Nghi lễ tạ Thổ Công cuối năm, các gia đình nên biết

Theo phong tục của người Việt Nam, những ngày cuối năm có khá nhiều nghi lễ quan trọng và lễ cúng tạ đất cuối năm là một trong số đó. Việc tri ân các vị thần cai quản đất đai là nét đẹp truyền thống ý nghĩa nên được giữ gìn.

Nghi le ta Tho Cong cuoi nam, cac gia dinh nen biet

Lễ cúng tạ đất cuối năm là nét đẹp truyền thống của mỗi gia đình Việt. Ảnh minh họa

Ý nghĩa cúng tạ đất cuối năm, nhất định nên biết

Theo ông Tam Nguyên (Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc phong thủy Tam Nguyên), Thổ Công là vị thần quan trọng nhất trong gia đình, đó là lý do khi sắp xếp bát hương khi đứng ở ngoài nhìn vào thì: Bát hương thờ Thổ Công ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ, bên phải là bát hương Gia tiên.

Khi cúng lễ, đều phải khấn thần Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về. Trong nhà mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai như xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt… đều phải cúng xin phép vị thần Thổ Công (còn gọi là thần Thổ Địa, Thổ thần) - vị thần cai quản vùng đất đang ở.

Nhiều chuyên gia tâm linh cho rằng, lễ tạ Thổ Công là lòng thành của gia chủ, không bắt buộc nên sau này nhiều người bận không có thời gian làm nên đã nhập lễ tạ thần vào lễ tạ Táo nên buổi lễ tạ ơn thần linh nhiều người không còn nhớ. Xưa các cụ làm lễ tạ Thần linh trước, rồi mới làm lễ tạ Táo - là 2 nghi thức khác nhau. Ngày nay nghi thức lễ tạ Thần có 2 cách làm: Một là, làm trùng vào lễ tạ Táo cho đỡ phức tạp. Người dân mua 3 bộ quần áo Táo Quân, 1 bộ quần áo Thần linh (bộ cần hóa cho thần Thổ Công dịp lễ tạ thần).

Trong lễ tạ Thần mới có việc cắt tỉa, hóa chân nhang. Nếu nhà nào có dâng vàng hoa đỏ mua bày trên bàn thờ dịp Tết trước, thì trong lễ tạ Thần này hóa hết, tất cả kim bài thái tuế, lệnh phù, tranh ảnh, bài vị, bùa chú bình an, tài lộc, chữ xin đầu năm… của các vị thần theo niên vận như Thái tuế phù, các chữ xin đầu năm có ghi niên vận của năm đó… kể cả nhà mới có trấn trạch hổ phù đều hóa luôn dịp lễ này.

Mỗi vùng miền có cách cúng khác nhau, ở miền Nam và các Hoa kiều khi cúng Thổ Công thường ăn trước một miếng trước bàn thờ Thổ Công (theo tích thần Thổ Công bị đầu độc chết, nên ai cúng phải ăn một miếng trước thì thần mới dám ăn), còn người miền Bắc vẫn cúng như bình thường.

Cách sắm lễ cúng tạ đất cuối năm theo dân gian

Ông Tam Nguyên hướng dẫn: Trong ban thờ gia đình có 3 lư hương thờ quan đương xứ Thổ Địa chính Thần, Hội đồng gia tiên và bà cô Tổ dòng họ. Lễ tạ thần làm ngay tại ban thờ nhà mình, nghi thức cúng ở gia đình, lễ vật gồm: Hương thơm, hoa tươi (cúc vàng, hoặc bình hoa ngũ sắc, hoa hồng đỏ) 10 bông chia ra hai lọ hai bên (nếu là ban thờ lớn); Trầu 3 lá, cau 3 quả dài đẹp, đĩa ngũ quả gồm 5 loại quả, 5 màu hoa, quả 2 đĩa bày ở hai bên, xôi trắng 2 đĩa to bày hai bên.

Lễ mặn gồm:

Gà luộc nguyên con bày vào 1 đĩa (gà giò, gà trống thiến), hoặc 1 cái chân giò lợn luộc (chân giò trước, trái hay phải đều được), cút rượu trắng (với 3 chén đựng rượu), 10 lon bia, 6 lon nước ngọt bày ở hai bên ban thờ; Thuốc lá, chè, bánh kẹo… bày vào 1 đĩa to. 1 chén rượu, 1 chén trà khô, 1 chén nước, 1 chén gạo, 1 chén muối.

Một số gia đình thường có đèn thờ thì không cần phải dùng nến cốc, nếu không có đèn thờ thì phải dùng đôi nến khi thắp hương làm lễ.

Phần mã thì tùy từng gia đình, có thể tham khảo như sau:

Bộ Ngũ phương gồm: 5 ông ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, tím, kèm theo 5 bộ mũ áo (loại nhỏ), cờ lệnh, kiếm, trên lưng mỗi ông ngữa đặt 10 lễ tiền vàng.

Bộ Thần linh gồm 1 ông ngựa đỏ, cùng kèm theo mũ, áo hia, cờ kiếm.

1 cây vàng hoa đỏ (1000 vàng), 1 cây vàng ngũ phương.

1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiền (để dâng gia tiên).

Cúng tạ thần cuối năm theo đạo Phật

Theo sư thầy Thích Trí Hóa (chùa Bằng A, Hà Nội), nhà chùa không khuyến khích cúng mã, vì tốn kém. Khuyên người dân không nên tổ chức tiệc tùng linh đình, giết nhiều gà vịt để cúng cho thần linh, như thế là sát sinh.

