Thực phẩm hữu cơ có thần thánh như quảng cáo?

Thực phẩm hữu cơ ngày càng được ưa chuộng vì gắn với hình ảnh ăn sạch, sống khỏe. Nhưng đằng sau mức giá đắt liệu có thật sự đáng tiền?

Những năm gần đây, trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng lo lắng về an toàn thực phẩm, thực phẩm hữu cơ nhanh chóng trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều gia đình khá giả. Đi kèm với nhãn mác organic là mức giá cao chót vót và những lời quảng cáo ăn hữu cơ để sống khỏe hơn, sống thọ hơn. Thế nhưng, đằng sau những quầy kệ trưng bày đẹp đẽ ấy, liệu thực phẩm hữu cơ có xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra?

2.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Thực phẩm hữu cơ là gì?

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), thực phẩm hữu cơ phải tuân thủ những tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong sản xuất: Đất trồng không được sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu tổng hợp trong ít nhất 3 năm; Vật nuôi không được tiêm hormone tăng trưởng, không dùng kháng sinh bừa bãi; Cỏ dại được kiểm soát thủ công hoặc bằng biện pháp sinh học.

Ở Việt Nam, tiêu chuẩn hữu cơ VietGAP hay các chứng nhận quốc tế như USDA Organic, EU Organic cũng yêu cầu nông hộ và doanh nghiệp phải duy trì sổ sách truy xuất nguồn gốc, quy trình canh tác minh bạch, được tổ chức độc lập giám sát định kỳ.

Thực phẩm hữu cơ có gì hơn thực phẩm thường?

Giảm dư lượng thuốc hoá học: Các nghiên cứu đã chỉ ra thực phẩm hữu cơ có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn đáng kể so với sản phẩm thông thường. Điều này đặc biệt quan trọng với những loại rau củ ăn sống như rau xà lách, dưa leo, cà chua.

Hạn chế kháng sinh: Thịt, trứng, sữa hữu cơ cũng được đánh giá cao vì quy trình chăn nuôi nói không với lạm dụng kháng sinh vấn đề đang được WHO cảnh báo vì liên quan trực tiếp đến tình trạng kháng kháng sinh toàn cầu.

Bảo vệ môi trường: Nông nghiệp hữu cơ khuyến khích bảo tồn đa dạng sinh học, tái tạo đất đai, hạn chế ô nhiễm nguồn nước do hoá chất. Một số mô hình còn áp dụng canh tác tuần hoàn, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để nuôi trồng vòng kín.

Hàm lượng dinh dưỡng cao hơn?: Nhiều người tin rằng thực phẩm hữu cơ giàu dinh dưỡng hơn. Một số nghiên cứu chỉ ra rau quả hữu cơ có thể chứa lượng chất chống oxy hoá cao hơn từ 20–40% so với rau thường. Tuy nhiên, Viện Dinh dưỡng Quốc gia và nhiều chuyên gia y tế vẫn khẳng định sự chênh lệch này không đáng kể và chưa đủ cơ sở để khẳng định hữu cơ tốt hơn về dinh dưỡng.

Khi nào hữu cơ thành chiêu tiếp thị?

Sự thật là không phải ai mua thực phẩm hữu cơ cũng hiểu rõ thế nào là hữu cơ. Theo khảo sát của Nielsen, hơn 60% người mua tin hữu cơ đồng nghĩa với 100% sạch, không vi khuẩn, không thuốc, thậm chí an toàn tuyệt đối, điều này không đúng.

Không ít nơi lợi dụng sự mơ hồ này để thổi phồng lợi ích, nào là rau hữu cơ chống ung thư, gạo hữu cơ giúp trẻ phát triển trí tuệ vượt trội, thịt bò hữu cơ ngăn bệnh tật.. Trên thực tế, chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định ăn hữu cơ giúp phòng bệnh hay chữa bệnh. Điều duy nhất hữu cơ mang lại là giảm thiểu tiếp xúc hoá chất và kháng sinh không cần thiết, chứ không phải “liều thuốc thần” chống lại mọi nguy cơ sức khỏe.

Thực phẩm hữu cơ có rủi ro không?

