Học ngay những món ăn bài thuốc này để bồi bổ sức khỏe mùa xuân

(Kiến Thức) - Muốn cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh các bệnh tật, mùa xuân cần phải biết lựa chọn thực phẩm hay ứng dụng các món ăn bài thuốc bồi bổ sức khỏe cho hợp lý.

Mùa xuân ấm, ẩm thấp và nhiều gió, cần đặc biệt chú ý: phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn. Theo Đông y học mùa xuân hay xuất hiện các bệnh “phong ôn”, “xuân ôn”, “ôn độc”, “ôn dịch”... Để phòng bệnh vào mùa xuân, chúng ta nên sử dụng một số món ăn bài thuốc bồi bổ sức khỏe sau đây:
Hoc ngay nhung mon an bai thuoc nay de boi bo suc khoe mua xuan
 
Uống nhân sâm: Mỗi lần 5g nhân sâm, thái nhỏ cho vào bát sứ nhỏ, đổ nước vào nửa bát và chút đường đem hấp cách thủy, sau ăn cả nước lẫn cái, mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng sớm. Cũng có thể thái lát sẵn Nhân sâm, mỗi lần uống 4 lát, ngày 2 lần; hoặc cho vào miệng ngậm mềm nhai nuốt.
Nếu không có nhân sâm có thể thay Đảng sâm, Thái tử sâm, Hoàng kỳ, Hồng táo, Hoài sơn… Khi dùng nên lấy từng vị một hầm với thịt nạc. Hoặc dùng Đảng sâm hay Thái tử sâm 15g, Hoàng kỳ 15g Hồng táo 10g, sắc lấy nước uống ngày 1 lần hoặc mỗi tuần sắc uống 2 – 3 lần.
Gà ác hầm nhân sâm: Thịt gà ác 150g, nhân sâm 10g, nhung hươu 3g. Thịt gà rửa sạch chặt miếng, nhân sâm tán, nhung hươu cho vào nồi hầm nhừ, thêm gia vị, chia ăn trong ngày. Công dụng: bổ khí huyết, cường tráng ích tinh.
Hoc ngay nhung mon an bai thuoc nay de boi bo suc khoe mua xuan-Hinh-2
 
Canh hoàng kì dạ dày lợn: Hoàng kì 15g, dạ dày lợn 1 cái. Rửa sạch dạ dày, bóp muối rồi rửa thật sạch, bỏ vào nước sôi luộc qua,vớt hết bọt và mỡ nổi, cho thêm một ít rượu gạo vào, đun nhỏ lửa chừng 40 phút; hoàng kỳ rửa sạch, cho 6 bát nước lã vào đun cô còn 3 bát; đổ nước hoàng kỳ vào nồi canh dạ dày, hầm trong 2 - 3 giờ, sau đó vớt dạ dày ra, thái miếng, ăn dạ dày và uống nước canh. Công dụng: Ôn trung tán hàn, thích hợp với những người bị bệnh lý đường tiêu hóa.
Chim sẻ hầm thiên ma: Chim sẻ 2 con, thiên ma 20g, hồng táo 4 quả. Thiên ma rửa sạch thái mỏng, chim sẻ làm sạch, bỏ nội tạng, chân. Tất cả cho vào bát, chế vừa nước rồi hấp cách thủy, thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: Bình can, chỉ huyễn vựng (làm hết đau đầu, chóng mặt).
Hoc ngay nhung mon an bai thuoc nay de boi bo suc khoe mua xuan-Hinh-3
 
Cháo hà thủ ô: Hà thủ ô 30g, gạo tẻ 100g, đại táo 3 quả, đường phèn lượng vừa phải. Đem hà thủ ô cho vào nồi đất sắc kỹ lấy nước rồi bỏ gạo, đại táo và đường phèn vào ninh nhừ thành cháo, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: Dưỡng gan bổ huyết, ích thận, chống lão hóa, thích hợp với các chứng đầu váng tai ù, tóc bạc sớm, thiếu máu, thần kinh suy nhược, rối loạn lipid máu, táo bón… do can thận hư suy gây nên.
Cháo đảng sâm gạo đen: Đảng sâm 15g, bạch phục linh 15g, gừng tươi 5g, gạo nếp cẩm 100g, đường phèn lượng vừa phải. Đảng sâm, phục linh và gừng tươi thái lát; gạo nếp cẩm vo sạch, loại bỏ tạp chất, đường phèn nghiền nhỏ, bỏ tất cả vào nồi, cho lượng nước vừa phải, đun to lửa cho sôi rồi vặn nhỏ lửa đun trong 2 giờ là được, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: Bổ trung ích khí, kiện tì dưỡng vị, thích hợp với các chứng cơ thể suy nhược, mệt mỏi rã rời, chán ăn, đi lỏng… do tì vị hư nhược gây nên.
Cháo hoa cúc: Hoa cúc vừa phải, gạo tẻ 100g. Ngay từ mùa thu trước tiết Sương Giáng, hái hoa cúc về sấy khô hoặc hấp chín rồi phơi khô, cũng có thể hong khô trong bóng râm (phơi âm can), sau đó xay thành bột. Trước tiên bỏ gạo tẻ vào nấu thành cháo, rồi cho khoảng 10 - 15g bột hoa cúc vào, đun sôi lăn tăn là được. Công dụng: Tán phong nhiệt, thanh can hỏa, điều hòa huyết áp, thích hợp với những người bị tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, đau đầu do can hỏa, hoa mắt, mắt mờ và mắt đỏ do phong nhiệt.

