Lý do thu hồi hai mỹ phẩm của Công ty Hana HP Group

Công ty cổ phần Hana HP Group bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm mỹ phẩm Usolab Vita Ion C Solution và Usolab Vita Ion C Powder do có nhãn không đáp ứng quy định.

Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ký quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc hai sản phẩm mỹ phẩm Usolab Vita Ion C Solution, số tiếp nhận Phiếu công bố 203251/23/CBMP-QLD cấp ngày 2/6/2023 và sản phẩm Usolab Vita Ion C Powder, số tiếp nhận Phiếu công bố 203209/23/CBMP-QLD cấp ngày 2/6/2023.
Hai sản phẩm hỗ trợ làm sáng da này do Công ty Cổ phần Hana HP Group (địa chỉ tầng 5 Tòa tháp ngôi sao Star Tower, đường Dương Đình Nghệ, Khu đô thị mới Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) chịu trách nhiệm đưa ra thị trường; Nhà sản xuất là MELROSEKOREA, Korea.
Ly do thu hoi hai my pham cua Cong ty Hana HP Group
 Ảnh: Hai sản phẩm bị thu hồi - Ảnh Sức khỏe và Đời sống
Lý do thu hồi do hai mỹ phẩm lưu thông có nhãn ghi công dụng không phù hợp với hồ sơ công bố.
Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn ngừng ngay việc kinh doanh, sử dụng hai sản phẩm Usolab Vita Ion C Solution và Usolab Vita Ion C Powder, trả lại cơ sở cung ứng sản phẩm. Đồng thời, tiến hành thu hồi sản phẩm vi phạm; Kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện; Xử lý các đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.
Đối với Công ty Cổ phần Hana HP Group, phải gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng hai sản phẩm nêu trên; Tiếp nhận sản phẩm trả lại từ các cơ sở kinh doanh và tiến hành thu hồi toàn bộ sản phẩm không đáp ứng quy định.
Trường hợp không loại bỏ yếu tố vi phạm (không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa) thì buộc tiêu hủy sản phẩm.
Ly do thu hoi hai my pham cua Cong ty Hana HP Group-Hinh-2
Một phần công văn của Cục Quản lý Dược về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm của Công ty Cổ phần Hana HP Group - Ảnh chụp màn hình 
Công ty Cổ phần Hana HP Group phải gửi báo cáo thu hồi hai sản phẩm nêu trên về Cục Quản lý Dược.
Ngoài ra, đề nghị Sở Y tế TP Hà Nội giám sát Công ty Cổ phần Hana HP Group trong việc thực hiện thu hồi 2 sản phẩm không đáp ứng quy định, báo cáo kết quả giám sát về Cục Quản lý Dược trước ngày 20/5.

Thu hồi thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid của Dược phẩm Pymepharco

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra thông báo thu hồi thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid do Công ty Cổ phần Dược phẩm Pymepharco sản xuất.

Ngày 19/3, Cục Quản lý Dược đã thông báo Công văn số 841/QLD-CL về việc thu hồi toàn quốc lô thuốc Cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid (Cefaclor 125mg), Số GĐKLH VD-26427-17, Số lô 330823, NSX 10823, HD 210826; Số lô 050124, NSX 250124, HD 250127) do vi phạm mức độ 3. Sản phẩm do Công ty Cổ phần Dược phẩm Pymepharco sản xuất.
Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty Cổ phần Dược phẩm Pymepharco phối hợp với nhà phân phối thuốc phải gửi thông báo thu hồi tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng sản phẩm cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid vi phạm và tiến hành thu hồi toàn bộ lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng; Phối hợp với cơ quan kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm nghiệm thuốc Nhà nước tiến hành lấy 3 mẫu bổ sung của mỗi lô thuốc và gửi mẫu đã lấy tới Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương hoặc Viện kiểm nghiệm thuốc TP.HCM để kiểm tra chất lượng đối với chỉ tiêu về tính chất, định lượng.
Thu hoi thuoc com pha hon dich uong Pyfaclor Kid cua Duoc pham Pymepharco
 Thu hồi toàn quốc 2 lô thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid (Cefaclor 125mg) vi phạm mức độ 3 (Ảnh minh hoạ/ Nguồn Nhà thuốc Upharma).
Đồng thời, công ty này phải báo cáo việc thu hồi về Cục Quản lý Dược trong vòng 33 ngày kể từ ngày ký Công văn, hồ sơ thu hồi bao gồm số lượng sản xuất, số lượng phân phối, ngày sản xuất, số lượng thu hồi, các bằng chứng về việc thực hiện thu hồi tại các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng đã mua thuốc theo quy định tại Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04/05/2018 của Bộ Y tế quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Cục cũng đã yêu cầu Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thu hồi lô thuốc không đạt chất lượng nêu trên, công bố thông tin về quyết định thu hồi thuốc trên Trang thông tin điện tử của Sở, kiểm tra và giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; Xử lý những đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành; Báo cáo về Cục Quản lý Dược và các cơ quan chức năng có liên quan. Sở Y tế Phú Yên kiểm tra và giám sát Công ty cổ phần dược phẩm Pymepharco thực hiện việc thu hồi và xử lý thuốc bị thu hồi theo quy định.
Trước đó, Viện kiểm nghiệm thuốc TP HCM đã báo cáo Cục Quản lý Dược kết quả lấy mẫu bổ sung đối với thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid nói trên không đạt tiêu chuẩn chất lượng, được xác định là vi phạm mức độ 3.
Thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và hô hấp dưới mức độ nhẹ và vừa, nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng, nhiễm khuẩn da và mô mềm.

