Thực phẩm chức năng giả tràn lan, lưu ý gì để bảo vệ mình?

Tình trạng thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều, tiềm ẩn rủi ro cho người sử dụng. 

Hiện nay, thực phẩm chức năng (TPCN) ngày càng phổ biến trong đời sống, được nhiều người lựa chọn để hỗ trợ sức khỏe, làm đẹp và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, tình trạng TPCN giả, kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người sử dụng. Vậy người tiêu dùng cần làm gì để tự bảo vệ mình trước vấn nạn này?

t1.jpg

Ảnh minh họa/ Nguồn Internet

Chỉ mua từ nguồn uy tín

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất là chỉ nên mua TPCN tại các địa điểm đáng tin cậy: Nhà thuốc có giấy phép, siêu thị lớn, chuỗi cửa hàng chăm sóc sức khỏe có thương hiệu hoặc các sàn thương mại điện tử uy tín (có gian hàng chính hãng, hóa đơn đầy đủ). Tránh mua hàng qua mạng xã hội, livestream không có xác minh, hoặc các trang web không rõ nguồn gốc.

Kiểm tra kỹ bao bì và mã sản phẩm

Hãy kiểm tra kỹ các thông tin trên bao bì sản phẩm: Tên công ty sản xuất/nhập khẩu, ngày sản xuất, hạn dùng, số công bố sản phẩm, mã vạch…

Nên quét mã QR hoặc mã vạch bằng ứng dụng trên điện thoại để kiểm tra nguồn gốc.

Nếu sản phẩm không có thông tin rõ ràng hoặc bao bì có dấu hiệu bất thường (chữ in mờ, không đồng đều, không có tiếng Việt…), bạn nên cẩn trọng.

Đừng tin vào quảng cáo “thần kỳ”

Nhiều sản phẩm TPCN giả thường được quảng cáo quá đà như “chữa khỏi mọi bệnh”, “giảm cân cấp tốc”, “100% tự nhiên nhưng hiệu quả như thuốc đặc trị”… Những lời quảng cáo kiểu này rất dễ đánh vào tâm lý người bệnh hoặc người muốn cải thiện ngoại hình nhanh chóng.

Thực tế, TPCN chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Nếu quảng cáo vượt quá chức năng này, bạn cần cảnh giác.

Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ

Trước khi dùng bất kỳ loại TPCN nào, đặc biệt nếu bạn đang điều trị bệnh hoặc dùng thuốc lâu dài, nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ. Việc này giúp bạn lựa chọn đúng loại sản phẩm cần thiết, tránh dùng sai hoặc gây tương tác thuốc không mong muốn.

Theo dõi phản ứng khi sử dụng và biết cách phản ánh

Nếu bạn sử dụng TPCN và thấy có dấu hiệu bất thường (buồn nôn, dị ứng, rối loạn tiêu hóa…), hãy ngưng ngay và đi khám. Đồng thời, giữ lại bao bì, hóa đơn sản phẩm để phản ánh với nơi bán hoặc cơ quan chức năng.

Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không xuất xứ

Người dân ở Sóc Trăng thấy lượng lớn rác thải là bao bì các sản phẩm thực phẩm chức năng thường xuyên xuất hiện trong bụi rậm nên trình báo cơ quan chức năng.

Ngày 14/5, Công an xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) cho biết, đang phối hợp điều tra, xử lý theo quy định gần 8 tấn hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ và giấy phép lưu hành sản phẩm vừa phát hiện trên địa bàn.

Lực lượng chức năng kiểm tra phát hiện 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không có rõ nguồn gốc, hóa đơn. (Ảnh: CA cung cấp).
Lực lượng chức năng kiểm tra phát hiện 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không có rõ nguồn gốc, hóa đơn. (Ảnh: CA cung cấp).

Đề xuất phạt gấp đôi với hành vi làm giả thực phẩm, thuốc

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự quy định phạt tiền gấp đôi với tội sản xuất, buôn bán thuốc, thực phẩm giả.

Nội dung này nằm trong dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều Bộ luật Hình sự mà Chính phủ trình Quốc hội sáng 20/5.

Dự thảo luật nâng mức hình phạt tù, phạt tiền đối với một số tội danh để đảm bảo tính răn đe, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, công dân, phù hợp với các quy định pháp luật quốc tế, như tội phạm về môi trường, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, ma tuý.

Khởi tố chủ cơ sở sản xuất, buôn bán lượng lớn mỹ phẩm giả

Theo điều tra, Nguyễn Văn Khánh đã bán trót lọt trên 100.000 đơn hàng cho các khách hàng tại các tỉnh, thành phố trong cả nước và với doanh thu trên 6 tỷ đồng.

Ngày 20/5, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Khánh (SN 1996, ở thôn Lải, xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) về hành vi "Sản xuất, buôn bán hàng giả" quy định tại Điều 192 - Bộ luật Hình sự. Việc khởi tố, tạm giam bị can đã được Viện kiểm sát nhân dân huyện Lạng Giang phê chuẩn.

4-5635.jpg
Công an tỉnh Bắc Giang làm việc với bị can Nguyễn Văn Khánh.