Kỳ quái vùng sâu nhất Trái đất dưới lớp băng Nam Cực

(Kiến Thức) - Nỗ lực lập bản đồ mới, các nhà khoa học tiết lộ những chi tiết quan trọng mới về vùng đất ẩn giấu của Nam Cực. Kết cấu vùng đất được đánh giá rất quan trọng để dự đoán cách thức và thời điểm băng sẽ chảy...

Bản đồ mới về những ngọn núi, thung lũng và hẻm núi ẩn dưới lớp băng của Nam Cực đã tiết lộ vùng đất sâu nhất trên Trái đất, và dữ liệu này sẽ giúp dự báo tình trạng mất băng trong tương lai.

Theo bản đồ, các lục địa phía nam đóng băng có thể trông khá bằng phẳng và không có gì đặc biệt khi nhìn từ trên cao. Nhưng bên dưới khối băng vùng này được tích lũy qua các eons, có tồn tại một lục địa cổ đại có kết cấu bất thường so với bất kỳ nơi nào khác.

Và kết cấu đó của vùng đất bí ẩn này hóa ra rất quan trọng để dự đoán cách thức và thời điểm băng sẽ chảy và vùng băng nào dễ bị tổn thương nhất trong một thế giới bắt đầu nóng lên.

Bản đồ mới của NASA, được gọi là BedMachine Antarctica pha trộn các phép đo chuyển động băng, đo địa chấn, radar và các điểm dữ liệu khác để tạo ra bức tranh chi tiết nhất về các điều bí ẩn của Nam Cực.

Ky quai vung sau nhat Trai dat duoi lop bang Nam Cuc

Nguồn ảnh: Spaceflight Now 

Bản đồ mới được công bố ngày 12/12/2019 trên tạp chí Nature Geoscience cho thấy các đặc điểm địa hình bí ẩn dưới lớp băng Nam Cực chưa từng biết trước đây, và nó có liên quan đến quá trình hình thành dòng chảy băng trên lục địa Nam Cực, địa hình cổ đại này nằm ở độ sâu 432 mét (1.419 feet) dưới mực nước biển.

Quan trọng hơn, bản đồ này cũng cung cấp nhiều thông tin mới về chính xác các vùng băng của lục địa Nam cực có nguy cơ trượt xuống đại dương trong những thập kỷ và thế kỷ tới ra sao, các tác giả viết.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Sửng sốt sao neutron có cấu trúc từ trường bất thường

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học từ Viện Vật lý và Công nghệ Moscow, Viện Nghiên cứu Vũ trụ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (IKI) và Đài thiên văn Pulkovo phát hiện một ngôi sao neutron độc đáo, có nhiều thông tin thú vị.

Trước đây, tất cả sao neutron có thể được nhóm lại thành hai họ lớn: nhóm đầu tiên bao gồm các vật thể mà từ trường biểu hiện trong toàn bộ chu kỳ quay và nhóm ngôi sao khác bao gồm các vật thể mà từ trường không thể đo được.

Ngôi sao neutron GRO J2058 + 42 được các nhà nghiên cứu cung cấp cái nhìn sâu sắc về cấu trúc bên trong của từ trường sao neutron chỉ ở một giai đoạn nhất định trong chu kỳ quay của nó. Công trình này được công bố trên tạp chí Astrophysical Journal Letters.

Khám phá choáng váng về quầng khí bao quanh thiên hà sơ khai

(Kiến Thức) - Các quầng khí có thể là thành phần bao quanh một số thiên hà sớm nhất trong vũ trụ, có kho chứa khí lạnh cung cấp năng lượng cho sự phát triển của các lỗ đen siêu lớn...

Sử dụng Kính thiên văn Very Large của Đài thiên văn Nam châu Âu (ESO), các nhà thiên văn học quan sát các quầng khí này xung quanh các thiên hà hình thành từ hơn 12,5 tỷ năm trước.

Khí lạnh chứa trong các quầng sáng này là thực phẩm hoàn hảo cho các lỗ đen siêu lớn.

Lý do gì khiến hang bí mật tại Nam Cực bỗng dưng biến mất

Người xem Google Maps phát hiện hình ảnh một hang động bí ẩn ở Nam Cực dấy lên nhiều giả thuyết về nơi hang động dẫn đến và thứ cất giấu bên trong.

Tờ Express hôm 15/12 đưa tin, nguồn gốc của hang bí ẩn trên đảo Greenwich, một trong những hòn đảo phía nam Nam Cực, vẫn chưa thể lý giải sau khi nó được phát hiện trên Google Maps năm 2007 nhưng lại biến mất 6 tháng sau đó.