Tự sửa nhà, người đàn ông gãy xương chậu, nhiều xương sườn

Người dân cần hết sức cẩn trọng khi sửa chữa mái nhà hoặc làm việc ở nơi cao, luôn sử dụng các thiết bị bảo hộ, tránh nơi trơn trượt, thiếu ánh sáng...

Ngày 7/7, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An cho biết, đã cấp cứu thành công cho 1 người đàn ông gãy xương phức tạp do ngã từ mái nhà cao.

Theo đó, trong lúc đang sửa chữa lại mái nhà, ông P.T.N (52 tuổi, ngụ tại Long An) không may trượt chân té ngã xuống nền cứng khiến ông đau dữ dội ở vùng chậu hông phải và ngực phải, gãy xương chậu cùng hàng loạt xương sườn.

Ngay sau sự cố, người nhà nhanh chóng đưa ông đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An.

Tại khoa Cấp Cứu, các bác sĩ đã tiến hành thăm khám, thực hiện chụp CT, X-quang và các xét nghiệm cận lâm sàng. Kết quả ghi nhận người bệnh bị gãy xương chậu, ổ cối bên phải, cánh chậu phải, gãy xương sườn 8 -12 bên phải, tràn dịch màng phổi phải, gãy xẹp thân đốt sống L1.

nga-mai-nha.jpg
Hình ảnh CT của bệnh nhân - Ảnh BVCC

“Đây là một ca chấn thương phức tạp và nặng, đặc biệt với tổn thương khung chậu – cánh chậu khiến người bệnh dễ rơi vào tình trạng sốc mất máu, sốc do đau, đòi hỏi phải theo dõi sát sao trong những giờ đầu, phải truyền dịch, thậm chí phải truyền máu.

Bên cạnh đó, việc gãy xương sườn kèm tràn dịch màng phổi và tổn thương cột sống càng khiến tình trạng nguy hiểm hơn, trở thành thách thức lớn đối với ê-kíp trực cấp cứu”, BS.Trần Quang Nhật, Khoa Chấn thương Chỉnh hình cho biết.

Ngay lập tức, cuộc hội chẩn các chuyên khoa được diễn ra với sự tham gia của các bác sĩ Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Ngoại Tổng Quát và Ngoại Thần Kinh. Ưu tiên hàng đầu được đặt ra là ổn định nội khoa, theo dõi chảy máu, giảm đau, cố định các vị trí gãy, hỗ trợ hô hấp, điều trị tích cực tổn thương ngực. Khi tình trạng chấn thương ngực ổn sẽ tiến hành phẫu thuật kết hợp xương.

nga-cao.jpg
Ca phẫu thuật cho bệnh nhân - Ảnh BVCC

Khoảng một tuần điều trị tích cực tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình, thể trạng người bệnh dần ổn định. Các bác sĩ nhanh chóng xây dựng kế hoạch và tiến hành phẫu thuật kết hợp xương ổ cối – cánh chậu bằng nẹp vis. Với sự phối hợp nhịp nhàng và chuyên môn cao của ê-kíp phẫu thuật, sau hơn 2 giờ thực hiện, ca mổ đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Người bệnh được tiếp tục theo dõi, điều trị tại khoa Chấn thương Chỉnh hình. Bên cạnh sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ điều trị, người bệnh còn được thăm khám và hỗ trợ tập luyện bởi các bác sĩ, kỹ thuật viên khoa Phục hồi Chức năng, giúp nhanh chóng phục hồi chức năng khớp háng.

Chỉ sau vài ngày điều trị, người bệnh đã phục hồi tốt, vết thương lành nhanh chóng, vận động xoay trở cải thiện rõ rệt so với thời điểm trước mổ. Ông được xuất viện về với gia đình và tái khám định kỳ theo lời dặn của bác sĩ.

nga-mai-nha-1.jpg
Hình ảnh bệnh nhân tập luyện đi lại.

Trong sinh hoạt thường ngày, nhiều người có thói quen tự sửa chữa, lợp mái hoặc vệ sinh mái nhà mà không lường trước hết các nguy cơ tiềm ẩn hoặc có các biện pháp bảo đảm an toàn.

Thực tế đã ghi nhận không ít trường hợp té ngã nghiêm trọng từ mái nhà, dẫn đến chấn thương nặng như gãy xương sườn, gãy xương chậu, cột sống, thậm chí là chấn thương sọ não hoặc tử vong.

Người dân cần hết sức cẩn trọng khi sửa chữa mái nhà hoặc làm việc ở nơi cao, luôn sử dụng các thiết bị bảo hộ, tránh thực hiện ở nơi trơn trượt hoặc trong điều kiện thiếu ánh sáng.

" Người dân cần trang bị kỹ năng sơ cứu để xử lý tình huống khẩn cấp, khi phát hiện người bị tai nạn cần bình tĩnh sơ cứu, băng bó tạm thời vết thương để giảm thiểu mất máu và nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm”, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An khuyến cáo.

Vui chơi ngày hè, gần 50 trẻ ngã gãy lồi cầu xương cánh tay

Trong tháng 6/2025, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận gần 50 trường hợp trẻ em bị tai nạn thương tích, trong đó phần lớn là các ca gãy xương.

Gãy trên lồi cầu xương cánh tay là một chấn thương nặng nề trên xương cánh tay tại điểm hẹp nhất.

Đây là một loại chấn thương chi trên phổ biến ở trẻ em từ 5-12 tuổi, đặc biệt là ở trẻ 8 tuổi. Gãy trên lồi cầu là tổn thương dễ gây biến chứng nếu không được phát hiện và xử trí đúng cách, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng vận động lâu dài của trẻ.

Người phụ nữ trở mình cũng bị gãy xương do chống nắng quá kỹ

Một phụ nữ ở Trung Quốc bị gãy xương khi trở mình trong lúc ngủ. Nguyên nhân dẫn tới sự cố hy hữu này là vì thiếu vitamin D do tránh nắng quá kỹ suốt nhiều năm.

Theo thông tin từ SCMP, vụ việc hy hữu trên được bác sĩ Long Shuang khoa cấp cứu tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tân Đô chia sẻ và nhanh chóng gây bão trên mạng xã hội. Người phụ nữ 48 tuổi ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã bị gãy xương chỉ vì trở mình khi ngủ.

Nguyên nhân được xác định là từ tình trạng thiếu vitamin D nghiêm trọng do việc tránh nắng quá mức trong nhiều năm. Theo bác sĩ Song Long, người phụ nữ này từ nhỏ đã rất sợ bị rám nắng. Cô hiếm khi mặc áo ngắn tay khi ra ngoài và luôn sử dụng kem chống nắng nên gần như không bao giờ tiếp xúc đủ ánh sáng mặt trời cần thiết để tổng hợp vitamin D.

Nguyên nhân khiến nhiều người trẻ mắc bệnh loãng xương

Tỷ lệ loãng xương ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời, loãng xương có thể dẫn đến gãy xương, thoái hóa khớp.

  • Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) năm 2024 đã công bố nghiên cứu cảnh báo khoảng 6 - 7% người trưởng thành, trong độ tuổi 20 - 50, đã mắc loãng xương​.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến tỷ lệ loãng xương ở người trẻ gia tăng trong nhiều năm gần đây là: