Lầm tưởng về mật cá trắm khiến trả giá bằng tính mạng

Việc người dân sử dụng mật cá trắm để điều trị nhiều loại bệnh như nhức mỏi, giảm thị lực, hen, mề đay... là những lầm tưởng tai hại.

Theo thông tin từ Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai, dịp Tết vừa qua, Trung tâm đã tiếp nhận trường hợp ông N.V.T. (sinh năm 1959, ở Thanh Liêm, Hà Nam) bị ngộ độc vì dùng mật cá trắm đen pha với rượu uống để bồi bổ sức khỏe.
Người nhà bệnh nhân cho biết, nghe mọi người mách uống rượu mật cá trắm rất tốt cho sức khỏe nên bệnh nhân dùng mật cá trắm đen pha vào rượu uống. Sau khi uống rượu mật cá được khoảng 7 giờ đồng hồ, ông T. có biểu hiện đau bụng, nôn nhiều, tiểu ít. Tuy nhiên, vì kiêng đầu năm đi khám bệnh nên bệnh nhân chịu đau 4 ngày, đến lúc không chịu nổi nữa mới đi viện khám. Tại Trung tâm Chống độc, sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân chạy thận cấp cứu vì suy thận.
Lam tuong ve mat ca tram khien tra gia bang tinh mang
Mật cá trắm không hề có tác dụng "thần dược" như nhiều người lầm tưởng. 
Trước đó, cục An toàn thực phẩm, bộ Y tế đã nhiều lần cảnh báo đến người dân về việc ngộ độc mật cá trắm.
Hiện tượng người dân sử dụng mật cá trắm để điều trị nhiều loại bệnh như nhức mỏi, giảm thị lực, hen, mề đay... dưới hình thức nuốt sống trực tiếp hoặc pha trộn với nước, rượu hoặc mật ong. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của người sử dụng.
Trong những năm gần đây, tại Việt Nam vẫn ghi nhận các trường hợp bị ngộ độc và tử vong do sử dụng mật cá trắm.
Cá trắm chia thành hai loài. Cá trắm đen (mylopharyngodon piceus) có mình và vây màu xám đen, ăn tôm cá nhỏ và cá trắm trắng (ctenopharyngodon idellus) có mình và vây màu xám nhạt, gần như trắng, ăn rong, cỏ.
Theo cục An toàn thực phẩm, độc tố chính trong mật cá trắm là một Alcol steroid có 27 C gọi là 5α Cyprinol và gây tổn thương chủ yếu là viêm gan, thận. Nguyên nhân tử vong do phù phổi cấp, phù não do vô niệu, ứ nước; tổn thương vi thể như cầu thận tổn thương nhẹ, các mao mạch giãn rộng, chứa đầy nước không có hồng cầu; màng đáy và vỏ Bowmann phù nề, ống thận tổn thương nặng nề ở mức độ khác nhau, đặc biệt ở vùng ống lượn liên bào ống thận mất riềm bàn chải, sưng đục, thoái hoá; gan bị xung huyết các tĩnh mạch giữa múi, các xoang tĩnh mạch giãn rộng, đầy hồng cầu.
Nguyên sinh chất tế bào gan sưng đục hoặc thoái hoá, hạt có nhân đông, khoảng cửa xung huyết không có phì đại, xơ hóa. Mức độ gây ảnh hưởng của mật cá trắm tới sức khỏe phụ thuộc vào liều lượng đưa vào cơ thể. Mật cá trắm từ 3 kg trở lên chắc chắn gây ngộ độc, gây viêm thận cấp và có thể dẫn đến tử vong sau 2 ngày nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.
Cục An toàn thực phẩm khẳng định, đến nay chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định việc nuốt mật cá có tác dụng chữa bệnh mà thực tế rất nhiều trường hợp nuốt mật cá đã dẫn đến tử vong. Để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng mật cá trắm dưới bất kỳ hình thức và mục đích nào.

Những món canh ngon trị bệnh mất ngủ hiệu quả

Nếu bạn bị mất ngủ thì nên ăn những món ăn ngon có tác dụng chữa mất ngủ hiệu quả như các món canh được giới thiệu sau đây.

