Ngủ đúng cách "đánh sạch" mỡ thừa

Bạn có biết rằng giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ giảm cân.
 

Ngoài việc cắt giảm lượng calo và tập thể dục, bạn hãy ngủ đủ để đạt mục tiêu giảm cân.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, thiếu ngủ làm tăng hormone kích thích cảm giác thèm ăn và giảm khả năng cảm nhận no. Vì vậy, những người thiếu ngủ dễ béo vì cảm thấy đói hơn so với người ngủ đủ, và có xu hướng tìm tới những thực phẩm giàu carb và chất béo.
Ngu dung cach "danh sach" mo thua
 
Hầu hết người lớn nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm. Tuy nhiên, do công việc, gia đình và con cái nên bạn thường xuyên thiếu ngủ. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn ngủ ngon hơn:
- Tập thể dục đều đặn, song bạn nên tập thể dục trước khi đi ngủ vài giờ để cơ thể có thời gian dịu lại.
- Tạo một số thói quen để hỗ trợ giấc ngủ, như tắm nước ấm hoặc nghe những bản nhạc nhẹ nhàng.
- Tránh nhậu nhẹt vì rượu có thể cản trở giấc ngủ. Trà thảo dược là lựa chọn tốt hơn để hỗ trợ giấc ngủ.
- Tạo không gian phòng ngủ yên tĩnh, ấm cúng đồng thời không sử dụng các thiết bị điện tử trong phòng ngủ.
Hãy luôn nhớ rằng, ctăng cường sức khỏe.

Muốn giảm cân khi bơi lội cần nhớ những cấm kỵ này

Khi bơi có những lưu ý nhất định phải nhớ để đảm bảo an toàn trước khi hướng tới mục đích giảm cân.

Điều cấm kỵ 1: Không ăn nhẹ trước khi bơi

Dấu hiệu báo động cơ thể cần ăn nhiều để... giảm cân

(Kiến Thức) - Nếu bạn gái gặp những dấu hiệu sau, có thể cơ thể đang thiếu calo trầm trọng do bạn đang giảm cân cấp tốc.

Dau hieu bao dong co the can an nhieu de... giam can
Khi bạn ăn đủ, đầu tiên cơ thể sẽ lấy calo từ thực phẩm làm nhiên liệu cho các hoạt động sau đó mới chuyển sang chất béo. Khi calo cạn kiệt, cơ thể rơi vào “chế độ nghèo đói”, bắt buộc tự phá vỡ mô nạc để cung cấp năng lượng duy trì các hoạt động. Điều đó làm chậm sự chuyển hóa các chất và gây khó khăn cho việc giảm cân.  

Hai mặt lợi hại của mít đối với sức khỏe

Bên cạnh những lợi ích, ăn mít có thể gây bệnh nghiêm trọng cho cơ thể trong một số trường hợp nhất định.
 

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, nhiều người cho rằng ăn mít sẽ bị nóng trong. Tuy nhiên, quan niệm này không chính xác. Loại quả này sẽ phát huy tác dụng khi sử dụng đúng cách.
Hai mat loi hai cua mit doi voi suc khoe
Nhiều người cho rằng ăn mít sẽ bị nóng trong, tuy nhiên quan niệm này không chính xác. Ảnh: Phamfatale. 

Lợi ích khi ăn mít

TS Sơn cho biết mít có rất nhiều công dụng, ít nhất có 8 tác động có lợi cho sức khỏe:

Tăng cường hệ miễn dịch: Mít là loại trái cây có nguồn vitamin C tuyệt vời, nên giúp tăng cường hệ miễn dịch rất hiệu quả.

Chống lại bệnh ung thư: Ngoài vitamin C, mít còn rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật như ignans, isoflavones và saponins. Đây là những loại chất có đặc tính chống ung thư và chống lão hóa.

Tốt cho hệ tiêu hóa: Loại quả này chứa các chất có thuộc tính chống loét và rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, mít cũng chứa rất nhiều chất xơ, vì vậy chúng giúp ngăn ngừa táo bón và đi tiêu dễ dàng hơn. Loại chất xơ này cũng có tác dụng loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già (đại tràng).

Tốt cho mắt và da: Mít có chứa nhiều vitamin A, một loại chất dinh dưỡng có tác dụng rất lớn trong việc duy trì sức khỏe của đôi mắt và làn da. Loại quả này có tác dụng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng và bệnh quáng gà.

Bổ sung năng lượng: Mít được coi như là một trái cây giàu năng lượng do sự hiện diện của các loại đường như fructose và sucrose. Những loại đường này có thể giúp cơ thể bổ sung năng lượng gần như ngay lập tức. Trong khi đó, mít lại không chứa chất béo bão hòa, cholesterol.

Tốt cho huyết áp và tim mạch: Kali chứa trong mít được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp. Vì vậy, ăn mít thường xuyên là cách để làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Tốt cho sức khỏe xương: Mít rất giàu magiê, một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hấp thụ canxi và kết hợp với canxi để giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến bộ phận này.

Ngăn ngừa thiếu máu: Mít cũng chứa nhiều chất sắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và kiểm soát việc giúp lưu thông máu trong cơ thể. Đối với những người ăn kiêng, mít là loại trái cây tuyệt vời để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt mà không sợ bị béo phì.

Những tác dụng phụ của mít

Theo TS Sơn, mặc dù mít có rất nhiều lợi ích nhưng vẫn nên cân nhắc đến một số tác hại đối với sức khỏe. Loại quả này có thể làm tăng đông máu ở những người mắc các rối loạn đông máu, gây ảnh hưởng đến mức độ đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Những người đang muốn mang thai nên tránh ăn mít bởi chúng có thể gây ức chế ham muốn tình dục, giảm cảm giác khi được kích thích tình dục và giảm khả năng, sức lực ở nam giới.

Chuyên gia cũng cho biết việc ăn quá nhiều mít cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì hàm lượng chất xơ cao.

Theo TS Sơn, chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm từ 1-2 tiếng bởi chúng chứa hàm lượng đường rất cao. Ăn lúc đói sẽ khiến hàm lượng đường trong máu của cơ thể đột ngột bị tăng cao. Điều này không tốt cho sức khoẻ. Việc ăn mít thường xuyên với một số lượng hợp lý giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống lại ung thư nhưng với người mắc bệnh mạn tính chỉ nên ăn tối đa 3-4 múi/ngày.

Những người không nên ăn mít

Vẫn theo TS Sơn, tuy mít rất tốt nhưng người mang những bệnh sau đây cần thận trọng khi ăn bởi nó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh:

Bệnh gan nhiễm mỡ: Do mít chứa nhiều đường không tốt cho gan và còn dễ gây nóng trong người. Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít.

Bệnh tiểu đường: Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn kiêng chất đường. Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào, cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.

Người mắc bệnh suy thận mạn tính: Bệnh nhân nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim đột ngột.

Người bị suy nhược, sức khỏe yếu: Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp.