Giúp con giảm cân đúng cách

Nhiều cha mẹ lo lắng khi con thừa cân nhưng lại lúng túng không biết giảm cân sao cho an toàn. Nếu không đúng cách, việc ép cân có thể gây hại sức khỏe của trẻ.

Tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em đang là vấn đề báo động tại nhiều gia đình. Béo phì không chỉ ảnh hưởng ngoại hình mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa từ khi còn rất sớm. Tuy nhiên, giúp con giảm cân an toàn, hiệu quả lại không hề dễ nếu cha mẹ không hiểu đúng cách.

8-3907.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Nhận diện nguyên nhân gây thừa cân

Mỗi trẻ có một nguyên nhân tăng cân khác nhau. Với nhiều trẻ, nguyên nhân chính là do khẩu phần ăn giàu năng lượng, nhiều tinh bột xấu, thức ăn nhanh, nước ngọt, bánh kẹo… Một số trẻ khác lại tăng cân do ít vận động, dành quá nhiều thời gian ngồi trước tivi, điện thoại, máy tính bảng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý yếu tố di truyền, nếu bố mẹ bị béo phì, con cũng có nguy cơ cao hơn. Ở một số trường hợp hiếm gặp, trẻ tăng cân bất thường có thể do rối loạn nội tiết (bệnh về tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa…). Khi nghi ngờ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn chuyên sâu.

Không áp dụng cách giảm cân cực đoan

Nhiều gia đình vì nóng vội đã bắt con nhịn ăn, ăn kiêng khắc nghiệt hoặc dùng thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc. Điều này vô cùng nguy hiểm vì cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh, cần đầy đủ chất dinh dưỡng để hoàn thiện não bộ, chiều cao, hệ xương và miễn dịch. Thay vì giảm khẩu phần, cha mẹ nên điều chỉnh cấu trúc bữa ăn:

Hạn chế đường, bánh kẹo, nước ngọt có gas.

Giảm thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh.

Tăng cường rau xanh, củ quả giàu chất xơ để trẻ no lâu.

Chọn tinh bột tốt: Gạo lứt, khoai lang, yến mạch thay cho cơm trắng tinh chế.

Đảm bảo nguồn đạm nạc từ thịt, cá, trứng, sữa chua ít đường.

Đặc biệt, nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh để trẻ quá đói dẫn đến ăn bù.

Xây dựng thói quen vận động tự nhiên

Một sai lầm phổ biến là cha mẹ chỉ tập trung giảm ăn mà quên tăng vận động. Vận động đóng vai trò then chốt để tiêu hao năng lượng dư thừa và giữ cho cơ thể dẻo dai. Tuy nhiên, trẻ em thường chán các bài tập gò bó. Cha mẹ có thể:

Khuyến khích con chơi các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp lứa tuổi như bơi lội, đá bóng, cầu lông.

Hạn chế thời gian ngồi trước màn hình dưới 2 giờ/ngày.

Cho trẻ làm việc nhà: quét nhà, lau nhà, tưới cây, dọn dẹp phòng ngủ…

Tạo thói quen đi bộ, leo cầu thang thay vì thang máy.

Cùng con tập các bài vận động vui nhộn như nhảy dây, aerobic, zumba tại nhà.

Ngủ đủ giấc và quản lý stress

Nhiều phụ huynh không để ý rằng thiếu ngủ cũng làm trẻ dễ tăng cân. Khi ngủ không đủ, cơ thể tiết nhiều hormone gây thèm ăn. Vì thế, hãy đảm bảo trẻ ngủ đủ 9-10 tiếng/ngày tùy độ tuổi. Trước khi ngủ nên hạn chế thiết bị điện tử, tạo không gian ngủ yên tĩnh, mát mẻ. Ngoài ra, trẻ bị căng thẳng, stress cũng dễ ăn uống vô tội vạ để giải tỏa. Vì vậy, cha mẹ nên quan tâm sức khỏe tinh thần của con, động viên, chia sẻ để con cảm thấy an toàn, tránh lo âu quá mức.

Tránh tự ý dùng thuốc giảm cân cho trẻ

Tuyệt đối không được cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc giảm cân, trà thải mỡ hay thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc. Những sản phẩm này có thể gây mất nước, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng gan thận, thậm chí ảnh hưởng đến quá trình dậy thì và phát triển. Nếu tình trạng thừa cân nghiêm trọng, cần có bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ nội tiết theo dõi, xây dựng phác đồ giảm cân phù hợp.

