Học bơi sai cách, lợi bất cập hại

Học bơi rất cần thiết, nhưng sai cách có thể gây nguy hiểm. Nhiều người đã gặp sự cố vì chủ quan khi tập bơi.


Học bơi là kỹ năng sống quan trọng giúp phòng tránh đuối nước. Tuy nhiên, không ít người chủ quan cho rằng chỉ cần xuống nước và vẫy vùng là biết bơi, dẫn đến nhiều rủi ro đáng tiếc. Từ việc tự học không đúng kỹ thuật, tập luyện sai cách đến việc đánh giá sai khả năng của bản thân… tất cả đều có thể biến buổi học bơi thành một trải nghiệm nguy hiểm. Đã có nhiều trường hợp thương tâm xảy ra chỉ vì những sai lầm tưởng chừng vô hại.

z6826342935778-acfd3a35c826f158c34ac90a80e2b5d5.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Tự học bơi không có hướng dẫn

Một trong những sai lầm phổ biến nhất là nhiều người tự xuống nước tập bơi mà không có huấn luyện viên hay người biết bơi kèm theo. Khi gặp sự cố như chuột rút, hụt hơi, nước vào mũi hay hoảng loạn, người học rất dễ rơi vào trạng thái hoảng sợ, dẫn đến đuối nước.

Bỏ qua bước khởi động

Không khởi động kỹ trước khi xuống nước khiến cơ thể chưa kịp thích nghi với nhiệt độ nước và vận động mạnh. Điều này dễ dẫn đến chuột rút, căng cơ, làm mất kiểm soát khi đang bơi – đặc biệt nguy hiểm nếu đang ở vùng nước sâu.

Tập bơi ở nơi không an toàn

Nhiều người chọn tập bơi ở sông, hồ, biển hoặc ao hồ hoang vắng vì nghĩ rằng "rộng rãi và tự nhiên", nhưng điều này cực kỳ nguy hiểm. Những nơi này thường có dòng chảy ngầm, vật cản, đá sắc nhọn hay độ sâu thay đổi bất ngờ. Không ít tai nạn thương tâm xảy ra vì người học bơi không đánh giá đúng mức độ an toàn của môi trường.

Lạm dụng phao hoặc kính mắt quá mức

Phao bơi và kính mắt là công cụ hỗ trợ cần thiết, nhưng nếu quá phụ thuộc sẽ khiến người học không hình thành phản xạ tự cứu khi không có phao. Điều này rất nguy hiểm khi người học gặp sự cố bất ngờ mà không có thiết bị hỗ trợ.

Cố gắng bơi xa, bơi lâu khi chưa đủ kỹ năng

Nhiều người vì muốn nhanh giỏi mà thử thách bản thân bơi xa hoặc bơi quá sức. Khi cơ thể chưa quen với môi trường nước, việc cố gắng quá mức có thể dẫn đến mất sức, rối loạn nhịp thở, chuột rút, thậm chí ngất xỉu giữa chừng.

Không học kỹ năng thoát hiểm dưới nước

Học bơi không chỉ là biết nổi và di chuyển trong nước, mà còn phải học kỹ năng tự cứu khi gặp sự cố như xử lý khi bị chuột rút, nước vào mũi – miệng, đuối sức, hay xoay sở khi bị nước cuốn. Bỏ qua phần này là một thiếu sót lớn khi học bơi.

Chủ quan khi đã biết bơi

Ngay cả người biết bơi cũng có thể gặp nạn nếu quá tự tin và coi thường nguy hiểm dưới nước. Bơi một mình, bơi khi thời tiết xấu, bơi sau khi ăn no hay uống rượu… là những sai lầm thường gặp ở cả người có kinh nghiệm.

Lời khuyên dành cho người học bơi:

Hãy bắt đầu học bơi ở môi trường có kiểm soát như bể bơi và dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn.

Luôn khởi động kỹ trước khi xuống nước.

Không bơi khi cơ thể mệt, quá đói hoặc vừa ăn no.

Học thêm các kỹ năng sinh tồn dưới nước, không chỉ tập trung vào kỹ thuật bơi.

Tuyệt đối không chủ quan, kể cả khi bạn đã biết bơi.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống đuối nước

Đuối nước hoàn toàn có thể phòng tránh. Bố mẹ, người thân hay thầy cô giáo cần tăng cường giám sát an toàn cho trẻ em, tạo điều kiện để các con được học bơi và các kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

Mới đây, các hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống đuối nước (25/7) được tổ chức tại tỉnh Nghệ An và Thừa Thiên Huế, những địa phương được ghi nhận về việc phân bổ ngân sách hỗ trợ chương trình dạy bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em từ 6 đến 15 tuổi, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống đuối nước.
Nang cao nhan thuc cua cong dong ve phong chong duoi nuoc
Hội thi tìm hiểu kỹ năng, kiến thức phòng chống đuối nước cho trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: BTC
Từ năm 2021 đến nay, vào tháng 7, các sự kiện hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước đã được tổ chức tại Hà Nội. Năm 2024, lần đầu tiên những hoạt động này diễn ra tại các địa phương như Nghệ An và Thừa Thiên Huế. Với chủ đề năm nay là “Đuối nước - Khoảnh khắc sinh tồn”, các hoạt động hưởng ứng không chỉ là cơ hội ghi nhận những thành tựu phòng, chống đuối nước trẻ em tại địa phương mà còn thúc đẩy nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ đuối nước ở trẻ em, cung cấp kiến thức và kỹ năng cho bố mẹ, người giám sát trẻ để giữ an toàn, bảo vệ sinh mạng cho con em mình.

Coi chừng nấm móng, nấm da khi bơi ở bể công cộng

Giữ vệ sinh cá nhân, lựa chọn bể bơi uy tín và phát hiện sớm dấu hiệu bất thường sẽ giúp bạn tránh được phiền toái khó lường như nấm da, nấm móng.

Mùa hè nóng bức, nhiều người tìm đến bể bơi để giải nhiệt và rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với nước chung dễ khiến người bơi mắc bệnh da liễu như nấm da, nấm móng nếu không giữ vệ sinh cẩn thận.

Bể bơi công cộng là ổ vi nấm ẩn mình

Giải cứu bé trai bị kẹt tay trong ống thoát nước tại bể bơi

Trong lúc bơi, một cháu bé 8 tuổi ở phường Quảng Hưng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa bất ngờ bị mắc kẹt tay vào một đường ống nhựa thoát nước trong bể bơi…

Ngày 13/6, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chiều tối 11/6, một sự cố hy hữu đã xảy ra tại một bể bơi trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Trong lúc bơi, một cháu bé 8 tuổi ở phường Quảng Hưng, TP. Thanh Hóa bất ngờ bị mắc kẹt tay vào một đường ống nhựa thoát nước trong bể bơi…

505520827-1111680237659567-7507073411622044828-n.jpg
Lực lượng chức năng tổ chức giải cứu cháu bé.