Lạ lùng cồn cát như kem sôcôla tan chảy trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - Cồn cát có vệt đen quái lạ nằm gần cực bắc của sao Hỏa trông giống như kem sô cô la tan chảy là khoảnh khắc thú vị mới nhất, được chụp bởi tàu vũ trụ Trace Gas Orbiter của Châu Âu-Nga (TGO).

Bức ảnh mà TGO chụp bằng Hệ thống Thăm dò hình ảnh màu sắc nổi hồng ngoại, cho thấy cồn cát chịu tác động từ các hiệu ứng kỳ quái đang xảy ra trên phía Bắc của sao Hỏa.

"Trong mùa đông ở các vùng cực, một lớp băng carbon dioxide mỏng bao phủ bề mặt và sau đó thăng hoa dần trong những buổi đầu tiên của mùa xuân sao Hỏa", các quan chức của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) chia sẻ.

La lung con cat nhu kem socola tan chay tren sao Hoa
Nguồn ảnh: Phys. 

"Sự rã đông vào mùa xuân này này xảy ra từ dưới lên, giữ lớp khí, băng và cát," họ nói thêm. "Khi các vết nứt băng xuất hiện, nhiểu khí này được giải phóng dữ dội và mang theo cát, tạo thành các mảng vệt tối kiểu như kem sôcôla tan chảy trong hình ảnh CaSSIS này".

Bức ảnh sao Hỏa mới được công bố mô tả là "cồn cát barchan" hình chữ U.

"Các đầu cong của cồn cát barchan chỉ hướng gió", các quan chức nói thêm trong một tuyên bố. 

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực. 

Ánh sáng trắng kỳ lạ và giả thuyết về sự sống trên Sao Hỏa

Chiếc xe thám hiểm Sao Hỏa Curiosity Rover của Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) đã liên tục gửi những hình về Trái đất kể từ khi đáp xuống Sao Hỏa vào năm 2012 và NASA đã thường xuyên công bố những hình ảnh hấp dẫn từ bề mặt cằn cỗi của hành tinh đỏ.

Xe thám hiểm Sao Hỏa tự hành Curiosity Rover của NASA mới đây đã phát hiện ra một vật “dị thường” trên bề mặt hành tinh Đỏ. Trong bức ảnh chụp vào ngày 16 tháng 6 mô tả một ánh sáng trắng bí ẩn dường như đang trôi nổi trên bầu trời sao Hỏa.

Sự thật sửng sốt mùa "băng tuyết" lở trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - Tàu vũ trụ Mars Reconnaissance Orbiter của NASA chụp được bức ảnh độc đáo về sao Hỏa, với các lớp địa chất lởm chởm màu đỏ kỳ quái. Các lớp đá bên dưới có màu sắc và kết cấu khác nhau tùy thuộc lượng bụi trộn với đá và băng.

Mỗi mùa xuân, mặt trời chiếu sáng bên cạnh các lớp địa chất ở Bắc Cực của sao Hỏa, chúng được gọi là lớp trầm tích băng phân cực Bắc. Hơi ấm làm mất ổn định lớp băng và các khối vỡ ra.
Khi chúng bị va chạm bào mòn đến đáy của vách đá cao hơn 500 mét, các khối đá tung lên các đám mây bụi. Các lớp đá bên dưới có màu sắc và kết cấu khác nhau tùy thuộc vào lượng bụi trộn với đá và băng.