Di tích quốc gia đặc biệt tháp Bà Ponagar

Tháp Bà Po Nagar là một trong những khu đền tháp Champa có quy mô lớn và đẹp nhất còn được gìn giữ ở Việt Nam.

Tối 10/7 vừa qua, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Tháp Bà Ponagar và Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Tri thức khai thác và chế biến Trầm hương Khánh Hòa".

Nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ ở cửa sông Cái tại Nha Trang, tháp Bà Po Nagar (tên đầy đủ là Yang Po Inư Nagar) là một trong những khu đền tháp Champa có quy mô lớn và đẹp nhất còn được gìn giữ ở Việt Nam.

Di sản kiến trúc để đời của vương quốc Champa

Theo các nhà nghiên cứu, nhóm tháp Bà Po Nagar được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ, từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 12, thời kỳ đạo Hindu đang cường thịnh khi Champa ở trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương Quốc. Tên gọi “tháp Po Nagar” được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23m.

Tổng thể kiến trúc của tháp Po Nagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên. Tầng đầu tiên ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đó có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.

Tầng giữa hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1m và cao hơn 3m. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1m. Dựa vào cấu trúc này người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên dâng cúng ở các điện bên trên. Từ tầng giữa này, lại có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng trên cùng (nay đã hư hại và không còn sử dụng được).

01-9144.jpg
Vẻ uy nghiêm và cổ kính của tháp Bà Po Nagar. Ảnh: Quốc Lê.

Tầng trên cùng là nơi các tòa tháp được xây dựng với hai dãy tháp được bao quanh bởi bốn bức tường đá mà nay chỉ còn lưu lại tường phía Tây và Nam. Dãy tháp phía trước có 3 ngôi, và dãy phía sau vốn có dấu vết của 3 ngôi tháp khác, thế nhưng nay chỉ còn 1.

Tháp thờ chính ở dãy trước có quy mô lớn nhất, cao khoảng 23m, là tháp Po Nagar, hay gọi là tháp Bà. Nguyên thủy chính là tháp thờ thần Parvati, vợ của thần Shiva. Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần tạc bằng đá hoa cương màu đen ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Champa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Vào thời Pháp thuộc, tháp bị lấy mất đầu tượng, nay đã được phục chế.

Bên cạnh tháp chính về phía Nam khoảng 20m là một ngôi tháp khác nhỏ và ít trang trí điêu khắc hơn, cao chừng 12m, có thể là tháp thờ thần Shiva. Cách tháp này cũng về hướng Nam là một tháp còn nhỏ hơn. Bên trong tháp không có bệ thờ mà chỉ có một linga (thạch trụ), và đây là tháp thờ thần Ganesa, vị thần thân người đầu voi, con của Shiva. Ở dãy tháp phía sau có một ngôi tháp, tương đối ít hư hại nhất ở mạn bắc, với mái dài hình yên ngựa. Kiểu mái này chỉ thấy bắt đầu ở những tháp vùng Đồ Bàn – Vijaya (Bình Định ngày nay) sau khi kinh đô được dời xuống từ Mỹ Sơn, Trà Kiệu ở thế kỷ 11.

Nhìn chung, cả 4 tháp còn lại được xây dựng theo kiểu tháp điển hình của người Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng Đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ, thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn. Trên thân tháp còn có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình Po Nagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú: nai, ngỗng vàng, sư tử…

Trải qua mưa nắng của thời gian, đến thời Pháp thuộc tháp đã bị hư hại nặng nề. Trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổ chức tu sửa, dùng gạch xây lại nhiều phần và đắp một số tượng lên thân tháp. Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều hiện vật bị mất cắp.

Ngày nay, tháp Po Nagar là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc của người Chăm, trong đó quan trọng nhất là lễ hội Tháp Bà diễn ra từ ngày 21-23 tháng 3 Âm lịch hàng năm.

Tòa tháp cổ gắn với một huyền thoại

Phía sau dáng vẻ uy nghi và cổ kính của tháp Po Nagar là một huyền thoại đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ về về Bà Po Nagar (Thiên Y A Na) và sự hình thành của tòa tháp.

Theo đó, thuở xa xưa trên núi Đại An, có vợ chồng nhà tiều phu sống bằng nghề trồng dưa, tuy đã nhiều tuổi nhưng không có con. Đến mùa, dưa chín ông thấy vườn dưa của mình đã bị trộm một số trái.