1. Canh sườn hạt sen: Những người bị mất ngủ thường được khuyến khích ăn hạt sen, vì sau khi ăn hạt sen, tuyến tụy tiết ra chất insulin làm người ta dễ ngủ hơn. Vì thế, bát canh sườn non ninh hạt sen không những giàu dưỡng chất cho cơ thể mà còn rất tốt cho những ai bị bệnh mất ngủ. Cách nấu: Sườn sau khi làm sạch cho vào ninh. Hạt sen tươi cần bóc vỏ, sau đó đem chần qua nước sôi, khi sườn sôi được khoảng 15-20 phút thì cho hạt sen vào ninh đến nhừ. Khoai tây cắt miếng, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Đến khi canh chín thì rắc chút hành lá thái nhỏ lên trên, cho món canh nhìn ngon hấp dẫn.
1. Canh sườn hạt sen: Những người bị mất ngủ thường được khuyến khích ăn hạt sen, vì sau khi ăn hạt sen, tuyến tụy tiết ra chất insulin làm người ta dễ ngủ hơn. Vì thế, bát canh sườn non ninh hạt sen không những giàu dưỡng chất cho cơ thể mà còn rất tốt cho những ai bị bệnh mất ngủ. Cách nấu: Sườn sau khi làm sạch cho vào ninh. Hạt sen tươi cần bóc vỏ, sau đó đem chần qua nước sôi, khi sườn sôi được khoảng 15-20 phút thì cho hạt sen vào ninh đến nhừ. Khoai tây cắt miếng, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Đến khi canh chín thì rắc chút hành lá thái nhỏ lên trên, cho món canh nhìn ngon hấp dẫn. 

2. Canh rau rút cá rô: Món canh rau rút cá rô có hiệu quả tốt trong việc chữa mất ngủ, ăn uống kém hoặc bị suy nhược thần kinh. Cách nấu: Làm sạch rau rút, rửa sạch rồi thái nhỏ. Cá rô lọc lấy thịt và ướp thịt cá đã được thái mỏng, nên nếm gia vị cho ngấm. Xương cá đem giã nhỏ, lọc lấy nước, đun sôi nước xương đã lọc và cho thịt cá vào quấy đều. Sau khoảng 5-7 phút thì cho rau rút vào. Lưu ý canh dùng nóng ăn mới ngon.
 2. Canh rau rút cá rô: Món canh rau rút cá rô có hiệu quả tốt trong việc chữa mất ngủ, ăn uống kém hoặc bị suy nhược thần kinh. Cách nấu: Làm sạch rau rút, rửa sạch rồi thái nhỏ. Cá rô lọc lấy thịt và ướp thịt cá đã được thái mỏng, nên nếm gia vị cho ngấm. Xương cá đem giã nhỏ, lọc lấy nước, đun sôi nước xương đã lọc và cho thịt cá vào quấy đều. Sau khoảng 5-7 phút thì cho rau rút vào. Lưu ý canh dùng nóng ăn mới ngon.

3. Canh cua thiên lý: Canh hoa thiên lý nấu cua mát, bổ và rất có ích cho người khó ngủ. Cách nấu: Cua đồng gỡ mai để riêng, bỏ yếm, rửa sạch, để ráo, cho vào cối, giã nhuyễn. Lọc lấy nước cua, bỏ bã. Lấy phần gạch ở mai cua rồi ướp với hạt nêm. Hoa thiên lý rửa sạch, để ráo. Nước cua vừa lọc cho vào nồi thêm ít nước mắm rồi đun sôi với lửa. Sau khi nước cua sôi đem cho gạch cua vào mục đích để gạch riêu cua đóng thành bánh. Sau đó mới cho hoa thiên lý vào và nấu chín. Cần nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.
3. Canh cua thiên lý: Canh hoa thiên lý nấu cua mát, bổ và rất có ích cho người khó ngủ. Cách nấu: Cua đồng gỡ mai để riêng, bỏ yếm, rửa sạch, để ráo, cho vào cối, giã nhuyễn. Lọc lấy nước cua, bỏ bã. Lấy phần gạch ở mai cua rồi ướp với hạt nêm. Hoa thiên lý rửa sạch, để ráo. Nước cua vừa lọc cho vào nồi thêm ít nước mắm rồi đun sôi với lửa. Sau khi nước cua sôi đem cho gạch cua vào mục đích để gạch riêu cua đóng thành bánh. Sau đó mới cho hoa thiên lý vào và nấu chín. Cần nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. 

4. Canh hến linh chi: Theo Đông y, linh cho có vị ngọt, tính ôn, rất có ích với người mất ngủ, mệt mỏi. Thịt hến có tính lạnh, không độc, ăn vào giúp nhuận tràng, an thần. Vì thế người bị mệt mỏi mất ngủ hay tiêu hoá kém ăn canh hến linh chi rất tốt. Cách nấu: Linh chi thái lát mỏng cho vào nồi đất đun sôi khoảng hơn 1 giờ. Sau đó lọc linh chi lấy nước, bỏ bã. Hến mua về làm sạch, nấu chung với nước linh chi. Đến khi hến chín thì cho thêm đường phèn vào, đun nhẹ cho tới khi đường phèn tan hết là xong món canh hến linh chi.
4. Canh hến linh chi: Theo Đông y, linh cho có vị ngọt, tính ôn, rất có ích với người mất ngủ, mệt mỏi. Thịt hến có tính lạnh, không độc, ăn vào giúp nhuận tràng, an thần. Vì thế người bị mệt mỏi mất ngủ hay tiêu hoá kém ăn canh hến linh chi rất tốt. Cách nấu: Linh chi thái lát mỏng cho vào nồi đất đun sôi khoảng hơn 1 giờ. Sau đó lọc linh chi lấy nước, bỏ bã. Hến mua về làm sạch, nấu chung với nước linh chi. Đến khi hến chín thì cho thêm đường phèn vào, đun nhẹ cho tới khi đường phèn tan hết là xong món canh hến linh chi. 

