F0 cách ly tại nhà: 2 loại thuốc hạn chế chuyển nặng

Dịch COVID-19 bùng phát: Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn sử dụng thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống cho trường hợp F0 có triệu chứng sớm của suy hô hấp.

Ngày 9/8, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh ký văn bản gửi các cơ sở y tế điều trị COVID-19, nơi cách ly tập trung về việc cập nhật Hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 cách ly tại nhà.

Theo Sở Y tế TP.HCM, trong thời gian qua, bên cạnh hơn 50.000 người được điều trị COVID-19, vẫn còn những trường hợp mắc COVID-19 xuất hiện triệu chứng nhưng chưa kịp đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời, sau đó diễn tiến nặng.

Dựa theo bản cập nhật hướng dẫn chăm sóc F0 tại nhà, Sở Y tế TP.HCM đề nghị các cơ sở cách ly tập trung, tổ phản ứng nhanh dự trù và cung ứng các thuốc thiết yếu như thuốc hạ sốt, nâng cao thể trạng, kháng viêm corticoid dạng uống để cung cấp cho người COVID-19 cách ly tại nhà khi có chỉ định.

F0 cach ly tai nha: 2 loai thuoc han che chuyen nang

Nhân viên y tế mang bình oxy để hỗ trợ hô hấp cho F0 tại bệnh viện dã chiến. Ảnh: Duy Hiệu.

Bên cạnh hướng dẫn cụ thể khi F0 cách ly tại nhà và liệt kê nhiều loại thuốc thiết yếu, Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn bổ sung thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống trong một số tình huống có chỉ định.

Thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống được chỉ định cho trường hợp F0 có triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm giác khó thở và/hoặc nhịp thở > 20 lần/phút và/hoặc SpO2 < 95%, nếu có) và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ.

1. Thuốc kháng viêm corticoid, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau:

- Dexamethasone: Người lớn: 6 mg/lần/ngày. Trẻ em: 0,15 mg/kg/ngày (tối đa 6 mg/ngày), uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng).

- Prednisolone: Người lớn: 40 mg/lần/ngày. Trẻ em: 1 mg/kg/ngày (tối đa 40 mg/ngày), uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng).

- Methylprednisolone: Người lớn: 16 mg/lẫn, uống 2 lần/ngày cách 12 giờ. Trẻ em: 0,8 mg/kg/lần, 2 lần/ngày cách 12 giờ (tối đa 32 mg/ngày), uống sau khi ăn (buổi sáng và buổi tối).

2. Thuốc kháng đông dạng uống

Rivaroxaban: 10 mg/lần/ngày, uống sau khi ăn, thời gian sử dụng tối đa 7 ngày.

Lưu ý khi sử dụng, bệnh nhân cần theo dõi các dấu hiệu xuất huyết (như xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa...). Thận trọng ở người trên 80 tuổi. Chống chỉ định đối với phụ nữ có thai và cho con bú, người suy gan, suy thận, có tiền căn xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tiết niệu, có các bệnh lý dễ chảy máu.

Khi xuất hiện các triệu chứng như sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, tiêu chảy, mất mùi/vị, đau ngực, nặng ngực, cảm giác khó thở..., bệnh nhân cần liên hệ nhân viên y tế bằng cách gọi tổng đài 1022, bấm phím 3 để được tư vấn từ Hội Y học TP.HCM hoặc phím 4 để được tư vấn từ thầy thuốc đồng hành.

Bệnh nhân cũng có thể gọi đến Tổ phản ứng nhanh phường, xã, quận, huyện để được tư vấn và hướng dẫn xử trí.

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng virus mới SARS-CoV-2 của Bộ Y tế cập nhật bản mới nhất có khuyến cáo sử dụng thuốc kháng đông heparin tiêm dưới da cho những trường hợp có độ nặng từ trung bình trở lên.

