Đột phá trong phát triển phương pháp điều trị HIV

Các nhà nghiên cứu Đan Mạch đang tiến thêm một bước nữa trong cuộc chiến chống HIV/AIDS.

Phương pháp điều trị HIV hiện tại có thể giữ căn bệnh này trong tầm kiểm soát, song chưa có thuốc chữa khỏi HIV. Trong 40 năm, các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa thành công trong việc tìm ra phương pháp chữa khỏi căn bệnh này.
Theo News Medical, gần đây, một đội ngũ nhà nghiên cứu từ trường Đại học Aarhus và Bệnh viện Đại học Aarhus (Đan Mạch) đã thực hiện hướng tiếp cận mới để phát triển phương pháp chữa HIV. Nghiên cứu mới dựa trên ý tưởng rằng thuốc thử nghiệm có thể thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể ngăn chặn virus.
Nghiên cứu được dẫn đầu bởi Tiến sĩ Ole Schmeltz Søgaard, Giáo sư Nghiên cứu Virus học tại Đại học Aarhus, và được công bố trên tạp chí Nature Medicine.
"Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên được thực hiện trên con người, trong đó chúng tôi đã chứng minh một cách để tăng cường khả năng chống lại HIV của cơ thể. Do vậy, chúng tôi coi nghiên cứu này là một bước quan trọng trong việc định hướng phương pháp chữa bệnh", Tiến sĩ Ole Schmeltz Søgaard nói.
Dot pha trong phat trien phuong phap dieu tri HIV
Ảnh minh họa: Boldsky. 
Virus HIV ẩn náu trong tế bào miễn dịch
Hiện nay, người nhiễm HIV được cung cấp liệu pháp điều trị bằng thuốc kháng virus. Phương pháp này có thể ngăn chặn tác động của căn bệnh này nhưng không phải là phương pháp chữa khỏi HIV. Liệu pháp kháng virus ngăn chặn lượng virus trong máu, khôi phục một phần hệ thống miễn dịch.
Nếu ngừng điều trị bằng thuốc kháng virus, lượng virus trong máu sẽ tăng lên mức trước khi điều trị trong vòng vài tuần, bất kể bệnh nhân đã điều trị trong 10 hay 20 năm. Điều này xảy ra do virus HIV ẩn trong bộ gen của một số tễ bào miễn dịch của cơ thể và chính những tế bào này là mục tiêu can thiệp trong dự án nghiên cứu do Đan Mạch dẫn đầu.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học nghiên cứu về tác động của hai loại thuốc thử nghiệm đối với người được chẩn đoán nhiễm HIV gần đây.
Kháng thể khôi phục hệ miễn dịch
Những người tham gia nghiên cứu đến từ Đan mạch và Anh được chia làm 4 nhóm một cách ngẫu nhiên và đều được điều trị theo tiêu chuẩn.
Cụ thể:
- Nhóm 1 được điều trị bằng thuốc Romidepsin, nhằm ngăn virus ẩn náu trong các tế bào miễn dịch của cơ thể.
- Nhóm 2 được cung cấp kháng thể đơn dòng chống lại HIV, có thể thể loại bỏ các tế bào bị nhiễm bệnh và tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Nhóm 3 nhận được phương pháp điều trị tiêu chuẩn mà không có thuốc thử nghiệm.
- Nhóm 4 nhận được sự kết hợp của phương pháp điều trị tiêu chuẩn và hai loại thuốc thử nghiệm.
Tiến sĩ Damsgaard Gunst từ Bệnh viện Đại học Aarhus cho biết kết quả của nghiên cứu này rất đáng khích lệ.
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những người mới được chẩn đoán nhiễm HIV được cung cấp kháng thể đơn dòng cùng với thuốc điều trị HIV thông thường của họ cho thấy lượng virus giảm nhanh hơn sau khi bắt đầu điều trị, đồng thời phát triển khả năng miễn dịch tốt hơn chống lại HIV và hệ thống miễn dịch của họ có thể ngăn chặn một phần hoặc hoàn toàn nếu họ đang ngừng sử dụng thuốc HIV thông thường", Tiến sĩ Gunst giải thích.
Thử nghiệm lâm sàng thành công đầu tiên
Giả thuyết đằng sau thử nghiệm đó là kháng thể đơn dòng giúp hệ miễn dịch nhận biết hoặc tiêu diệt các tế bào nhiễm bệnh.
Thêm vào đó, các kháng thể cũng liên kết thành phức hợp lớn với virus trong hạch bạch huyết, nơi chúng cùng với những thành phần khác kích thích khả năng phát triển miễn dịch của một số tế bào đối với HIV. Bằng cách này, cơ thể có thể kiểm soát sự lây lan của virus và "bảo vệ" khỏi tác hại do nhiễm HIV gây ra.
Các thử nghiệm lâm sàng trước đây với các loại thuốc thử nghiệm chưa cho thấy bất cứ bất cứ tác động đáng kể nào đối với khả năng miễn dịch của một người với HIV hay khả năng của hệ miễn dịch trong việc ngăn chặn sự lây nhiễm nếu việc điều trị tiêu chuẩn bị tạm dừng.
Cần tối ưu hóa điều trị
Tiến sĩ Søgaard nhấn mạnh mặc dù đã có những kết quả đáng chú ý, nhưng vẫn còn chặng đường phía trước để chúng ta có thể tìm cách chữa khỏi HIV.
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu cần tìm ra cách tối ưu hóa việc điều trị và lan truyền tác dụng của nó.
Nghiên cứu của Đan Mạch thu hút sự chú ý và khiến mọi người quan tâm đến các thử nghiệm ở những người nhiễm HIV mới được chẩn đoán.
Bộ Y tế Mỹ gần đây cũng dành một khoản tiền lớn cho nghiên cứu trong lĩnh vực này. Nhóm của Tiến sĩ Søgaards đang thực hiện một nghiên cứu lớn được thực hiện trên khắp châu Âu để tối ưu hóa phương pháp điều trị thử nghiệm mới.
"Chúng tôi suy đoán rằng phương pháp điều trị được tối ưu hóa sẽ có tác động mạnh hơn đến cả virus và khả năng miễn dịch của những người tham gia. Bằng cách này, chúng tôi hy vọng sẽ nâng cao khả năng của hệ thống miễn dịch để ngăn chặn vĩnh viễn virus còn lại", Tiến sĩ Søgaards nói.

