Làn da tổn thương vì sử dụng mỹ phẩm không nhãn mác

Mỹ phẩm là công cụ hỗ trợ sắc đẹp, nhưng cũng có thể trở thành “con dao hai lưỡi” nếu người dùng thiếu hiểu biết và dễ dãi trong lựa chọn sản phẩm.

Mỹ phẩm trộn thường được quảng cáo là “kem dưỡng trắng cấp tốc”, “trị nám siêu hiệu quả”, “làm đẹp da chỉ sau vài lần sử dụng”… Những sản phẩm này thường được bán với giá rẻ, không có nhãn mác, không thông tin thành phần, không được kiểm định bởi bất kỳ cơ quan chức năng nào.

Chúng có thể được pha trộn thủ công từ nhiều loại nguyên liệu rẻ tiền, thậm chí có chứa corticoid, thủy ngân, hydroquinone, hay các chất bảo quản liều cao…những chất có thể gây hại nghiêm trọng cho da nếu sử dụng không đúng cách hoặc lâu dài.

k1.jpg
Ảnh minh hoạ/ Nguồn: Internet

Hậu quả khôn lường, làn da bị “bức tử” từng ngày

Không ít người đã phải trả giá đắt cho sự thiếu hiểu biết và mong muốn làm đẹp nhanh chóng. Sau một thời gian sử dụng mỹ phẩm trộn, da bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất thường: Nổi mẩn đỏ, bong tróc, giãn mao mạch, da sạm màu trở lại, mụn viêm nghiêm trọng, thậm chí viêm da tiếp xúc, viêm da mãn tính. Khi ngưng sử dụng, do da đã bị phụ thuộc vào các hoạt chất có trong kem trộn, hiện tượng “cai thuốc” xảy ra khiến tình trạng da càng tồi tệ hơn.

Mỹ phẩm trộn, hệ lụy từ sự dễ dãi trong tiêu dùng

Việc mỹ phẩm trộn xuất hiện và phát triển tràn lan trên thị trường là hệ quả của nhiều nguyên nhân. Một phần đến từ tâm lý sính ngoại, ham rẻ, tin vào quảng cáo “miệng” của người tiêu dùng. Nhiều người sẵn sàng chi tiền cho những hũ kem không nhãn mác chỉ vì lời cam kết “hiệu quả thần tốc”, thay vì tìm hiểu kỹ sản phẩm.

Mặt khác, các kênh bán hàng online như Facebook, TikTok, Shopee… đang là “mảnh đất màu mỡ” cho các loại mỹ phẩm trộn hoành hành. Không qua kiểm duyệt chặt chẽ, không bị ràng buộc bởi pháp lý nghiêm ngặt, các cá nhân, cơ sở sản xuất “chui” dễ dàng bán sản phẩm cho hàng nghìn người mỗi ngày mà không bị truy trách nhiệm.

Làm gì để bảo vệ làn da và sức khỏe?

Chỉ sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được công bố đầy đủ thông tin về thành phần, đơn vị sản xuất, hạn sử dụng và được cấp phép bởi cơ quan y tế.

Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng các sản phẩm đặc trị hoặc khi có vấn đề da liễu nghiêm trọng.

Không tin vào quảng cáo “thần tốc” và lời truyền miệng không có cơ sở khoa học.

Theo dõi phản ứng của da khi dùng sản phẩm mới, nếu có dấu hiệu bất thường cần ngưng sử dụng ngay lập tức.

Báo cáo với cơ quan chức năng khi phát hiện các cơ sở bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.

Thái Lan triệt phá kho hàng, thu giữ hơn 78.000 mỹ phẩm giả

Giới chức Thái Lan vừa triệt phá kho hàng chứa hơn 78.000 sản phẩm giả trị giá hơn 52 triệu baht (khoảng 40 tỷ đồng), bắt giữ hai nghi phạm người Trung Quốc.

Mới đây, Cục Điều tra Trung ương Thái Lan (CIB), phối hợp với Cục Chống tội phạm kinh tế (Econ Crime Suppression Division - ECD), Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Thương mại, cùng đại diện các thương hiệu chính hãng, đã tiến hành đột kích một kho chứa hàng lớn tại Tambon Phanthai Norasing, huyện Mueang, tỉnh Samut Sakhon, thu giữ hơn 78.223 sản phẩm giả mạo thương hiệu với tổng giá trị thiệt hại ước tính hơn 52 triệu baht (khoảng 40 tỷ đồng).

Hai nghi phạm bị bắt giữ tại hiện trường gồm: Jiaxian (quốc tịch Trung Quốc, 27 tuổi) và Hang (quốc tịch Trung Quốc, 19 tuổi). Hai đối tượng đã bị khởi tố với tội danh tàng trữ sản phẩm mang nhãn hiệu giả mạo, vi phạm Luật Nhãn hiệu Thương mại Thái Lan và Sử dụng tên, hình ảnh, biểu tượng hoặc thông tin thương mại của bên khác để gây nhầm lẫn với hàng thật, theo Bộ luật Hình sự Thái Lan, Điều 272.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt quản lý kem chống nắng

Bộ Y tế yêu cầu toàn quốc siết chặt quản lý mỹ phẩm chống nắng, kiểm tra chỉ số SPF, ghi nhãn, thu hồi sản phẩm vi phạm nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống hàng giả, gian lận thương mại trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản yêu cầu các sở y tế trên toàn quốc và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nhóm sản phẩm chống nắng.

Cụ thể, các sở y tế phải khẩn trương rà soát toàn bộ phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có tính năng chống nắng đã được tiếp nhận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định hiện hành. Những hồ sơ không đạt yêu cầu phải bị thu hồi. Đồng thời, lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra việc ghi nhãn, quảng cáo và xác minh chỉ số chống nắng (SPF) ghi trên sản phẩm.

Mỹ phẩm mini - lựa chọn thông minh cho người tiêu dùng

Trong thời đại mà người tiêu dùng ngày càng đề cao sự linh hoạt và cá nhân hóa, mỹ phẩm mini được xem là lựa chọn thông minh, xu hướng tiêu dùng bền vững.

mini.jpg
Ảnh minh hoạ/ Nguồn: Internet

Tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro khi thử sản phẩm mới