Giải mã cá vàng hiền lành trong bể “biến hình” thành “quái vật” khổng lồ

Nhiều người cho rằng cá vàng hiền lành, dễ thương nhưng thực tế, khi được thả ra môi trường tự nhiên, loài cá này trở thành mối nguy hại cho hệ sinh thái và các loài cá khác.

Trong bể cá, cá vàng trông nhỏ nhắn và dễ thương nhưng trong tự nhiên thì hoàn toàn ngược lại. Theo đó, cá trong hồ nước West Medical ở bang Washington phải chiến đấu với hàng ngàn con cá vàng xuất hiện với kích cỡ "khổng lồ". “Quái vật” cá vàng đã xâm nhập vào hồ nước ở địa phương, làm lấn át, phá nát quần thể cá bản địa.
Giai ma ca vang hien lanh trong be “bien hinh” thanh “quai vat” khong lo
 Cá vàng nhỏ bé trong bể nhưng ở ngoài tự nhiên chúng "biến hình" thành quái vật khổng lồ.
Làm sao lại có chuyện này xảy ra cơ chứ, nghe thật vô lí. Nhưng Cục Cá và Động vật hoang dã cho rằng có một vài chủ nuôi cá vô trách nhiệm trong việc nuôi dưỡng cá, thả cá xuống ao, hồ. Nếu bạn cho rằng hành động thả cá xuống sông hồ là một ân huệ thì thực sự sai lầm. Bạn đang tạo tiền đề cho một thảm họa sinh thái, có thể đe dọa hàng trăm loài khác. Bởi cá vàng là một trong những loài xâm lấn kinh khủng nhất thế giới, theo Business Insider.
Con cá nhỏ bé trong nhà bạn nhưng nếu trong tự nhiên với đủ thời gian và nguồn thức ăn phong phú, sinh vật màu da cam nặng chỉ vài gam sẽ biến thành con "quái vật" khổng lồ với trọng lượng lên đến 2 kg.
Giai ma ca vang hien lanh trong be “bien hinh” thanh “quai vat” khong lo-Hinh-2
 Cá vàng trở thành lực lượng tàn phá, gây nguy hại cho hệ sinh thái.
Chúng không chỉ ăn các loài cá khác mà ăn cả côn trùng, động vật giáp xác. Ngoài việc ăn hết các loài cá khác, chúng khá giỏi luồn lách tránh những con cá lớn hơn, và ưa thích loại thức ăn vô cùng bổ béo đó là tổ trứng các loài khác. Thậm chí chúng làm bào mòn lớp bùn, trầm tích, theo thời gian sẽ gây hại cho hệ sinh thái. Chúng lan truyền ký sinh trùng, bệnh ngoại lai tàn phá hệ sinh thái.
Theo các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Thủy Sản của Đại học Murdoch (Australia), cá vàng trở thành lực lượng tàn phá, gây nguy hại cho hệ sinh thái ở sông Vasse (thuộc Tây Australia). Chỉ một cặp cá thả ra tự nhiên thôi, bạn sẽ không thể tưởng tượng nổi nó có thể trở thành những con "quái vật" dưới sông hồ.
Vì vậy, hãy xem xét và suy nghĩ trước khi thả con cá vàng đó đi.
Đó là ở nước ngoài, còn ở Việt Nam, bạn nghĩ rằng có vàng nếu được thả ra môi trường tự nhiên có thể phát triển thành những con cá "khổng lồ" 2kg hay không? Hay chúng nhanh chóng bị bắt bằng lưới điện và nằm "ngoan ngoãn" trong nồi lẩu?

Bất ngờ lý giải vì sao mũi ta tẹt, mũi tây cao

Vào cuối những năm 1800, nhà nhân chủng học và giải phẫu học người Anh, Arthur Thomson, đã khẳng định những người có nguồn gốc tổ tiên sống ở vùng khí hậu lạnh, khô cằn thường có hình dạng mũi mỏng và dài hơn, trong khi những người đến từ vùng khí hậu ấm, ẩm ướt lại có mũi ngắn và dày hơn.

Ông đưa ra lý thuyết khí hậu có ảnh hưởng sâu sắc đến hình dạng mũi của con người, hơn bất kỳ yếu tố tiến hóa nào khác, bởi nhiệm vụ quan trọng của mũi là làm ấm và làm ẩm không khí hít vào qua lỗ mũi. Điều này giúp lý giải vì sao những người ở vùng khí hậu lạnh hơn sẽ có lỗ mũi hẹp hơn và ngược lại.

Cụ bà U80 thụ tinh nhân tạo sinh bé gái 600gram vì lý do bất ngờ...

(Kiến Thức) - Cụ bà U80 thụ tinh nhân tạo sinh bé gái 600gram khá yếu ớt do chỉ có một lá phổi và chưa từng sinh con. Hiện tại bé gái đã ổn định và dần khỏe hơn.

Theo thông tin đăng tải trên RT, sự việc kỳ lạ xảy ra ở bang Rajasthan, miền Bắc Ấn Độ ngày 12/10 vừa qua, cụ bà U80 thụ tinh nhân tạo sinh bé gái 600gram khi mới mang bầu được 6,5 tháng.

Đang bơi tung tăng trong bể, cá vàng bị cá mèo nuốt chửng

Cá vàng đang tung tăng bơi trong bể thì bất ngờ bị cá mèo ''quái vật'' ngoạm đầu, nuốt chửng trong nháy mắt.

Đoạn video dài 50 giây được đăng tải lên mạng xã hội YouTube cho thấy con cá mèo miệng rộng nuốt chửng một con cá vàng to gần bằng nó trong bể kính ở Indonesia.

Cá mèo nuốt cá vàng.
 Cá mèo nuốt cá vàng.