Sau nhiều lần mất trộm như vậy ông đã bắt được kẻ trộm là một cô gái xinh đẹp, không có cha mẹ. Thương cho số phận cô gái, vợ chồng lão nông đã nhận cô làm con nuôi mà không hề biết cô là tiên nữ giáng trần.

Một thời gian sau, cô nhớ lại cõi tiên nên gom hoa lá và tảng đá quanh nhà để làm một hòn non bộ. Khi về, người cha nuôi không hài lòng nên đã quát mắng cô. Hờn dỗi, cô bỏ đi rồi bắt gặp một khúc kì nam trôi giữa dòng sông, bèn hóa thân vào nó rồi trôi ra biển.

Sóng gió đã đưa khúc kì nam tới tận Trung Hoa. Khi dạt vào một làng chài, người dân kéo ra xem rất đông bởi mùi hương ngào ngạt của nó. Nhiều người muốn mang về nhà nhưng không vác nổi. Nghe đồn về chuyện lạ, một vị hoàng tử đã tới và nhấc khúc gỗ mang về.

02-725.jpg
Hoạt động văn hóa của đồng bào Chăm ở tháp Bà Po Nagar. Ảnh: Quốc Lê.

Một hôm, hoàng tử phát hiện có bóng người lạ ở trong cung. Chàng lấy làm lạ nên đã theo dõi và phát hiện ra cô gái ẩn nấp trong khúc gỗ đó. Khi bị hoàng tử “bắt quả tang”, cô tự xưng là Thiên Y A Na, rồi ngồi kể cho chàng nghe về câu chuyện của mình.

Hoàng tử đem lòng yêu mến cô gái và ngay hôm sau xin phép vua cha cho mình được thành hôn với nàng. Sau vài năm chung sống, họ đã có với nhau hai người con.

Một ngày kia, Thiên Y A Na nhớ về cha mẹ nuôi của mình ở trời Nam. Bà liền dẫn hai người con của mình hóa vào khúc kì nam, để xuôi ra biển... Khi về đến thì cha mẹ nuôi đã không còn. Bà đã xây mộ khang trang, rồi sửa lại ngôi nhà để có nơi thờ cúng ông bà.

Thấy người dân còn nghèo đói, khổ cực, bà liền giúp dân chúng biết cách cày cấy, trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải… để từ đó cuộc sống của người dân ngày một ấm no, đủ đầy hơn.

Di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo

Tây Sơn Thượng đạo là một tuyến hành lang quân sự - hậu cần mang tính chiến lược trong lịch sử dân tộc Việt Nam, gắn bó mật thiết với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo (thuộc phường Tây Sơn, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) không chỉ là huyết mạch chiến lược giữa đại ngàn Tây Nguyên mà còn là nơi hun đúc, ẩn chứa bao bước chân binh sĩ, bao mưu đồ quân sự của anh em nhà Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.

Huyết mạch chiến lược giữa đại ngàn Tây Nguyên

Bí ẩn thành phố 9.000 tuổi, phụ nữ từng nắm quyền thống trị?

Kết quả phân tích di truyền từ các bộ hài cốt tìm thấy ở thành phố thời Đồ đá mới ở Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy xã hội thời đó "lấy phụ nữ làm trung tâm".

vann-1.jpg
Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science, các nhà khảo cổ đã lấy ADN cổ đại từ các bộ hài cốt tìm thấy trong các ngôi mộ thời Đồ đá mới ở thành phố Çatalhöyük, Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 9.000 tuổi. Kết quả nghiên cứu giúp xác nhận phụ nữ và trẻ em gái đóng vai trò quan trọng trong xã hội nông nghiệp khi đó. Ảnh: Jason Quinlan.
vann-2.jpg
Đồng tác giả nghiên cứu Mehmet Somel, nhà di truyền học tiến hóa tại Đại học Kỹ thuật Trung Đông ở Thổ Nhĩ Kỳ, cho hay: "Với Çatalhöyük, chúng ta hiện có mô hình tổ chức xã hội lâu đời nhất được suy ra từ di truyền trong các xã hội sản xuất thực phẩm. Ảnh: Scott D. Haddow.