Loại rau rẻ tiền nhiều chất dinh dưỡng, giúp tăng cường hệ miễn dịch

Rau ngót quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, là thực phẩm giàu dưỡng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt chứa lượng vitamin C cao.

Theo BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, rau ngót là loại rau phổ biến, thông dụng trong bữa ăn của người Việt. Rau ngót dễ trồng, dễ sống và được trồng bằng thân, ở vườn nhà, dọc theo bờ rào, theo các lối đi chủ yếu để tận dụng đất.
Loai rau re tien nhieu chat dinh duong, giup tang cuong he mien dich
Rau ngót là một loại rau dễ ăn và nhiều chất dinh dưỡng (Ảnh minh hoạ/Internet) 
Trong Đông y, rau ngót tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ huyết, nhuận tràng. Thành phần dinh dưỡng của rau ngót chứa lượng đạm thực vật cao nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật.
Rau ngót cung cấp chất xơ quý, giúp tiêu hóa dễ dàng, tác dụng chống táo bón và phòng xơ vữa động mạch. Trong 100g rau ngót có canxi 169mg; sắt 2,7mg; magiê 123mg; mangan 2.400mg; phospho 65 mg; kali 457mg; natri 25mg; kẽm 0,94mg; đồng 190μg, vitamin C 185mg và vitamin A 6.650μg.
Rau ngót chứa hàm lượng vitamin A, C cao hơn hẳn bưởi, chanh, cam. Đây là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, lượng chất đạm trong rau ngót có thể so sánh với những loại đậu xưa nay nổi tiếng giàu đạm, là loại đạm thực vật quý, hiếm có.
Một số tác dụng của rau ngót
Thanh nhiệt, giải độc: Rau ngót tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giúp hạ sốt, tăng tiết nước bọt.
Hạ huyết áp: Trong rau ngót chứa papaverin, chất này tác dụng gây giãn mạch, chống co thắt cơ trơn. Vì vậy rau ngót có tác dụng giảm huyết áp hữu hiệu.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Người bệnh tiểu đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz – đường huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.
Giúp giảm cân: Nước ép rau ngót giúp giảm béo khá tốt, đặc biệt là giảm béo tại vùng bụng.
Khơi thông nguồn sữa: Thưởng thức rau ngót giúp bà mẹ tăng lượng sữa, điều này bắt nguồn từ những tác động nội tiết của các hợp chất hoá học sterols có tính chất estrogen. Rau ngót cũng chứa chất ephedrin tốt cho những người bị cúm.
Giảm nguy cơ viêm nhiễm: Nguồn vitamin C trong lá rau ngót thậm chí cao hơn nhiều so với cam hoặc ổi, do đó rau ngót được các nhà khoa học biết đến như là nguồn cung cấp vitamin C rất cao.
Vitamin C như hợp chất trong chính cơ thể, cần thiết cho việc việc sản xuất collagen (protein hình sợi để hình thành mô liên kết trong xương), vận chuyển chất béo, vận chuyển điện tử từ một số phản ứng enzyme, nướu răng siêu khỏe mạnh, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch.
Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để chữa lành vết thương và cải thiện chức năng não, giúp chúng ta đạt được cường độ làm việc tối ưu.
Tăng cường hệ miễn dịch: Lá rau ngót giàu vitamin A, giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt, tăng trưởng tế bào, hệ miễn dịch, sinh sản và duy trì làn da khỏe mạnh,
Mặc dù cây rau ngót được sử dụng như một bài thuốc và thực phẩm, một số nghiên cứu đã báo cáo rằng suy giảm chức năng phổi nghiêm trọng như là một tác dụng phụ của việc tiêu thụ các thực phẩm có màu xanh đậm. Vì thế, người dùng cần lưu ý duy trì một chế độ ăn cân bằng với đa dạng các loại thực phẩm để có một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.

