30 tuổi suy thận giai đoạn cuối vì bỏ qua dấu hiệu cảnh báo

Buồn nôn, mất ngủ, thay đổi vị giác, nam thanh niên 30 tuổi ở Hà Nội không ngờ đó là dấu hiệu của bệnh suy thận giai đoạn cuối.

“Ngủ muộn, lười vận động, ăn uống thiếu kiểm soát là những thói quen phổ biến ở người trẻ hiện nay, dẫn đến rối loạn chuyển hóa, béo phì và kéo theo nhiều bệnh lý, trong đó có suy thận.

Nam thanh niên 30 tuổi, sống tại Hà Nội bắt đầu thấy cơ thể “có gì đó không ổn” vào đầu năm nay. Ban đầu là những cơn mất ngủ triền miên, dù cả ngày mệt mỏi vẫn không thể chợp mắt.

Anh thường xuyên buồn nôn, vị giác thay đổi, ăn uống không còn ngon miệng như trước. Tưởng là do stress công việc và rối loạn tiêu hóa, anh chủ quan không đi khám ngay.

Đến khi tình trạng trở nên nặng nề hơn, buồn nôn xảy ra liên tục, người mệt lả, anh quyết định đến bệnh viện kiểm tra tổng quát.

Sau khi xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm và đo chức năng thận, bác sĩ thông báo anh bị suy thận mạn giai đoạn cuối, chỉ còn hai lựa chọn, lọc máu định kỳ hoặc ghép thận.

Anh chết lặng, chưa từng nghĩ ở tuổi 30 lại mắc căn bệnh thường thấy ở người cao tuổi hoặc có bệnh lý nền lâu năm.

suy-than.jpg
Thăm khám cho bệnh nhân - Ảnh BSCC

Bác sĩ giải thích, bệnh thận mạn tính không phải lúc nào cũng có biểu hiện rõ ràng. Những triệu chứng như buồn nôn, mất ngủ, thay đổi vị giác thực chất là dấu hiệu cơ thể đang bị ngộ độc vì thận không còn khả năng lọc bỏ các chất thải.

Điều khiến bác sĩ tiếc nuối là anh từng có dấu hiệu cảnh báo từ năm 2020. Khi đi khám sức khỏe định kỳ, kết quả xét nghiệm cho thấy anh có protein niệu – tức là dấu hiệu rò rỉ đạm qua nước tiểu, dấu hiệu sớm cho thấy thận đang tổn thương.

Thời điểm đó bác sĩ khuyên anh theo dõi thêm. Đến năm 2022, anh bắt đầu thấy nước tiểu nhiều bọt và lâu tan, dấu hiệu điển hình của tiểu đạm. Anh chỉ uống thuốc theo đợt, không tái khám đều và cũng không tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.

TS.BS Nghiêm Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh thận mạn tính thường tiến triển âm thầm, giai đoạn đầu không có biểu hiện rõ rệt. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ tại cơ quan hoặc chuẩn bị hồ sơ du học.

Tại trung tâm mỗi ngày ghi nhận 30–40 ca suy thận mới, trong đó không ít người dưới 30 tuổi, đang ở độ tuổi lao động sung sức nhất. Phần lớn chỉ đi khám khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng, nhiều trường hợp đến viện lần đầu đã phải chỉ định lọc máu.

Phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khiến thời gian điều trị bảo tồn bị rút ngắn, chi phí gia tăng và hạn chế khả năng lựa chọn các phương pháp điều trị thay thế như ghép thận.

Một số bệnh nhân dù có người thân sẵn sàng hiến thận nhưng lại không thể thực hiện ghép do đã mắc các biến chứng nặng như suy tim.

Chuyên gia cảnh báo thói quen sống thiếu khoa học đang góp phần làm tăng tỷ lệ người trẻ mắc bệnh thận mạn. Trong số các nguyên nhân, ngoài viêm cầu thận, một bệnh lý nền phổ biến thì việc tiêu thụ thực phẩm nhiều muối, dùng đồ ăn nhanh, thức uống không rõ nguồn gốc và sinh hoạt đảo lộn nhịp sinh học là những yếu tố nguy cơ lớn.

“Ngủ muộn, lười vận động, ăn uống thiếu kiểm soát là những thói quen phổ biến ở người trẻ hiện nay, dẫn đến rối loạn chuyển hóa, béo phì và kéo theo nhiều bệnh lý, trong đó có suy thận”, bác sĩ Dũng cảnh báo.

Suy thận, nhiễm trùng huyết vì đái tháo đường hẹp niệu đạo

Bị đái tháo đường cần kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt, không được bỏ qua các dấu hiệu bất thường của hệ tiết niệu như tiểu buốt, tiểu khó, tiểu đêm...

Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận cấp cứu người bệnh P.V.N (nam, 88 tuổi), nhập viện trong tình trạng sốt cao, khó thở, bí tiểu kéo dài, kèm theo rối loạn nhịp tim.

ThS.BS Hoàng Bảo Trung, Khoa Điều trị tích cực cho biết: “Sau khi được thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cấp cứu, người bệnh được chẩn đoán Nhiễm khuẩn huyết – Viêm phổi – Suy tim – Suy thận. Tình trạng bệnh nguy kịch buộc các bác sĩ phải tiến hành hồi sức tích cực ngay lập tức”.

Vì sao người suy thận không nên ăn chuối?

Chuối có hàm lượng kali cao. Người bị bệnh thận ăn nhiều chuối có thể khiến triệu chứng thêm nặng.

Chuối là loại trái cây có giá trị sử dụng cao. Một quả chuối kích cỡ trung bình chứa 422 miligam kali. Đây là chất điện giải thiết yếu, đóng vai trò quan trọng giúp duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể, đảm bảo cơ bắp và dây thần kinh hoạt động tối ưu. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh thận, khả năng điều hòa và bài tiết kali ra khỏi cơ thể sẽ bị suy giảm.

Do đó, nạp quá nhiều kali có thể dẫn đến tình trạng gọi là tăng kali máu, đặc trưng bởi nồng độ kali trong máu tăng cao vượt mức bình thường. Các triệu chứng thường gặp của tăng kali máu là mệt mỏi, suy nhược, nhịp tim không đều, buồn nôn, khó thở và xuất hiện cảm giác tê ngứa.

Máu cô đặc, thận suy cấp... thanh niên nguy kịch do say nóng

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) đã cấp cứu thành công nam thanh niên bị suy thận cấp, tiêu cơ vân... do say nóng nghiêm trọng.

Suy thận cấp, tiêu cơ vân... do say nóng

Ngày 6/6, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) cho biết, bệnh viện mới cấp cứu thành công nam thanh niên bị suy thận cấp, tiêu cơ vân... do say nóng nghiêm trọng.