Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng, chống bệnh sởi

Với gần 40.000 ca nghi sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, có thể dẫn đến tử vong....

6 trường hợp tử vong liên quan đến sởi
Bộ Trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, từ năm 2024, số ca mắc sởi tăng nhanh trên toàn cầu, với nguy cơ bùng phát dịch ở nhiều quốc gia do tỷ lệ tiêm chủng thấp, chỉ đạt mức 80% hoặc thấp hơn.
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng gần 40.000 ca nghi sởi, trong đó có 6 trường hợp tử vong liên quan đến sởi (1 trường hợp mới ghi nhận tại Lạng Sơn).
Tại Việt Nam, tỷ lệ tiêm phòng sởi chưa đạt yêu cầu, tình hình càng nghiêm trọng hơn khi đất nước đang bước vào chu kỳ bùng phát dịch 5 năm một lần. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng làm diễn biến dịch trở nên phức tạp và khó dự đoán.
Ngành y tế dự báo số ca mắc sởi tiếp tục tăng trong thời gian tới, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao như miền núi hoặc các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp, nơi điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế còn hạn chế.
Trong bối cảnh này, Bộ Y tế đã phát động Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi trên toàn quốc vào năm 2025. Kế hoạch này mở rộng nhóm tiêm chủng, bao gồm trẻ từ 6-9 tháng tuổi tại 24 tỉnh, thành phố, đồng thời tiếp tục bổ sung nhóm trẻ từ 1-10 tuổi và nhóm có nguy cơ cao tại 17 tỉnh, thành khác.
Đặc biệt, ngày 15/3, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 23/CĐ-TTg về việc đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi.
Tại công điện, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giao Bộ Y tế bảo đảm đủ vắc xin phòng bệnh sởi, cấp phát kịp thời cho các địa phương để triển khai có hiệu quả Chương trình tiêm chủng mở rộng; kết thúc chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi chậm nhất ngày 31/3.
Khuyen cao cua Bo Y te phong, chong benh soi
 Thăm khám cho bệnh nhi bị bệnh sởi - Ảnh minh họa
Khuyến cáo phòng chống bệnh sởi
Ngày 19/3, Cục Phòng bệnh Bộ Y tế cho biết, bệnh sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm, bệnh lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.
Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, có thể dẫn đến tử vong. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.
Khuyen cao cua Bo Y te phong, chong benh soi-Hinh-2
 
Để phòng chống bệnh sởi, Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo:
- Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch và các nhóm tuổi khác (6-9 tháng, 1-10 tuổi) tham gia chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; đeo khẩu trang nơi đông người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.
- Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày; đảm bảo dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể cho trẻ.
- Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng và đủ ánh sáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.
- Khi phát hiện có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.

Bộ Y tế thành lập 6 đoàn kiểm tra phòng, chống dịch sởi

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh sởi, Bộ Y tế đã có công văn hoả tốc gửi các tỉnh, thành thúc đẩy tiêm vắc xin sởi và thành lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch sởi.

Đảm bảo kinh phí, đẩy mạnh tiêm chủng

Bệnh sởi ở trẻ, khả năng lây nhiễm cao, biến chứng nguy hiểm

Bệnh sởi có khả năng lây nhiễm rất cao, nhất là đối với trẻ chưa có miễn dịch với virus sởi do chưa tiêm/ tiêm chưa đủ 2 mũi mà tiếp xúc với nguồn lây.

Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, thời gian qua, khoa tiếp nhận và điều trị hồi sức tích cực cho 2 bệnh nhi mắc bệnh sởi bị biến chứng rất nặng.

Cứu sống bệnh nhi 7 tuổi bị rối loạn nhịp tim nguy kịch

Bệnh nhi 7 tuổi trú ở tỉnh Quảng Ngãi bị rối loạn nhịp tim được cứu sống bằng kỹ thuật VA-ECMO, đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Theo Tạp chí Người Hà Nội, ngày 19/3, tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng khoa Hồi sức Tích cực – Cấp cứu Nhi (Bệnh viện Trung ương Huế) vừa cứu sống một bệnh nhân nhi trú ở tỉnh Quảng Ngãi bị rối loạn nhịp tim bằng kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (VA-ECMO) và đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.

Trước đó, bệnh nhi N.N.A.N. (7 tuổi, trú ở tỉnh Quảng Ngãi) nhập viện Bệnh viện Trung ương Huế trong tình trạng mệt, phát hiện nhịp tim chậm, sau vài giờ nhập viện bệnh nhân đột ngột mệt nhiều, tay chân lạnh, tụt huyết áp diễn tiến rất nhanh. Qua thăm khám và xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế nhận định đây là trường hợp rối loạn nhịp nặng, có tổn thương cơ tim dẫn đến sốc tim, chức năng tim giảm nặng, nguy cơ tử vong rất cao.

