Khoa học "biến" hơi thở của các phi hành gia thành nước uống

Hệ thống mới do các nhà khoa học Nga phát triển và nghiên cứu có thể biến khí CO2 trong trạm vũ trụ hoặc tàu vũ trụ thành khí metan và nước, cụ thể biến hơi thở thành nước uống.

Kế hoạch chinh phục vũ trụ bao la như đưa con người lên Mặt trăng hoặc sao Hỏa sẽ không còn xa xôi nữa nếu như việc phát triển thành công hệ thống biến hơi thở thành nước uống của các nhà khoa học Nga được đưa vào thực tế.
Hệ thống Vozdukh đang được sử dụng để loại bỏ CO2 trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS)
Hệ thống Vozdukh đang được sử dụng để loại bỏ CO2 trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) 
Hệ thống tái tạo nước từ hơi thở
Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu và Thiết kế công nghệ hóa học (NIIKhimMash) - một đơn vị nghiên cứu hàng đầu của Liên bang Nga về thiết bị hỗ trợ cuộc sống trong không gian, đã xác nhận kế hoạch phát triển một hệ thống biến đổi khí CO2 thành nước và khí metan.
Theo đó, hệ thống tái tạo nước được các nhà khoa học phát triển đồng loạt với nhà tắm, vòi sen, nhà xông hơi, bồn rửa, máy giặt, hệ thống nước sinh hoạt và nước uống, để phục vụ cuộc sống của các nhà khoa học trên các trạm vũ trụ, tàu vũ trụ, hay có thể bất kỳ một không gian làm việc, sinh hoạt kín, hiếm khí ô xy nào khác trên Trái đất.
Theo các nhà khoa học, trong không gian kín, lượng CO2 từ hơi thở của các nhà phi hành gia không nên vượt quá 0,5% thể tích không khí (trên mặt đất con số này là 0,03 %). Và nếu có quá nhiều khí CO2 sẽ khiến cho con người nhẹ nhất là cảm giác khó chịu, suy giảm thể lực, đau đầu và mất khả năng tập trung, còn nếu sâu hơn khi vượt mức nồng độ CO2 là 13% thể tích không khí sẽ gây tử vong cho con người.
Các nhà khoa học Nga lấy ví dụ cụ thể, hiện nay hệ thống loại bỏ CO2 trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) là Vozdukh, một thiết kế của NIIKhimMash sử dụng chất zeolit đặc biệt để hấp thụ, loại bỏ CO2. Hệ thống này cho phép thu thập khí carbon dioxide từ môi trường khí của đối tượng và xử lý chất này bằng phản ứng hydro hóa, cho ra sản phẩm cuối cùng là nước và methan, nhằm hoàn thiện chu trình khép kín của các hệ thống cung cấp ô xy trên tàu vũ trụ.
Ông Alexander Suvorov, Viện trưởng Viện Khoa học các vấn đề y sinh (Nga) cho biết rất tin tưởng hệ thống mới này được xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn khắt khe hơn về lượng CO2 cho phép. Và ông Alexander Suvorov cũng chỉ ra rằng, các phi hành gia Mỹ nhận thấy họ bị suy giảm thị lực trong điều kiện hiện nay. “Nguyên nhân có thể do nồng độ CO2 cao, ảnh hưởng đến các mạch máu làm chậm tuần hoàn não khiến thị lực bị sụt giảm. Còn trong khoang của các nhà khoa học Nga trên Trạm ISS, các tiêu chuẩn về nồng độ CO2 đã được cải thiện. Nhưng những tiêu chuẩn này nhiều khả năng sẽ được xem xét lại. Nồng độ giới hạn CO2 mong muốn là 0,3% hoặc ít hơn”.
Mỹ chưng cất nước tiểu của các phi hành gia biến thành nước uống
Không phải chuyện ví von cho vui, trên thực tế, theo tính toán của các nhà khoa học Mỹ, chi phí vận chuyển nước từ Trái đất lên Trạm ISS rất tốn kém, khoảng 48.000 USD/lít - tương đương khoảng 1 tỷ đồng. Do đó, các kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã có lời giải cho bài toán vô cùng khó khăn này khi tìm ra cách cho các nhà khoa học trên Trạm ISS uống chính nước tiểu của họ.
Nghe có vẻ không được sạch sẽ nhưng bằng việc phân tích các thành phần của nước tiểu, các nhà khoa học NASA đã tiến hành quy trình chưng cất nước tiểu, đồng thời tạo ra một chiếc máy chưng cất nước tiểu để biến thứ nước này thành nước uống cho các phi hành gia.
“Chiếc máy này chính là một chiếc máy ly tâm. Khi nó quay, nước tiểu sẽ được phun dọc theo thành máy. Những chất bẩn đặc và nặng sẽ bám vào thành máy, đồng thời hơi nước nhẹ hơn sẽ bay ra ngoài và được hút qua trung tâm thông qua hệ thống màng lưới chuyển sang phần tiếp theo để xử lý thành nước uống”, Jennifer Pruett, nữ kỹ sư của NASA cho biết.
“Chúng ta có thể làm việc trong môi trường có nồng độ CO2 ở dưới mức quy định cho phép. Nếu quá ngưỡng đó, cơ thể sẽ trữ lượng nhiều khí CO2 hơn và làm chúng ta mất khả năng tập trung, mất cảm giác và không thể làm việc được do chứng tăng anhidrit cacbonic huyết xảy ra. Khả năng hít thở, tuần hoàn và hoạt động của não sẽ bị ngưng trệ”.