Thuốc kháng đông dạng uống Rivaroxaban là loại thuốc kháng đông non-heparin mới, được dùng trong dự phòng đột quỵ và huyết khối ở người bệnh rung nhĩ, dự phòng huyết khối tĩnh mạch ở người bệnh thay khớp háng, khớp gối.

Hiện nay, trên thế giới, thuốc này được nghiên cứu thử nghiệm đánh giá hiệu quả ngăn ngừa huyết khối trên người mắc COVID-19, tuy nhiên vẫn chưa đủ chứng cử khoa học để đưa vào phác đồ điều trị.

Trong hoàn cảnh dịch bệnh đang bùng phát với nhiều trường hợp chuyển nặng tại nhà như hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo có thể sử dụng thuốc này theo hướng dẫn như trên nhằm hạn chế tỷ lệ chuyển nặng tại nhà.

Sở Y tế TP.HCM khuyến khích các bệnh viện tăng cường nghiên cứu ứng dụng thuốc này trong điều trị COVID-19 nhằm đóng góp vào kho dữ liệu khoa học của ngành, làm căn cứ để kiến nghị Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế bố sung vào Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 trong thời gian tới.

Vắc xin Sinopharm và những điều quan trọng bạn cần biết

 WHO đã đánh giá kỹ lưỡng dữ liệu về chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của vắc xin Sinopharm và đã khuyến nghị sử dụng vắc xin này cho những người từ 18 tuổi trở lên.

Vac xin Sinopharm va nhung dieu quan trong ban can biet
 Ngày 7/5, vắc xin phòng ngừa COVID-19 Sinopharm đã được nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược của WHO phê duyệt, đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) với hiệu quả bảo vệ lên đến 78.2%. 

Món ăn đặc sản Tây Bắc, nhìn kinh nhưng ăn một lần là mê

Lá ngón xào tỏi, rêu hầm xương, thịt thối gác bếp, da trâu thối nướng… là những món ăn kỳ lạ, mùi vị khủng khiếp, thoạt nhìn thấy gai gai sống lưng, nhưng khi thưởng thức lại thấy hấp dẫn vô cùng, ăn một lần nhớ mãi.