Quảng cáo Nutri Brain IQ “chữa bệnh tự kỷ“, Bộ Y tế vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ được quảng cáo “chữa bệnh tự kỷ”.

Theo Cục An toàn thực phẩm, trên phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải thông tin về thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ “thổi phồng” thành “thần dược” chữa bệnh tự kỷ. Cơ sở được phản ánh trong bài báo nêu trên nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phá đường dây sản xuất gần 10 tấn thuốc giả

Công an tỉnh Thanh Hoá vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc. Trong vòng 4 năm, đường dây này đã tuồn ra thị trường số lượng hàng cực lớn...

Theo báo CAND, Công an tỉnh Thanh Hoá vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ 14 đối tượng về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh”…
Trước đó, qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh đã phát hiện trên địa bàn TP Thanh Hóa và một số địa phương khác có một nhóm đối tượng nghi vấn sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả.
Trong một thời gian ngắn, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa đã thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ, đồng thời huy động lực lượng phối hợp khám xét khẩn cấp 6 địa điểm là nơi sản xuất, nơi làm việc, nơi cất giấu hàng hoá của các đối tượng trên địa bàn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, An Giang, Đồng Tháp.
Pha duong day san xuat gan 10 tan thuoc gia
 Gần 10 tấn là sản phẩm và nguyên liệu làm thuốc giả bị Công an thu giữ. Ảnh: CATH
Qua khám xét, lực lượng Công an đã thu giữ 21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả gồm: 44 hộp thuốc Tetracyclin, 40 hộp thuốc Clorocid, 49 hộp thuốc Pharcoter, 52 hộp thuốc Neo-Codion; 1232 hộp nhức khớp tê bại hoàn; 4122 hộp Tui Hua Shen Jing Tong (thường gọi là thuốc thoái hóa Singapore); 2285 hộp Trùng thảo sâm nhung bổ tỳ khai vị đại bổ hoàn; 1923 hộp Professor's Pill (thường gọi là khớp xanh); 5172 hộp Mujarhabat Kapsul (thường gọi là khớp xanh); 2017 hộp thuốc Gai cốt hoàn; 930 hộp thuốc Tọa cốt thiên ma thống phong hoàn; 6612 hộp thuốc Tuyết liên thiên ma bảo khớp hoàn; 1014 hộp thuốc Phong tê nhức Bạch Xà Vương; 4743 hộp thuốc Phong tê nhức Hổ Cốt Hoàn; 845 hộp thuốc đa xoang mũi; 4012 hộp thuốc Viên vai cổ; 2413 hộp thuốc Yuan Bone; 834 hộp thuốc thoái cốt hoàn plus; 515 hộp thuốc thoái hóa nhức khớp hoàn plus; 657 hộp thuốc thoái hoá tọa cốt đơn;
Các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất thuốc giả gồm: hơn 18.000 vỏ hộp các loại, 142 kg các loại viên hoàn, viên nén, bột và nhiều máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất như: dây chuyền sản xuất, máy ép, khuôn ép vỉ, băng keo dán và hàng nghìn các sản phẩm hàng hoá là thuốc chữa bệnh khác chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Tổng khối lượng thuốc tân dược giả và nguyên liệu để làm thuốc tân dược giả là gần 10 tấn.
Theo kết quả điều tra ban đầu: Nguyễn Tiến Đạt, SN 1991 trú tại Chung cư Hapulico, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã câu kết với nhóm đối tượng của Trịnh Doãn Giáo, SN 1985 trú tại quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh là đối tượng cầm đầu đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, xương khớp đã đầu tư dây chuyền, máy móc sản xuất và nghiên cứu các thành phần của thuốc tân dược.