Cuu song benh nhi 7 tuoi bi roi loan nhip tim nguy kich
 Bệnh nhi N.N.A.N. bị rối loạn nhịp tim nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Ngay trong đêm, các bác sĩ đã khẩn trương hội chẩn đa chuyên khoa và êkíp ECMO nhi, Gây mê Hồi sức tim, Ngoại Lồng ngực Tim mạch đã tiến hành đặt VA - ECMO để hỗ trợ tim ngay lập tức cho bệnh nhân N.N.A.N. Sau 5 ngày chạy ECMO, chức năng tim bệnh nhi N.N.A.N. dần hồi phục nhưng nhịp tim vẫn còn rối loạn rất nặng (block nhĩ – thất cấp 3) nên sau đó bệnh nhi N.N.A.N. được phối hợp thêm với khoa Can thiệp Tim mạch để tiến hành vận chuyển bệnh nhi đến phòng mổ, đặt máy tạo nhịp và cai ECMO.

Hơn 2 tuần điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh nhi N.N.A.N. dần cải thiện ngoạn mục, nay có thể đi lại bình thường, chức năng tim cải thiện tốt, các chỉ số huyết động và cận lâm sàng về lại bình thường và dự kiến sẽ được ra viện vào ngày 20/3. Đây là bệnh nhi thứ 6 được thực hiện thành công kỹ thuật VA – ECMO và có cân nặng nhỏ nhất (17kg).

Viêm cơ tim tối cấp (hay còn gọi là viêm cơ tim ác tính) là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao, bệnh khởi phát đột ngột, sốc tim, rối loạn huyết động nặng, rối loạn nhịp tim nặng (cần thuốc vận mạch, đặt máy tạo nhịp và hỗ trợ ECMO). “Kỹ thuật ECMO đã được Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công lần đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 3/2009 cho các bệnh nhân sốc tim, viêm cơ tim, phẫu thuật tim mạch, suy hô hấp cấp tiến triển với thở máy không hiệu quả và Kỹ thuật VA - ECMO là kỹ thuật hỗ trợ tim và phổi giúp cứu sống cho rất nhiều bệnh nhân nguy kịch mà không đáp ứng với các điều trị thông thường và giúp tim, phổi nghỉ ngơi chờ thời gian hồi phục”, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế Phạm Như Hiệp cho biết.

Trước đó, Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng cũng đã cứu sống bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở, rối loạn nhịp tim.

Theo báo Nhân Dân, ngày 13/3, Tiến sĩ, Bác sĩ Trương Tú Trạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng cho biết, nam bệnh nhân T.K.N., 52 tuổi nhập viện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở đã được cứu sống và xuất viện sau 3 ngày cấp cứu, điều trị.

Trước đó ông T.K.N., cư trú tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn trong tình trạng ngưng tim và ngưng thở. Tại đây, bệnh nhân đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức cấp cứu tim phổi, khôi phục lại nhịp tim và hô hấp.

Ngay sau đó, ê-kíp cấp cứu đã tiến hành hội chẩn và quyết định chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh để cấp cứu tim mạch.

Khi khoa Cấp cứu tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng tiếp nhận, tình trạng bệnh nhân N. rất nguy kịch, nhận thức lơ mơ, mạch nhẹ, huyết áp tụt chỉ còn 70/40mmHg, rối loạn nhịp tim. Khoa cấp cứu tổng hợp khởi động báo động toàn viện các khoa: Hồi sức tích cực, Tim mạch can thiệp…

Ê-kíp cấp cứu đã tiến hành hội chẩn khẩn cấp, vừa hồi sức vừa chuyển bệnh nhân đến phòng thông tim để thực hiện chụp mạch vành. Kết quả phát hiện bệnh nhân bị tắc hoàn toàn nhánh động mạch vành trái (LAD I). Ê-kíp can thiệp tim mạch dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tiến sĩ, Bác sĩ Trương Tú Trạch để tiến hành đặt stent tái thông động mạch vành trái.

Sau 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân N. đã hết đau ngực, giảm khó thở, nhịp tim đều và có thể rút nội khí quản cai máy thở. Bệnh nhân đã ổn định và xuất viện trong tình trạng sức khỏe bình thường.

Nhờ quy trình báo động đỏ liên viện và quy trình báo động đỏ toàn viện tại bệnh viện, các bác sĩ đã kịp thời cứu sống được bệnh nhân. Việc phát hiện và can thiệp kịp thời giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng không để lại di chứng.