Mon an dac san Tay Bac, nhin kinh nhung an mot lan la me
Nậm Pịa: Đây món ăn kỳ lạ ở Tây Bắc. “Nậm” là “canh” còn “Pịa” là phân non ở trong phần ruột non của các loài động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê. Tuy thành phần kinh dị, mùi vị thum thủm nhưng ăn Nậm Pịa một lần sẽ nhớ mãi. 
Mon an dac san Tay Bac, nhin kinh nhung an mot lan la me-Hinh-2
 Lá ngón xào tỏi: Cây lá ngón có 2 loại độc và không độc. Loại không độc  có hương vị ngon ngọt khi xào với tỏi. Món ăn lá ngón xào tỏi này trở thành “đặc sản” mà không thể lẫn vào đâu được.
Mon an dac san Tay Bac, nhin kinh nhung an mot lan la me-Hinh-3
Bọ xít rang lá chanh: Đối với bà con dân tộc Thái tỉnh Sơn La đây món ăn ngon trứ danh. Vị giòn, nhai nghe rôm rốp của bọ xít hòa quyện với mùi thơm, cay nồng của lá chanh khiến món ăn này trở thành đặc sản.
Mon an dac san Tay Bac, nhin kinh nhung an mot lan la me-Hinh-4
Cháo ấu tẩu: Cháo ấu tẩu ở Hà Giang được làm từ nguyên liệu là củ ấu tẩu, một loại củ có chất độc cực mạnh. Tuy nhiên, qua bàn tay chế biến của người dân bản địa, chúng không những hết độc mà còn rất ngon. Món ăn kỳ lạ cháo ấu tẩu ăn kèm thịt băm, các loại rau thơm, tiêu, hay măng chua.
Mon an dac san Tay Bac, nhin kinh nhung an mot lan la me-Hinh-5
Thịt thối gác bếp: Thịt thối gác bếp của người Khơ Mú được sử dụng từ thịt heo, thịt trâu hay thịt bò. Thịt càng thối, có dòi thì món ăn này sẽ càng hấp dẫn hơn. 
Mon an dac san Tay Bac, nhin kinh nhung an mot lan la me-Hinh-6
 Canh rau thối: Đây là loại cây dây leo, có mùi hôi nồng cả 100 m vẫn ngửi thấy. Rau được người Thái chế biến thành nhiều món như nấu canh, xào hoặc làm nộm. Vị ngai ngái, thum thủm nhưng ngậy ngậy của món ăn khiến những ai mê món ăn độc lạ nhớ mãi. 
Mon an dac san Tay Bac, nhin kinh nhung an mot lan la me-Hinh-7
 Rêu đá hầm xương: Loại rêu này bám vào các gờ đá nơi lòng suối có thể chế biến thành nhiều món đơn giản nhất là hầm xương. Rêu được cắt thành từng đoạn nhỏ, thả vào nước luộc gà hoặc xương hầm, khi chín sẽ dậy lên hương thơm hấp dẫn.
Mon an dac san Tay Bac, nhin kinh nhung an mot lan la me-Hinh-8
 Pịa cá: Pịa cá được làm từ phần ruột của con cá, kết hợp với các loại gia vị đặc trưng ở Tây Bắc. Pịa cá có vị mềm, ngọt của lòng cá lẫn các loại gia vị, đặc biệt mùi thơm nổi bật của sả và mắc khén đã lấn át mùi tanh ban đầu của cá, khiến thực khách cứ mãi vương vấn.
Mon an dac san Tay Bac, nhin kinh nhung an mot lan la me-Hinh-9
Món cá nhảy: Cá ngon nhất để chế biến món cá nhảy là cá chép con. Khi ăn, người ta thường bắt cá từ chậu, dùng dao nhỏ khía nhanh vào bụng cá, nặn ruột bỏ ra ngoài rồi thả nhanh vào hỗn hợp gia vị ăn kèm gồm nõn chuối, tỏi, ớt, nước mắm... 
Mon an dac san Tay Bac, nhin kinh nhung an mot lan la me-Hinh-10
 Tôm bay rán: Chúng cùng họ với cào cào, châu chấu nhưng mình thon dài, có nhiều càng. Món tôm bay có dư vị khá đặc biệt: thơm, béo, vị ngọt. Gia vị để chấm tôm bay là tương ớt trộn lẫn hạt mắc khén.
Mon an dac san Tay Bac, nhin kinh nhung an mot lan la me-Hinh-11
Hiu hiu khô: Đây là món ăn siêu lạ và ngon của đồng bào Tày. Hiu hiu có hình thù giống ếch, chẫu chàng nhưng mình dẹt, nhỏ và chân dài hơn. Ngoài ăn tươi, hiu hiu được sấy khô. Khi chế biến, người ta ngâm hiu hiu trong nước măng vớt ra ướt với ớt tươi băm nhuyễn, hạt mắc khén. 
Mon an dac san Tay Bac, nhin kinh nhung an mot lan la me-Hinh-12
Bánh trứng kiến: Người Tày làm bánh này với trứng kiến, bột gạo nếp và lá ngõa- một loại lá cây rừng. Bánh có vị béo ngậy của nhộng kiến, vị dẻo của bột nếp, vị ngai ngái của lá ngõa.
Mon an dac san Tay Bac, nhin kinh nhung an mot lan la me-Hinh-13
Canh da trâu thối: Da của con trâu sau khi lọc ra vẫn giữ nguyên phần lông, đem gói vào lá chuối và ủ. Khi da trâu bốc mùi đem rửa sạch, lông sẽ rụng hết. Sau đó, người ta đem miếng da đi phơi, rồi dùng nấu canh hoặc nướng tùy sở thích.