Cùng con kiên trì thay đổi thói quen

Trẻ không thể tự ý thức được việc giảm cân nếu không có sự đồng hành từ cha mẹ. Gia đình nên:

Làm gương cho con bằng cách ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn vặt.

Không chê bai hay chỉ trích ngoại hình của con.

Ghi nhận nỗ lực, động viên con khi con đạt mục tiêu nhỏ.

Cùng con đặt ra mục tiêu cụ thể và lộ trình phù hợp.

Giảm cân cho trẻ không phải chuyện ngày một ngày hai, càng không thể ép cân như người lớn. Hãy kiên nhẫn, đồng hành và hiểu đúng nhu cầu của con. Khi cần thiết, đừng ngần ngại tìm đến chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo con giảm cân đúng cách, phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần.

Nữ sinh béo phì hôn mê sâu vì nhiễm trùng

Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nhiễm trùng nặng, đe dọa tính mạng.

Ngày 4/7, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, vừa điều trị thành công một trường hợp nhiễm trùng nguy kịch trên người bệnh béo phì trẻ tuổi nhờ ứng dụng kỹ thuật oxy hóa máu màng ngoài cơ thể phương thức tĩnh – tĩnh mạch (V-V ECMO).

Đây là một minh chứng điển hình cho thấy béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nhiễm trùng nặng, đe dọa tính mạng.

Những tác hại khi cơ thể dư thừa đường

Việc tiêu thụ đường quá nhiều làm dư thừa năng lượng. Cho dù đường nhân tạo hay tự nhiên vẫn tăng đường máu, gây thừa cân, béo phì.

Khi cơ thể dung nạp quá ít đường hoặc quá thừa đường sẽ có những tác hại sau:

Gây ra tình trạng glucozo trong máu, làm cơ thể suy nhược, mệt mỏi

Lượng đường trong máu không ổn định sẽ dẫn tới mệt mỏi, đau đầu và thèm ăn đường nhiều hơn. Sự thèm thuồng đó chuẩn bị cho một chu kỳ nghiện đường mà mỗi khi bạn nạp thêm đường vào cơ thể bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn một cách tạm thời. Nhưng chỉ một vài giờ sau, bạn lại cảm thấy thèm đường và đói.

Làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim

Những công trình nghiên cứu trên quy mô lớn đã chỉ ra rằng, càng ăn nhiều các loại thức ăn có hàm lượng glycemic cao (tác động nhanh chóng đến lượng đường trong máu) trong đó bao gồm các loại thức ăn có chứa đường thì nguy cơ trở nên béo phì, phát triển bệnh tiểu đường, bệnh tim ngày càng cao, có thể liên quan đến nhiều loại ung thư.

Đường có thể gây thương tổn cho tim và động mạch, tăng mức insulin, tăng nhịp tim, huyết áp và kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm. Người thường xuyên ăn nhiều đường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, động mạch vành cao hơn so với những người có chế độ ăn uống cân bằng.

Nhung tac hai khi co the du thua duong
Ảnh minh hoạ/Internet 

Cản trở chức năng miễn dịch của cơ thể

Những nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng đường ảnh hưởng không tốt đến sức đề kháng của cơ thể. Ăn nhiều đường sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu cơ thể. Dư thừa đường dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, cảm cúm, cảm lạnh... do suy giảm hệ thống miễn dịch.

Gây thiếu chất crôm

Nếu bạn ăn quá nhiều đường và các loại thực phẩm giàu hydratcacbon đã qua tinh chế, rất có thể cơ thể bạn sẽ có dấu hiệu thiếu chất khoáng crôm mà một trong những chức năng chính của nó là giúp điều hòa lượng đường trong máu.

Crôm có nhiều trong các loại thịt, hải sản và thức ăn thực vật. Các loại tinh bột đã qua tinh chế và các loại thực phẩm nhiều hydratcacbon khác đã "cướp" mất nguồn cung cấp crôm trong các loại thực phẩm này.

Đẩy nhanh quá trình lão hoá

Một phần lượng đường bạn hấp thụ, sau khi vào trong máu cũng trở thành protein. Những phân tử mới này góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các mô đang bị lão hoá, từ da cho đến các bộ phận và động mạch. Càng nhiều lượng đường lưu thông trong máu thì càng đẩy nhanh quá trình lão hoá.