Nghe hơi nghịch lý nhưng thực phẩm hữu cơ vẫn tiềm ẩn rủi ro nếu quy trình canh tác không đảm bảo vệ sinh. Chẳng hạn, phân chuồng ủ không kỹ có thể lây vi khuẩn E.coli hoặc Salmonella sang rau củ. Việc kiểm soát sâu bệnh chủ yếu bằng phương pháp sinh học hoặc thủ công cũng khiến rau hữu cơ dễ bị sâu hại hơn, dẫn đến việc người trồng có thể lách luật phun thuốc trừ sâu không khai báo.

Hơn nữa, thị trường Việt Nam vẫn tồn tại tình trạng gắn mác hữu cơ giả vì người tiêu dùng khó phân biệt, chưa kể việc kiểm tra và xử phạt đôi khi chưa đủ răn đe.

Có nên chi tiền vì nhãn hữu cơ?

Rõ ràng, thực phẩm hữu cơ không phải là chiêu trò lừa đảo, nhưng cũng không thần kỳ như quảng cáo. Quyết định mua hay không phụ thuộc vào ngân sách và mức độ tin tưởng nguồn cung.

Nếu ngân sách hạn chế, bạn hoàn toàn có thể chọn rau củ, thịt cá thông thường nhưng ưu tiên sản phẩm có chứng nhận an toàn, rõ nguồn gốc, từ những chuỗi siêu thị uy tín.

Nên rửa rau kỹ, ngâm muối loãng, gọt vỏ khi cần, chế biến chín để hạn chế tồn dư hoá chất.

Đa dạng thực đơn, ăn đúng mùa sẽ đảm bảo rau quả tươi, ít thuốc bảo vệ thực vật hơn do canh tác tự nhiên thuận lợi.

Thực phẩm hữu cơ tốt hay chỉ là chiêu tiếp thị? Câu trả lời không tuyệt đối. Hữu cơ có ý nghĩa quan trọng với nông nghiệp bền vững, môi trường và sức khoẻ cộng đồng khi thực hiện đúng chuẩn. Nhưng với người tiêu dùng, điều quan trọng hơn là hiểu rõ, không thần thánh hoá nhãn mác, lựa chọn phù hợp với túi tiền và biết cách ăn uống an toàn, khoa học.

3 thực phẩm chứa aspirin tự nhiên giúp sạch mạch máu, thải độc

Dùng thực phẩm chứa aspirin tự nhiên giúp sạch mạch máu, thải độc hiệu quả, kéo dài tuổi thọ....

Aspirin hay acetylsalicylic acid (ASA) là một dẫn xuất của acid salicylic, thuộc nhóm kháng viêm phi steroid (NSAIDs), có tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, chống kết tập tiểu cầu, khi dùng liều thấp dài kỳ có thể phòng ngừa bệnh đau tim và hình thành cục nghẽn trong mạch.

Lợi ích bất ngờ của giá đỗ giúp quý ông sung mãn

Vụ giá đỗ ngâm hóa chất ở Bách Hóa Xanh khiến người dân hoang mang, e dè loại thực phẩm này. Thực tế giá đỗ sạch không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ cải thiện sinh lý nam.

Không giống như các loại rau mầm khác thường có vị hơi đắng, giá đỗ có vị ngọt rất dễ ăn. Theo Y học cổ truyền, giá đỗ có tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ tiêu hóa… Bên cạnh đó, chúng còn rất tốt đối với những người dương hư, tinh khí yếu.
Loi ich bat ngo cua gia do giup quy ong sung man
Giá đỗ giúp tăng cường sinh lý nam giới. Ảnh Internet 

7 thực phẩm giúp “diệt sạch” ký sinh trùng trong đường ruột

Có nhiều loại thuốc giúp tẩy giun hay loại bỏ ký sinh trùng nhanh chóng. Tuy nhiên có một số thực phẩm giúp "diệt sạch" ký sinh trùng một cách tự nhiên mà không cần đến thuốc.

Theo các chuyên gia, khi vi khuẩn xấu, ký sinh trùng, giun, ấu trùng và trứng tăng lên trong ruột, có nguy cơ các sinh vật này xâm nhập vào máu hoặc lắng đọng trong não “có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng như co giật, động kinh”, mất khả năng nhận thức và thậm chí cả bệnh u nang".