Sau đó, bọn chúng đặt mua các nguyên liệu là dược phẩm, dược liệu, thảo mộc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuê nhân công trộn lẫn nghiền thành bột, sử dụng máy móc đóng thành viên nang, ép vỉ, đóng gói thành phẩm thuốc giả sau đó bán ra thị trường qua các kênh phân phối.
Qua đấu tranh, các đối tượng khai nhận từ năm 2021 đến khi bị bắt, nhóm lừa đảo này đã bán ra thị trường số lượng thuốc giả rất lớn, số tiền thu lời bất chính ước tính gần 200 tỷ đồng.
Một trong những phương thức thủ đoạn hoạt động phạm tội mới mà các đối tượng sử dụng, đó là đối với các loại thuốc chữa bệnh về xương khớp, chúng không làm giả các sản phẩm có sẵn đang lưu hành trên thị trường trong và ngoài nước mà tự đặt ra những tên thuốc cũng như tên Công ty có trụ sở ở nước ngoài, chủ yếu là tại Hồng Kông, Malaysia, Singapore… nên rất dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Các đối tượng đã thuê kho làm địa điểm sản xuất tại những khu vực vắng người qua lại, ngõ cụt nằm sâu trong hẻm trên địa bàn TP Long Xuyên, An Giang, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, sau đó thuê công nhân sản xuất là anh em người nhà hoặc người quen tại các địa phương khác.
Quá trình sản xuất, công nhân ăn ở khép kín tại kho xưởng sản xuất, không có giao tiếp với dân cư xung quanh, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình quản lý, kiểm tra và thu thập thông tin, tài liệu.
Về thủ đoạn hoạt động buôn bán các loại thuốc giả ra thị trường: Các đối tượng tham gia đường dây có sự móc nối, câu kết chặt chẽ với nhau từ khâu sản xuất đến khâu tìm kiếm kênh phân phối để đưa hàng giả ra thị trường đến tay người tiêu dùng. Dưới vỏ bọc là nhân viên dược sĩ buôn bán thuốc cho các Công ty dược, các đối tượng thông qua các trang mạng xã hội Zalo, Facebook… quảng cáo có nguồn thuốc kháng sinh của các công ty chính hãng “tuồn” ra từ nguồn hàng thầu hoặc bán chạy doanh số trái khu vực không xuất được hóa đơn nên giao bán rẻ hơn so với hàng chính hãng.
Đối với các loại “giả mạo” nguồn gốc nước ngoài thì các đối tượng giới thiệu đây là hàng “xách tay” nên không có hoá đơn chứng từ kèm theo để lấy lòng tin của người mua hàng. Giai đoạn để tạo dựng lòng tin các đối tượng thường mua thuốc thật trà trộn vào nguồn thuốc giả do các đối tượng sản xuất bán ra thị trường để đối phó với sự kiểm tra của các cơ quan chức năng. Sau đó, khi đã có lượng khách hàng nhất định, các đối tượng chỉ bán những loại thuốc giả tự sản xuất, đa phần khách hàng hướng tới nhóm dược sĩ kinh doanh thuốc tự do tại các chợ thuốc.
Trước đó, một đường dây sản xuất sữa giả quy mô lớn cũng vừa bị cơ quan công an triệt phá. Đường dây này do đối tượng Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà cầm đầu đã thành lập 2 công ty: Công ty Rance Pharma (đặt tại khu nhà ở Him Lam, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội) và Công ty Hacofood Group (tại khu đô thị mới Phú Lương, phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội). Dưới vỏ bọc doanh nghiệp hợp pháp, các đối tượng đã tổ chức sản xuất và tiêu thụ sữa bột giả trên quy mô lớn.

Theo điều tra, đường dây này đã sản xuất đến 573 nhãn hiệu sữa bột khác nhau, hướng đến nhiều đối tượng tiêu dùng như người tiểu đường, bệnh thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai...