![]() |
GS.TS Luật sư Đỗ Ngọc Quang, nói về việc Đà Nẵng dự kiến khởi kiện học viên Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. |
![]() |
GS.TS Luật sư Đỗ Ngọc Quang, nói về việc Đà Nẵng dự kiến khởi kiện học viên Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. |
Đến sáng nay (2/8), 2 công nhân bị điện phóng cháy xém khi đào vỉa hè đường Trần Quốc Hoàn (phường Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà Nội) được các bác sĩ Bệnh viện Xanh Pôn khẩn trương cứu chữa đã qua cơn nguy kịch.
Một người bị bỏng 70%, người còn lại nhẹ hơn là 50%.
![]() |
Hiện trường vụ 2 công nhân bị điện giật. |
Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Lê Danh Cường, Trưởng ban Quản lý dự án quận Cầu Giấy cho biết: “Tránh nhiệm này thuộc về đơn vị thi công và họ đang hỗ trợ cho 2 nạn nhân này. 2 công nhân bị điện giật đã dần hồi phục sức khỏe, ăn uống được rồi”.
Về 2 “lỗi” không mặc bảo hộ lao động và cáp điện ngầm cách mặt đất 20cm, ông Cường cho rằng: “Đơn vị công phải có trách nhiệm bảo hộ lao động. Đơn vị thi công ký hợp đồng với Điện lực Cầu Giấy để giám sát việc đào vỉa hè này”.
PV đặt câu hỏi: Trước khi đào vỉa hè đơn vị thi công và Ban dự án có sơ đồ về đường cáp ngầm đó không? "Anh sang bên Điện lực Cầu Giấy mà hỏi. Vì đường đó do Điện lực Cầu Giấy quản lý”, ông Cường trả lời.
Tuy nhiên, trước đó trả lời PV Kiến Thức, ông Nguyễn Anh Dũng - Giám đốc Điện lực Cầu Giấy cho biết: “2 công nhân bị điện phóng bỏng khi đào vỉa hè đường thuộc về Ban quản lý dự án quận Cầu Giấy. Ban dự án thuê đơn vị thi công làm, không liên quan gì đến ngành điện của quận”.
Khi đề cập đến “sai phạm” lắp cáp điện ngầm chỉ cách mặt đất 20cm, vị Giám đốc Điện lực Cầu Giấy, phân trần: “Đường cáp đó thuộc Bộ Công an quản lý và thuộc an ninh quốc phòng”.
Tại Nghị định 106/2005 của Chính phủ có quy định, đường cáp điện ngầm phải cách tối thiểu 1m so với mặt đất (loại đất ổn định) và 1,5m (đất không ổn định). Theo lời khai của 2 công nhân, họ khoan trúng dây điện cách mặt đất khoảng 20cm, như vậy chỉ đạt 1/5 so với quy chuẩn.
Nguyên nhân vụ 2 công nhân bị điện giật đang được cơ quan chức năng đang tích cực điều tra làm rõ.
Hôm qua ngày 2/8, chiếc tàu chở 30 người, gồm 2 chuyên gia người Mỹ, lái tàu và các công nhân thuộc công ty Cổ phần sản xuất ống thép Việt Nam, đi từ Gò Công Đông (Tiền Giang) về Vũng Tàu. Vào khoảng 19h ngày 2/8, phương tiện đi đến khu vực trên thì bị sóng to làm phương tiện lật úp.
Lực lượng cứu hộ tiếp cận con tàu bị đắm. (Ảnh: Vietnam MRCC)
Phần ít ỏi còn nhìn thấy của con tàu bị chìm. (Ảnh: Vietnam MRCC)
Các nạn nhân may mắn sống sót, đang được điều trị trong bệnh viện. Ảnh: Vũ Sơn
Đến 1h sáng ngày 3/8, BCH Quân sự xã Long Hóa cùng BCH Quân sự huyện Cần Giờ đã phát hiện và tổ chức cứu vớt được 17 người, trong đó có 15 nam và 2 nữ tại khu vực cồn Ngựa, Cần Giờ. Trong số này, có 3 người đã chuyển giao cho tàu thuộc Trung tâm CH-CN khu vực III, còn lại 14 người đưa về cấp cứu tại bệnh viện huyện Cần Giờ. Một tàu khác của Cty cổ phần Việt Séc đã cứu thêm được 4 người, đưa vào viện Lê Lợi (Bà Rịa Vũng Tàu). Theo xác minh ban đầu, chiếc tàu bị chìm do Công ty cổ phần sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam thuê phương tiện của Công ty cổ phần Việt Séc gồm 3 chiếc chở công nhân đi Vũng Tàu xuất phát tại thị trấn Vàm Láng - Gò Công Đông lúc 17h30 ngày 2/8. Chiếc tàu chở 30 người gồm 25 nam và 5 nữ, trong đó có một cặp vợ chồng quốc tịch Mỹ do tài công Phạm Duy Phúc và thợ máy Nguyễn Văn Dương điều khiển. Dưới đây là những hình ảnh đầu tiên và danh sách về các nạn nhân của vụ chìm tàu đang được cứu chữa trong bệnh viện.