Mời độc giả xem thêm video: Phương pháp mới phát hiện vi khuẩn trong vài phút (Nguồn video: THĐT) 

Điều cần biết về phòng ngừa COVID-19 ở bệnh nhân HIV

Theo khuyến cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), người nhiễm HIV nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khỏi bị mắc COVID-19 tương tự như dân số nói chung.

HIV là gì?

HIV (Human Immunodeficiency Virus) gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus HIV nhân lên, tấn công hệ miễn dịch làm suy giảm chức năng miễn dịch, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại xâm nhập và phát triển gây ra tình trạng nhiễm trùng cơ hội.

Thực phẩm nào không nên kết hợp với củ cải trắng?

Các bà nội trợ lưu ý không kết hợp củ cải trắng với các thực phẩm này vì có thể làm mất chất dinh dưỡng, gây hại cho sức khỏe.

Nhân sâm: Nhân sâm và củ cải trắng đều bổ dưỡng cho sức khỏe nhưng lại có tính đối kị. Trong khi củ cải trắng là thực phẩm có tính hàn, nhân sâm lại có tính nóng. Kết hợp hai thực phẩm này với nhau không gây ra phản ứng bất lợi như ngộ độc hay dị ứng nhưng làm mất toàn bộ dinh dưỡng cũng như lợi ích của cả hai.

Quả cam: Bạn không nên ăn củ cải trắng cùng cam vì chất flanovoid trong cam và thiosulfate trong củ cải trắng khi gặp nhau sẽ tạo ra phản ứng hóa học, có thể tạo nên một lượng lớn thiocyanate. Nếu chất này có quá nhiều trong cơ thể thì sẽ làm suy giảm chức năng tuyến giáp, tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ.

Cà rốt: Củ cải trắng chứa hàm lượng lớn vitamin C, rất tốt cho sức khỏe. Trong khi đó, cà rốt lại chứa một loại enzyme gọi là axit ascorbic, có thể phá hủy vitamin C. Vì thế, nếu ăn chung thì lượng vitamin C trong củ cải trắng sẽ bị phân hủy.

Nấm: Kết hợp củ cải trắng với nấm sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh về da. Nếu ăn chung hai thực phẩm này với một lượng lớn thì có thể dẫn đến mất nước và ảnh hưởng đến sức khỏe của lá lách, dạ dày.

Bên cạnh đó, những người sức khỏe yếu hoặc đang bị tiêu chảy ăn củ cải trắng với nấm sẽ khiến triệu chứng tiêu chảy càng nặng hơn và khả năng phục hồi thể chất kém hơn.

Lê, táo, nho: Nếu đang có ý định làm nước ép kết hợp củ cái trắng với lê, táo, nho thì bạn nên từ bỏ ngay. Hàm lượng cetan đồng có trong các loại quả này sẽ phản ứng với axit cianogen từ củ cải trắng, gây ra triệu chứng bướu cổ, suy tuyến giáp nặng nếu uống thường xuyên.

Mộc nhĩ: Củ cải trắng chứa nhiều enzym, còn mộc nhĩ chứa nhiều hoạt chất sinh học, kết hợp với nhau sẽ khiến người có cơ địa nhạy cảm bị viêm da. Do đó, tốt nhất bạn không nên ăn cùng lúc hai thực phẩm này.