Bật mí loại thực phẩm màu đen Đông y khuyên dùng vào mùa lạnh

Mộc nhĩ đen là một trong những thực phẩm được chuyên gia Đông y "bật mí" nên ăn nhiều vào mùa lạnh bởi không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp ích cho phụ nữ từ trong ra ngoài.

Mộc nhĩ đen – Thuốc quý trong Đông y

Các món ăn bài thuốc từ cá chữa đau dạ dày hiệu quả

(Kiến Thức) - Có nhiều món ăn ngon được chế biến từ cá, đặc biệt lại có tác dụng cực tốt với bệnh đau dạ dày. 3 món ăn sau đây nếu bạn kiên trì thực hiện, không chỉ giúp ổn định hệ tiêu hóa của bạn mà còn vô cùng bổ dưỡng. 

Cac mon an bai thuoc tu ca chua dau da day hieu qua
Trong tất cả các phương pháp trị liệu bệnh đau dạ dày thì phương pháp điều trị bằng thực phẩm là an toàn và hiệu quả nhất. Xin giới thiệu một số món ăn từ cá chữa bệnh này sau đây. Ảnh: doisongphapluat.com.

Học ngay những món ăn bài thuốc từ thịt lươn giúp bồi bổ sức khỏe

(Kiến Thức) - Lươn là thực phẩm giàu dinh dưỡng, được chế biến thành nhiều món ngon bồi bổ, chữa bệnh. Đông y xem thịt lươn như một vị thuốc quý để trị chứng lao lực, ho hen, tiêu khát, kiết lỵ....

Theo Đông y, thịt lươn tính ôn, vị ngọt, có công năng bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt, thích hợp với người lao lực, ho hen, tiêu khát, kiết lỵ, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, viêm tai giữa, thận hư đau lưng, liệt thần kinh mặt. Theo y học hiện đại, lươn vàng còn trị được bệnh đái tháo đường và tăng cường trí nhớ.
Hoc ngay nhung mon an bai thuoc tu thit luon giup boi bo suc khoe
Lươn tính ôn, vị ngọt, có công năng bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt. Ảnh: Internet.

Dưới đây là những món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ lươn:

Bài thuốc từ lươn chữa khí huyết hư nhược cho người già: Lươn 1 con to, đẳng sâm 25g, đương quy 15g, gân bò 30g. Lươn bỏ ruột rửa sạch, chặt thành khúc, lấy một cái nồi đất sạch cho lươn, đẳng sâm, đương quy, gân bò vào, thêm lượng nước thích hợp đun lên, sau khi chín thì bỏ ra ăn.

Chữa tiêu chảy ở trẻ em: Lươn 125g, kê nội kim (màng mề gà) 5g, hoài sơn 10g, gừng tươi 2 lát. Lươn làm sạch xào với gừng cho thơm, tưới ít rượu, cho nước vừa đủ rồi cho kê nội kim và hoài sơn vào. Dùng lửa lớn rồi hạ nhỏ đun một giờ, cho gia vị. Trẻ nhỏ uống phần nước.

Chữa khí huyết hư nhược cho phụ nữ sau khi sinh: Lươn 250g, gia vị đủ dùng. Lươn bỏ ruột, rửa sạch, chặt ra từng khúc ướp rượu, cho vào nồi hấp chín, lấy ra dùng. Món ăn này cũng thích hợp với người bệnh lâu mới khỏi.

Chữa trẻ biếng ăn, ra mồ hôi trộm: Lươn 1 con (250 - 300g), kê nội kim 6g, hành, gừng, nước tương, muối, rượu vang, bột ngọt vừa đủ. Lươn làm sạch, bỏ nội tạng, cắt khúc dài 6cm, kê nội kim rửa sạch, bỏ vào bát sứ cùng thịt lươn thêm hành, gừng, rượu, muối, nước tương chưng chín, cho bột ngọt vào trộn đều.

Món ăn từ lươn chữa suy dinh dưỡng cho  trẻ em: Thịt lươn 300g, đương quy, đẳng sâm, gừng tươi mỗi thứ 15g, hành tây 25g, muối ăn vừa đủ. Lươn rửa sạch, thái sợi, đương quy và đẳng sâm cho vào túi vải, bỏ vào nồi cùng thịt lươn, đổ nước nấu trong 1 giờ, vớt bỏ túi thuốc, gia hành, gừng, muối, nấu thêm 1 giờ nữa là được. Ăn cái uống nước.

Hoc ngay nhung mon an bai thuoc tu thit luon giup boi bo suc khoe-Hinh-2
Chúng ta có thể dùng món lươn bung chuối đậu để chữa thiếu máu do khí hư không sinh huyết.