Loại đồ uống giúp giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Một số loại đồ uống hàng ngày có thể giúp kiểm soát LDL, ngăn ngừa các bệnh tim do cholesterol gây ra.

Cholesterol (mỡ máu) có quá nhiều trong máu có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tim mạch. Cholesterol cao, một tình trạng biểu hiện bằng lượng cholesterol - LDL (xấu) quá cao trong máu, có thể dẫn đến hẹp các động mạch đưa máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, gây ra đau tim và đột quỵ.

Những loại đồ uống sau có thể hỗ trợ kiểm soát mức cholesterol - LDL (xấu) một cách tự nhiên. Khi cholesterol của cơ thể không quá cao sẽ giúp trái tim khỏe mạnh hơn.

Trà xanh hỗ trợ giảm cholesterol

Trà xanh từ lâu đã được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu ủng hộ khả năng làm giảm mức cholesterol của trà xanh, đặc biệt là cholesterol LDL (cholesterol "xấu"). Điều này là do trà xanh chứa một nhóm chất chống oxy hóa là catechin, đã được chứng minh giúp làm giảm cholesterol – LDL, bằng cách ngăn chặn cholesterol – LDL bị oxy hóa và bám vào thành động mạch, giúp giảm nguy cơ tích tụ mảng bám và tắc nghẽn động mạch.

Loai do uong giup giam mo mau mot cach tu nhien
Ảnh minh hoạ/Interner 

Nước chanh

Nước chanh là một thức uống dễ làm có thể giúp hạ cholesterol và hỗ trợ chức năng gan. Chanh rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa, làm giảm quá trình oxy hóa cholesterol LDL, giúp cải thiện cholesterol.

Cholesterol - LDL khi bị oxy hóa có nhiều khả năng hình thành mảng bám trong động mạch, có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch. Bằng cách giảm quá trình oxy hóa, nước chanh giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám và giữ cho động mạch khỏe mạnh.

Giấm táo

Giấm táo (ACV) đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một phương thuốc tự nhiên cho nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả cholesterol cao. ACV chứa axit axetic có tác dụng làm giảm tổng lượng cholesterol và mức cholesterol-LDL. ACV hoạt động bằng cách tăng cường chức năng gan loại bỏ cholesterol khỏi máu, làm giảm tổng lượng cholesterol trong cơ thể. 

Nước ép lựu

Nước ép lựu là một thức uống có lợi, có thể giúp giảm mức cholesterol một cách tự nhiên. Lựu rất giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là polyphenol như punicalagins và anthocyanins, được biết đến là có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ép lựu có thể giúp giảm mức cholesterol-LDL và tăng mức cholesterol-HDL (tốt), khiến loại nước này trở thành thức uống tuyệt vời để cải thiện hồ sơ cholesterol tổng thể.

Sữa nghệ

Sữa nghệ còn được gọi là "sữa vàng", là một thức uống phổ biến ở nhiều nền văn hóa, do đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Thành phần hoạt tính trong nghệ là curcumin, đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm trong cơ thể, rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch.

Viêm có thể góp phần tích tụ mảng bám trong động mạch, dẫn đến mức cholesterol cao và các vấn đề về tim mạch.

Sữa đậu nành

Sữa đậu nành là một trong số ít sản phẩm thay thế sữa có nguồn gốc thực vật tốt cho sức khỏe. Sữa đậu nành đặc biệt có lợi nếu mong muốn giảm mức mỡ máu. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 2 loại protein cụ thể có trong đậu nành, glycinin và B-conglycinin, có thể làm giảm mức cholesterol LDL.

Theo Tiến sĩ Elvira de Mejia, Giáo sư khoa học thực phẩm tại Đại học Illinois Urbana-Champaign (Hoa Kỳ), nghiên cứu phát hiện ra rằng khi tiêu hóa, đậu nành có tác dụng hấp thụ cholesterol xấu. Những kết quả này chỉ ra rằng việc tiêu thụ các loại đậu nành được chọn có thể điều chỉnh cholesterol và cân bằng LDL và do đó thúc đẩy việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.