Chó sói thể hiện kỹ năng chơi bóng đỉnh, mừng World Cup 2018

(Kiến Thức) - Hòa chung vào không khí World Cup 2018, những con chó sói Siberia ở công viên bảo tồn động vật hoang dã Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc thể hiện kỹ năng chơi bóng đỉnh cao của mình. 

Ít người biết rằng, chú chó sói tinh nghịch, đá bóng cực đỉnh có tên Zabivaka, linh vật World Cup 2018 ở Nga chiếm trọn cảm tình của đông đảo mọi người được lấy hình mẫu từ những con chó sói Siberia.
 Ít người biết rằng, chú chó sói tinh nghịch, đá bóng cực đỉnh có tên Zabivaka, linh vật World Cup 2018 ở Nga chiếm trọn cảm tình của đông đảo mọi người được lấy hình mẫu từ những con chó sói Siberia. 

Khám phá về cá mó đặc sản miền Tây

(Kiến Thức) - Cá mó, còn có tên gọi khác là cá lưỡi mèo, là loại cá đặc sản miền Tây thường xuất hiện ở ở các vùng biển như Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang... vào mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch. 
 

Cá mó sống ở vùng nước mặn. Loài cá này có nhiều ở các vùng biển miền Tây như Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang. 0975710348Tên gọi của các loài cá này trong tiếng Anh là parrotfish (= cá vẹt) là do miệng giống chim vẹt chứa đá vôi của chúng. Ảnh rausachgiasi.
 Cá mó sống ở vùng nước mặn. Loài cá này có nhiều ở các vùng biển miền Tây như Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang. 0975710348Tên gọi của các loài cá này trong tiếng Anh là parrotfish (= cá vẹt) là do miệng giống chim vẹt chứa đá vôi của chúng. Ảnh rausachgiasi.
Cá mó dùng cái miệng này để quắp và ăn những động vật không xương sống nhỏ sống trong san hô. Để bắt được cá mó, các ngư dân phải dùng đáy để đánh bắt. Ảnh blogspot.
Cá mó dùng cái miệng này để quắp và ăn những động vật không xương sống nhỏ sống trong san hô. Để bắt được cá mó, các ngư dân phải dùng đáy để đánh bắt. Ảnh blogspot.
Cá mó có ngoại hình không được đẹp mắt như nhiều loài cá khác. Cá có mình dẹp, thân màu trắng hồng, có vảy bạc, đầu hơi tròn, miệng méo. Ảnh blogspot.
 Cá mó có ngoại hình không được đẹp mắt như nhiều loài cá khác. Cá có mình dẹp, thân màu trắng hồng, có vảy bạc, đầu hơi tròn, miệng méo. Ảnh blogspot.
Đổi lại, cá mó nhiều thịt, ít xương, thơm ngon nên rất được ưa chuộng. Ảnh: Cá mó và cá khác được đánh bắt, nguồn ảnh: ytimg.
 Đổi lại, cá mó nhiều thịt, ít xương, thơm ngon nên rất được ưa chuộng. Ảnh: Cá mó và cá khác được đánh bắt, nguồn ảnh: ytimg.
Cá mó được chế biến thành nhiều món như nấu lẩu, làm gỏi, nấu canh chua... Ảnh baoquangngai.
