Kỳ quái lỗ đen đầu tiên "bọc" lỗ đen thứ hai bên trong

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học phân tích bức ảnh được gửi về Trái đất từ Kính viễn vọng Event Horizon, cho thấy vùng màu đen thậm chí còn đen hơn phần còn lại của lỗ đen bên ngoài và nó có thể tồn tại một lỗ đen thứ 2.

Bức ảnh mới phản ánh bên trong một lỗ đen có chứa một lỗ đen khác.
Lỗ đen bên ngoài có tên khoa học Powehi, còn lỗ đen thứ hai nằm bên trong chưa được đặt tên.
Ky quai lo den dau tien
Nguồn ảnh: Phys. 
Tất nhiên, lỗ đen thứ hai không thể nhìn thấy, vì mọi thứ bên trong lỗ đen đều có màu đen, nhưng các nhà khoa học cho biết có một vùng màu đen thậm chí còn đen hơn phần còn lại của lỗ đen bên ngoài và nó có thể tồn tại một lỗ đen thứ 2.
Các chuyên gia nhận định, lỗ đen thứ 2 nằm bên trong có thể bị hút vào lỗ đen Powehi cách đây hàng tỷ năm trước khi vũ trụ sơ khai hình thành.

Mời quý vị xem video: Ngôi sao kỳ lạ chứa đựng nhiều bí ẩn. Nguồn video: Cuộc sống thực

Ngoạn mục ảnh phân giải cao khu vực hình thành sao "khủng" Milky Way

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học từ Mỹ và Hàn Quốc đã thực hiện các quan sát mới qua Đài quan sát thiên văn vô tuyến Taeduk ở Hàn Quốc, về một khu vực hình thành sao khổng lồ của thiên hà Milky Way.

Charles Kerton, phó giáo sư vật lý thiên văn học tại Đại học bang Iowa và là thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết. "Đám mây chặn ánh sáng và vì vậy chúng tôi phải sử dụng các quan sát hồng ngoại để nghiên cứu ."

Vùng hình thành sao trong thiên hà Milky Way này được gọi là CTB 102. Cách Trái đất khoảng 14.000 năm ánh sáng, nó được phân loại là một vùng HII, có nghĩa là nó chứa các đám mây nguyên tử hydro tích điện bị ion hóa.

Diện mạo mới cụm sao hình cầu NGC 1898 gây sửng sốt

(Kiến Thức) - Cụm sao hình cầu NGC 1898 bất ngờ lọt vào tầm ngắm của Kính Viễn vọng Hubble, cung cấp nhiều thông tin thú vị. Nó nằm gần trung tâm của Đám mây Magellan Lớn, cách khoảng 160.000 năm ánh sáng tính từ Trái đất.

Kính Viễn vọng Hubble vừa mới quan sát cụm sao hình cầu NGC 1898 khi vật thể này trong một diện mạo mới nhất.

Được biết, cụm sao này do nhà thiên văn người Anh John Herschel phát hiện vào năm 1834. Nó nằm gần trung tâm của Đám mây Magellan Lớn, cách khoảng 160.000 năm ánh sáng tính từ Trái đất.

Sửng sốt ảnh sao Hỏa tuyệt vời của tàu thăm dò Opportunity

(Kiến Thức) - Tàu Opportunity của NASA qua đời, kết thúc 14 năm thăm dò sao Hỏa nhưng đã kịp lưu giữ lại những hình ảnh sao Hỏa đầy tuyệt vời, dưới đây là vài trong số những hình ảnh ấn tượng về cuộc sống ở hành tinh Đỏ.

1. Trong khoảng thời gian gần hai tuần vào tháng 6/2017, tàu Opportunity chụp được hình ảnh sao Hỏa toàn cảnh, về đỉnh Endeavour Crater và thung lũng Perseverance trên Hỏa tinh.

Sung sot anh sao Hoa tuyet voi cua tau tham do Opportunity
Nguồn ảnh: Space. 
2. Vào tháng 4/ 2017, tàu Opportunity đã thăm dò miệng núi lửa Orion sao Hỏa trải dài 27 mét. Tuổi thọ miệng núi lửa này chưa đầy 10 triệu năm tuổi, theo các chuyên gia thiên văn học.
Sung sot anh sao Hoa tuyet voi cua tau tham do Opportunity-Hinh-2
Nguồn ảnh: Space.