
Ủ hoa đậu biếc cùng nước quá nóng: Nhiều người cho rằng trà pha với nước càng nóng thì càng thơm ngon. Tuy nhiên, hoa đậu biếc ủ với nước sôi sẽ làm giảm hương vị và dược tính của hoa. Uống nước nóng cũng dễ gây ảnh hưởng đến thực quản và hệ tiêu hóa. Nhiệt độ phù hợp để pha trà là 75 độ C.
- Lạm dụng hoa đậu biếc: Hoa đậu biếc có chứa caffeine, việc sử dụng quá nhiều hoa đậu biếc một ngày có thể dẫn đến các tình trạng khó tiêu, bồn chồn, lo lắng. Bạn không nên uống nhiều hơn 1-2 cốc trà hoa đậu biếc mỗi ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.
- “Thần thánh hóa” tác dụng của hoa đậu biếc: Nhiều người có xu hướng “thần thánh hóa” các tác dụng của hoa đậu biếc, tuy nhiên nó chỉ là thực phẩm giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe và không có tác dụng như thuốc chữa bệnh. Bạn không nên chủ quan và mù quáng lạm dụng hoa đậu biếc thay thế cho thuốc để tránh những rủi ro không đáng có.
Để tránh những tình trạng tiêu cực đối với cơ thể, những nhóm người sau đây không nên tiêu thụ hoa đậu biếc:
- Người bị huyết áp thấp: Hoa đậu biếc mang tính hàn, người bị huyết áp thấp nếu tiêu thụ loại hoa này sẽ dẫn đến chóng mặt, buồn nôn và choáng váng.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt: Chất chống oxy hóa anthocyanin tuy mang lại những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, nhưng đối với phụ nữ đang mang thai hoặc trong chu kỳ, chất này sẽ làm ức chế ngưng kết tiểu cầu, làm tử cung co bóp nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người đang mang thai hoặc đang trong chu kỳ.
- Người cần dùng thuốc chống đông máu: Một trong những tác dụng phụ của hoa đậu biếc là kết tụ tiểu cầu, làm chậm quá trình đông máu, dẫn đến mất tác dụng của thuốc. Do đó, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người đang sử dụng thuốc chống đông máu không nên tiêu thụ trà hoa đậu biếc.
- Người già và trẻ em: Đối với trẻ nhỏ, cơ thể trẻ chưa đủ phát triển để tiếp nhận các chất có trong hoa đậu biếc. Còn với người già, việc lão hóa khiến họ dễ mắc các căn bệnh mãn tính, do đó khi sử dụng hoa đậu biếc, các tác dụng phụ của nó có thể để lại những hệ lụy tiêu cực đối với sức khỏe.
- Người đang trong quá trình trị bệnh, sắp phẫu thuật: Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh đang trong quá trình trị liệu và phẫu thuật không nên sử dụng hoa đậu biếc. Khi sức khỏe đã bình ổn, bạn cũng nên hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng hoa đậu biếc.
- Cây hoa đậu biếc, rễ và hạt có chứa một lượng nhỏ chất độc để điều chế thuốc tẩy, thuốc xổ, thuốc hay trị rắn cắn, thuốc trị côn trùng cắn... Việc ăn nhầm hạt hoa có thể gây buồn nôn.