Sữa đậu nành không chỉ có khả năng làm giảm cholesterol gây tắc nghẽn động mạch mà còn có thể làm tăng mức HDL. Những phát hiện này đã được báo cáo trong một nghiên cứu được công bố trên Complementary Therapies in Medicine, trong đó những người tham gia tiêu thụ từ 1 đến 4 cốc sữa đậu nành mỗi ngày trong tối đa 8 tuần.

Các chuyên gia lưu ý nên uống sữa đậu nành nguyên chất, không đường, hạn chế các loại sữa đậu nành có hương vị do có thể chứa đường làm mất đi lợi ích.

Sữa yến mạch 

Sữa yến mạch ít calo và không chứa cholesterol hoặc chất béo bão hòa, khiến nó trở thành một sự bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống của những ai đang cố gắng giảm mỡ máu xấu. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 1999 được công bố trên Annals of Nutrition and Metabolism đã phát hiện ra rằng những người đàn ông có mỡ máu cao tiêu thụ sữa yến mạch trong 5 tuần có mức cholesterol LDL và tổng cholesterol thấp hơn khi hoàn thành nghiên cứu.

Loai do uong giup giam mo mau mot cach tu nhien-Hinh-2
Ảnh minh hoạ/Internet 

Lợi ích này là do chất xơ hòa tan có trong sữa yến mạch, đặc biệt là beta-glucan. Đây là loại chất xơ hòa tan trong nước trở nên nhớt hơn khi cơ thể tiêu hóa chậm. Quá trình này là chìa khóa, vì chất xơ hòa tan phân hủy đủ chậm để giữ chặt cholesterol trong cơ thể. Khi chất xơ hòa tan được tiêu hóa chậm, nó liên kết với cholesterol trong máu trước khi có thể đi vào tuần hoàn. Sau đó, nó có thể loại bỏ cholesterol khỏi cơ thể, giúp giảm cholesterol LDL.

Chất chống oxy hóa trong rượu vang đỏ

Rượu vang đỏ tuy là đồ uống có chứa cồn nhưng vẫn được lưu ý vì nó có thể tốt cho sức khỏe tim mạch. Những lợi ích có thể bắt nguồn từ quá trình lên men. Nho đỏ chứa một loại chất chống oxy hóa mạnh được gọi là resveratrol. Polyphenol này mang lại lợi ích sức khỏe to lớn nói chung, nhưng một trong những lợi ích quan trọng nhất là nó có tác dụng chống viêm trên động mạch và có thể làm tăng mức HDL trong máu.

Khi tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa càng cao, toàn bộ cơ thể càng được bảo vệ khỏi bệnh tật và ức chế tình trạng viêm. Vì vậy, nếu thỉnh thoảng vẫn uống một ly rượu vang đỏ cùng với chế độ ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ cải thiện mức mỡ máu cùng với việc thực hiện lối sống khoa học, chế độ ăn cân bằng, duy trì tập luyện.

Rau ngót có 'tác dụng phụ' nguy hiểm, không phải cứ thích là ăn

Không phải ai cũng nên ăn rau ngót, nếu đang mang thai và thuộc nhóm người cao tuổi thì bạn nên cân nhắc khi ăn loại rau này.

Rau ngót là loại rau quen thuộc, được nhiều gia đình ưa chuộng. Trong rau ngót chứa các vi chất dinh dưỡng là các hợp chất phenolic như carotenoid, vitamin chống oxy hóa và khoáng chất tương tự như các loại rau thông thường thường có. Ngoài ra, cây rau ngót còn chứa hầu hết các khoáng chất thiết yếu, bao gồm giàu natri, kali, canxi, phốt pho, sắt, magie, đồng, kẽm, mangan và coban cần thiết cho cơ thể.