
Trong tác phẩm "Tây du ký" của nhà văn Ngô Thừa Ân, Tôn Ngộ Không (hay còn gọi Mỹ Hầu Vương, Tề Thiên Đại Thánh) đã đại náo Thiên cung. Theo đó, Ngọc Hoàng Đại Đế đã cử mười vạn thiên binh không thể bắt giữ được Tề Thiên Đại Thánh.

Trong tình huống đó, Quan Âm Bồ Tát đã tiến cử Nhị Lang Thần với Ngọc Hoàng Đại Đế để bắt Mỹ Hầu Vương. Nhị Lang Thần là con trai thứ hai của Dương Thiên Hựu (người phàm) và Dao Cơ tiên tử (em gái Ngọc Hoàng).

Vừa có thể sử dụng 72 phép biến hóa thần thông, Nhị Lang Thần còn con mắt thứ 3 trên trán, được gọi là Thần nhãn, có khả năng nhìn thấy những thứ mà người thường không thể thấy.

Ngoài ra, Nhị Lang Thần còn sở hữu bảo bối Tam tiêm đao đánh đâu diệt đó, sức mạnh vô song và Hao Thiên Khuyển. Do đó, Nhị Lang Thần còn được xem là chiến thần của Thiên đình.

Với bản lĩnh phi phàm, Nhị Lang Thần đã có cuộc đối đầu đầy kịch tính với Tề Thiên Đại Thánh. Đầu tiên, khi cùng Nhị Lang Thần tranh tài thuật biến hình, Tôn Ngộ Không đã bị chiên thần của thiên đình trấn áp hoàn toàn.

Dù Tôn Ngộ Không có biến đổi thế nào thì Nhị Lang Thần luôn có thể phá giả. Ví dụ như khi Mỹ Hầu Vương biến thành rắn thì Nhị Lang Thần biến thành loài chim ăn rắn. Tôn Ngộ Không biến thành chim ưng thì Nhị Lang liền biến thành cung tên bắn xuyên trời…

Về sau, Nhị Lang Thần được Quán Âm Bồ Tát giúp đỡ nên có thể bắt sống Tôn Ngội Không để đưa về Thiên đình chịu phạt.

Từ đây, nhiều người cho rằng, dù Nhị Lang Thần có bản lĩnh phi phàm nhưng nếu đơn độc giao chiến với Mỹ Hầu Vương thì khó giành được phần thắng.

Tôn Ngộ Không vẫn mạnh hơn Nhị Lang Thần dù chiến thần của Thiên đình dường như mạnh hơn ở phép thuật biến hình. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những kỹ năng chiến đấu. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Hé lộ nền văn minh đã mất tích qua tàn tích khảo cổ.