Nhiều gia đình theo đạo Phật đã lễ tạ Thần bằng tụng kinh Địa Tạng, lợi lạc và lễ nghĩa không cầu kỳ, cụ thể:

Hoa tươi, trái cây, các món đồ chay, hương đèn trên ban thờ Phật, hoặc trên chiếc bàn nhỏ đặt ở gần cửa đi, hay giữa nhà - nơi sạch sẽ. Gia chủ ăn mặc chỉnh tề (quần dài, áo dài tay), sạch sẽ.

Kinh Địa Tạng dù là giấy hay trong điện thoại nên kê đặt, chứ không nên để dưới nền nhà để đọc. Sau khi lên hương thì ngồi bán già, khoanh chân đọc nghi thức kinh Địa Tạng, quá trình đọc cần giữ tâm thái cho trang nghiêm, thành kính vì theo quan niệm đạo Phật như thế mới có nhiều lợi lạc, bởi trong lúc trì tụng kinh sẽ có nhiều chư Thiên, Long Thần, Hộ Pháp đến dự lễ.

Cách lễ tạ Thần này cần nhiều thời gian hơn cách thông thường khác (vì 1 bộ kinh Địa Tạng 3 cuốn Thượng, Trung, Hạ) và phải đọc 3 giờ mới hết, nhưng lợi lạc thì rất lớn, các thiện thần và thần Thổ Công sẽ bảo hộ nơi đất sinh sống của gia chủ bình an, may mắn, âm phù, dương trợ đến với gia đình. Nhưng để được các thiện thần bảo hộ, thì người sống trên mảnh đất đó cần sống hướng thiện, phù hợp với tâm chí của các ngài.

Lễ tạ thần năm Mậu Tuất nên làm vào ngày nào

Theo ông Tam Nguyên, tháng Chạp năm Mậu Tuất có 4 ngày làm lễ tạ Thần đẹp là ngày 12, 13, 15, 24 tháng Chạp.

Ngày 12 tháng Chạp kị tuổi Thân.

Ngày 13 tháng Chạp kị tuổi Dậu.

Ngày 15 tháng Chạp kị tuổi Hợi.

Ngày 24 tháng Chạp kị tuổi Thân.

Nên làm lễ tạ thần trước Rằm tháng Chạp.

Nghi le ta Tho Cong cuoi nam, cac gia dinh nen biet-Hinh-2

Cúng ông Công, ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

4 lễ cúng Rằm tháng 7 tại nhà nên cúng lần lượt thế nào chuẩn nhất?

Ai cũng biết, dịp Rằm tháng 7, mọi gia đình đều chuẩn bị chu đáo 4 lễ cúng tại gia. Song nhiều người chưa biết 4 lễ cúng Rằm tháng 7 được chuẩn bị cúng lần lượt thế nào mới đúng.

Theo giáo lý nhà Phật, cúng Rằm tháng 7 gồm 4 lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, và cúng thí thực cô hồn.
Bởi thế, trong những ngày Rằm tháng 7, ngoài việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội… Tuy nhiên, họ thường cúng lần lượt 4 lễ cúng này như sau:

Những kiêng kỵ khi bài trí bàn thờ để tránh tai họa

Đây là những câu hỏi của độc giả về phong thủy thờ cúng, những kiêng kỵ khi bài trí bàn thờ và phần tư vấn của chuyên gia phong thủy Hoàng Trà.

- Hỏi: Nhà tôi đang ở chung cư cao tầng, hướng cửa chính của tôi không hợp tuổi, nhưng hướng ban công hợp. Nếu tôi quay ban thờ về hướng hợp là quay ra ban công thì lại quay lưng vào hành lang có cửa đi vào nhà. Như vậy về thế có phạm là bị động ở đằng sau do hành lang nhiều người đi lại và phía hậu bị hở do có cửa hanh không? Nếu quay ban thờ nhìn ngang nhà thì cũng là hướng tốt, như thế có được không? Mong chuyên gia trả lời giúp. Nguyễn Thị Xuân (Cầu Giấy, Hà Nội)
- Trả lời: Theo phong thủy thờ cúng phái Bát trạch thì ban thờ là phải quay về hướng hợp với tuổi của gia chủ, nhưng đó là quan niệm chưa sâu và chưa rộng. Vì nhà thờ họ khi xây hợp hướng của ông, đến đời người con kế thừa không hợp hướng lại xây lại hay xoay lại ban thờ, sau này đến đời cháu đích tôn kế tục không hợp hướng lại xây lại hay lại xoay lại là không được. Đơn giản một trường hợp khác gia chủ hợp với hướng Tây - Tây Bắc - Tây Nam - Đông Bắc, nhưng nhà phân chia lô ở mặt phố chỉ có mảnh đất đang ở và buôn bán là hướng Đông, vậy khi đặt ban thờ nhà này chỉ có thể xoay về hướng Tây là hợp hướng, như thế là toàn bộ ban thờ quay ra sau nhà, nhà này có sân thượng phía trước và phòng thờ lại đặt ở phòng phía sau thì khác nào cho Các Quan và Gia Tiên úp mặt vào sau nhà hết. Như thế là phạm nặng về thờ cúng.

3 ngày đẹp nhất để cúng ông Công, ông Táo năm 2019

Cúng ông công ông Táo là một việc rất ý nghĩa mà gia đình nào cũng phải lưu tâm, từ việc chọn ngày, giờ tốt đến việc chọn mua và phóng sinh cá chép hay văn khấn Táo quân.

Cúng Táo ngày nào tốt?