5. Canh vịt bí xanh: Đây là món ăn có tác dụng an thần, thanh nhiệt, chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược. Cách nấu: Vịt sau khi làm sạch, chặt miếng vừa ăn, cho vịt vào nồi, đun sôi khoảng 20 phút thì cho tiếp bí xanh vào, đun đến khi vịt chín, bí nhừ là được.
5. Canh vịt bí xanh: Đây là món ăn có tác dụng an thần, thanh nhiệt, chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược. Cách nấu: Vịt sau khi làm sạch, chặt miếng vừa ăn, cho vịt vào nồi, đun sôi khoảng 20 phút thì cho tiếp bí xanh vào, đun đến khi vịt chín, bí nhừ là được. 

6. Canh thịt lợn, hàu biển: Canh thịt lợn, hàu biển có tác dụng trị mất ngủ, tim đập dồn. Cách nấu: Thịt lợn rửa sạch, thái miếng và cho vào nồi cùng với con hàu. Thêm nước vừa đủ để nấu canh, và cứ đun như vậy đến khi thịt chín thì nêm nếm gia vị vào là xong món canh thịt lợn cùng hàu biển.
6. Canh thịt lợn, hàu biển: Canh thịt lợn, hàu biển có tác dụng trị mất ngủ, tim đập dồn. Cách nấu: Thịt lợn rửa sạch, thái miếng và cho vào nồi cùng với con hàu. Thêm nước vừa đủ để nấu canh, và cứ đun như vậy đến khi thịt chín thì nêm nếm gia vị vào là xong món canh thịt lợn cùng hàu biển. 

7. Canh tim lợn hầm đương quy: Canh tim lợn hầm đương quy có tác dụng giúp chữa mất ngủ kèm bệnh tiểu đường, dưỡng huyết, bổ âm, an thần. Cách nấu: Tim lợn 1 quả, đương quy 60 g. Cắt tim lợn nhét đương quy vào, cho nước vừa đủ, nấu chín, lấy ra bỏ đương quy, cho gia vị vừa ăn.
7. Canh tim lợn hầm đương quy: Canh tim lợn hầm đương quy có tác dụng giúp chữa mất ngủ kèm bệnh tiểu đường, dưỡng huyết, bổ âm, an thần. Cách nấu: Tim lợn 1 quả, đương quy 60 g. Cắt tim lợn nhét đương quy vào, cho nước vừa đủ, nấu chín, lấy ra bỏ đương quy, cho gia vị vừa ăn. 

8. Canh hành táo: Canh hành táo khi ăn vào sẽ giúp an tâm thần, ích tâm trí, chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ nhiều, mộng mị, trí nhớ suy kém. Cách nấu: Hành củ 7 củ, táo Tàu khoảng 20 quả. Táo rửa sạch, ngâm nở, cho táo vào nồi, nước vừa đủ đun 20 phút rồi cho hành vào, đun thêm 10 phút là được. Dùng không cần giờ giấc.
8. Canh hành táo: Canh hành táo khi ăn vào sẽ giúp an tâm thần, ích tâm trí, chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ nhiều, mộng mị, trí nhớ suy kém. Cách nấu: Hành củ 7 củ, táo Tàu khoảng 20 quả. Táo rửa sạch, ngâm nở, cho táo vào nồi, nước vừa đủ đun 20 phút rồi cho hành vào, đun thêm 10 phút là được. Dùng không cần giờ giấc.  

Nguy cơ đáng sợ bạn có thể gặp phải nếu ngủ ít

(Kiến Thức) - Nguy cơ dễ gặp tai nạn khi lái xe, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay hay tăng cân...là những tác hại của thiếu ngủ bạn nên biết.

Nguy co dang so ban co the gap phai neu ngu it
 Ngủ ít có thể gây chết người. Đây được xem là một trong những tác hại của thiếu ngủ cực kỳ nguy hiểm. Một số nghiên cứu đã chứng minh, những người thiếu ngủ dễ chết hơn những người ngủ đủ giấc. Ngoài ra, thiếu ngủ còn làm cho bạn dễ mắc bệnh tim mạch dù tuổi còn trẻ.