 Cá mó được chế biến thành nhiều món như nấu lẩu, làm gỏi, nấu canh chua... Ảnh baoquangngai.
Cá mó còn có tên gọi khác là cá lưỡi mèo. Họ Cá mó bao gồm 10 chi với khoảng 100 loài cá sinh sống trong môi trường nước mặn, chủ yếu là vùng biển nhiệt đới. Ảnh bachhoaxanh.
 Cá mó còn có tên gọi khác là cá lưỡi mèo. Họ Cá mó bao gồm 10 chi với khoảng 100 loài cá sinh sống trong môi trường nước mặn, chủ yếu là vùng biển nhiệt đới. Ảnh bachhoaxanh.
Cá mó là loại cá đặc sản miền Tây thường xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch. Ảnh haisanmiennam.
 Cá mó là loại cá đặc sản miền Tây thường xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch. Ảnh haisanmiennam.

Mời quý vị xem video: Những hình ảnh động vật vui nhộn

Chú chim bỗng nổi tiếng thế giới nhờ biết sống hưởng thụ

(Kiến Thức) - Có rất nhiều loài chim bay lượn đỉnh cao, thế nhưng sẽ chẳng có con chim nào có thể bay một cách nhàn nhã và biết cách hưởng thụ, ở trạng thái hưng phấn như chú chim hải âu này.

Mới đây, nhiếp ảnh gia Karen Munro thực hiện chuyến đi khám phá thiên nhiên và cuộc sống hoang dã xung quanh hòn đảo nhỏ ở ngoài khơi bờ biển Scotland.
Cũng tại hòn đảo nhỏ này, Karen đã có cơ hội gặp gỡ một chú chim biển hạnh phúc nhất thế giới, đó là một chú chim hải âu cực kỳ hưởng thụ.
 
Tuy nhiên, Karen thực không nhận ra rằng mình đã có cơ hội được gặp chú chim hải âu hạnh phúc, rất biết thưởng thức cuộc sống cho đến về nhà.
 
"Khi về nhà, tôi xem qua các bức ảnh của mình, hầu hết không có gì đặc biệt vì ánh sáng hôm đó không tốt. Tuy nhiên, ngay khi nhìn thấy bức ảnh của chú chim hải âu này, tôi đã bật cười ngay tức khác, trông chú chim này như đang mỉm cười rất vui vẻ và nhắm mắt tận hưởng chuyến bay một cách chẳng giống ai", cô Karen nói.

Mời quý vị xem video: Những hình ảnh động vật đáng yêu vô cùng

Có người nhận thấy, trong bức ảnh, chim hải âu đang ở trong trạng thái hưng phấn, giống như đang làm người mẫu cho quảng cáo dầu gội suôn mượt. Bên cạnh đó, một số người đưa ra thắc mắc, tại sao trong tư thế đó mà con chim vẫn bay được. 
Về vấn đề này, cô Karen đã đưa ra lời giải thích rằng, sở dĩ cô chụp được khoảnh khắc thú ví này là nhờ bản chất của loài hải âu sống trên đảo. Chúng thường xuyên bay trên biển, đôi cánh và bộ lông dễ bị ướt. Vì vậy khi bay trên không chúng, những con hải âu sẽ tự lắc mình để những sợi lông vũ khô nhanh hơn. 
Được biết, con chim hải âu hạnh phúc này thuộc loài hải âu Fulmar phương Bắc, tên khoa học Fulmarus glacialis, là một loài chim trong họ Procellariidae.