Ngăn cản sự hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng

Những người ăn nhiều đường thì khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin B12, canxi, phốtpho, magiê và sắt. Thật trớ trêu là những người hấp thụ nhiều đường nhất lại là trẻ em và thanh thiếu niên, những cá thể cần đến nhiều chất dinh dưỡng nhất.

Gây lo âu, trầm cảm

Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến việc kích thích các hormone gây ra tình trạng cáu kỉnh, bực bội. Não cần một lượng nhất định glucose và insulin để hoạt động bình thường, tuy nhiên nếu bạn thừa đường trong cơ thể thì sẽ khiến não bị quá tải glucose và insulin, dẫn đến tình trạng lo lắng, bồn chồn, nguyên nhân gây bệnh trầm cảm.

Để bảo vệ cơ thể không mắc tiểu đường, béo phì, suy giảm miễn dịch.... hãy giảm lượng đường bằng cách: Hạn chế các loại bánh kẹo ngọt, socola, nước giải khát…; Bổ sung hoa quả tươi thay vì nước ép trái cây đóng hộp... Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, ngủ đủ giấc, kiểm soát khẩu phần ăn.... là những cách giúp bạn cải thiện sức khỏe, giảm lượng đường trong máu hiệu quả.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Đinh Trần Ngọc Mai (Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học y dược TPHCM), khi một người ăn đồ ngọt, hay các thức ăn có nhiều đường sẽ giúp tăng nồng độ serotonin trong não (hoóc môn tạo cảm giác tốt), làm cho người ăn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, đỡ căng thẳng hơn. Dần dần, chúng ta tạo ra thói quen tiêu thụ đồ ngọt và rất khó từ bỏ.
Trung bình có đến 90% người khi có trạng thái không tốt đã chọn ăn đồ ngọt để cải thiện tâm trạng. Ngoài hoóc môn serotonin, có rất nhiều hoóc môn giúp chúng ta cảm thấy thoải mái qua các hoạt động như tập luyện thể thao, đi chơi, làm việc mình mong muốn…
Tuy nhiên, việc ăn uống dễ thực hiện, cũng như một cách chiều chuộng bản thân, nên nhiều người ưu tiên ăn đồ ngọt hơn khi buồn bã, mệt mỏi, stress. Học sinh, người trẻ hay dùng nước ngọt có gas, trà sữa… thay nước, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo khuyến cáo, trong số năng lượng nạp mỗi ngày, chỉ nên có khoảng 5 - 10% từ đường. Nhưng hiện nay, đường rất dễ bị lạm dụng trong đồ ăn, thức uống. Cần hiểu rằng, đường chỉ cung cấp năng lượng, không có dinh dưỡng cần thiết như: vitamin, đạm, khoáng chất… Nếu ăn quá nhiều đường thì trở thành các chất gây hại, làm tích tụ mỡ.
Bác sĩ Đinh Trần Ngọc Mai phân tích: “Lúc này, nếu người ăn không kiểm soát được lượng đường dung nạp sẽ tăng nguy cơ đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, gây bệnh lý xơ vữa động mạch, thừa cân béo phì. Đó là chưa kể đến các biến chứng như: ngưng thở khi ngủ, gan nhiễm mỡ, hay bệnh lý xương khớp. Có bệnh nhân trẻ đến khám đã thừa nhận 1 ngày uống đến 2, 3 chai nước ngọt. Bệnh nhân không chỉ bị béo phì, đái tháo đường mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi đã thụ tinh nhân tạo nhiều lần mà không có kết quả”.

“Điểm danh” những thực phẩm gây béo phì

Ngoài những yếu tố như lười vận động, tuổi tác, yếu tố di truyền, bệnh lý, một số thực phẩm cũng khiến bạn tăng cân nhanh chóng.

Thực phẩm giàu đường: Các loại bánh kẹo, đồ ngọt chế biến sẵn chứa hàm lượng đường cực cao, là "kẻ thù" số một của vòng eo. Khi tiêu thụ quá nhiều, đường sẽ chuyển hóa thành chất béo dự trữ trong cơ thể, dẫn đến tăng cân không kiểm soát.
Đường fructose còn gây ra tình trạng kháng insulin, làm tăng mức insulin và thúc đẩy tích tụ mỡ thừa. Hạn chế đồ ngọt, kẹo bánh sẽ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.