 Người Tidong nổi tiếng với nhiều phong tục cưới "lạ"
Theo chia sẻ, trong suốt thời gian diễn ra lễ cưới, cô dâu không được rời khỏi nhà nửa bước. Ngày rước dâu, nếu chú rể đến muộn đồng nghĩa với việc chú rể sẽ phải nộp phạt (thông thường là các món đồ trang sức bằng vàng bạc). Ngày cưới, chú rể không phải là người đeo nhẫn cho cô dâu mà thay vào đó là mẹ của chú rể. Điều đặc biệt nhất, sau lễ cưới cả chú rể và cô dâu không được phép vào nhà tắm để đi vệ sinh hay tắm rửa trong suốt thời gian 3 ngày liền.