Người phụ nữ 20 tuổi nguy kịch do băng huyết muộn sau sinh

Băng huyết muộn sau sinh là biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng sản phụ, cần can thiệp kịp thời để giữ lại sự sống cho sản phụ.

Vừa qua, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội tiếp nhận một trường hợp cấp cứu nguy kịch, sản phụ Lương P.A, 20 tuổi, ở Hà Nội, được chuyển từ tuyến dưới trong tình trạng ra máu âm đạo ồ ạt sau sinh thường 12 ngày.

Khi nhập viện, sản phụ tỉnh, da niêm mạc nhợt, biểu hiện thiếu máu rõ, huyết áp đo được 90/60 mmHg, mạch nhanh 100 lần/phút. Thăm khám cho thấy tử cung co hồi kém, cổ tử cung có gạc chèn, âm đạo có máu đỏ chảy từ buồng tử cung qua kênh cổ tử cung.

Kết quả siêu âm phát hiện cấu trúc tăng âm trong buồng tử cung kích thước 78x10mm. Xét nghiệm máu huyết sắc tố 82 g/l, hemtocrit 0,25 L/L.

Nhận định đây là tình trạng băng huyết muộn sau sinh, kíp trực đã khẩn trương triển khai xử trí theo phác đồ cấp cứu: Nạo sạch buồng tử cung, sử dụng thuốc tăng co tử cung để cầm máu đồng thời truyền 3 đơn vị hồng cầu khối, phối hợp kháng sinh phổ rộng.

Tuy nhiên, tình trạng chảy máu tiếp tục, với lượng máu đỏ tươi ước tính khoảng 300ml, cho thấy máu vẫn đang mất từ vị trí có mạch máu đang hoạt động.

bang-huyet-muon.jpg
Ca phẫu thuật cứu bệnh nhân băng huyết sau sinh - Ảnh BVCC

Trước diễn biến không cải thiện, sản phụ được chuyển phòng mổ xử trí cấp cứu dưới sự chỉ huy của TS.BS Đỗ Tuấn Đạt, Trưởng khoa Sản bệnh và BSCKII Lương Thị Ngọc Vân, Phó khoa Gây mê hồi sức cùng ê -kíp phẫu thuật.

Ê-kíp xác định thêm vị trí chảy máu rỉ rả từ vết xước cổ tử cung, tiến hành khâu cầm máu, thắt động mạch cổ tử cung hai bên để kiểm soát lượng máu mất, đồng thời đặt bóng chèn tử cung.

Tổng lượng chế phẩm máu được truyền trong và sau mổ lên tới 1050ml hồng cầu khối, 400ml plasma tươi đông lạnh, 400ml cryoprecipitate (CRYO) – một chỉ số cho thấy tình trạng mất máu nặng và nguy cơ rối loạn đông máu đi kèm.

Sau can thiệp, bệnh nhân ổn định, tiếp tục điều trị và theo dõi hậu phẫu tại khoa C3. Bệnh nhân xuất viện sau 5 ngày điều trị.

Băng huyết muộn sau sinh – thường xảy ra sau 24 giờ đến vài tuần sau sinh – là tình trạng ít gặp hơn băng huyết sớm, nhưng diễn biến âm thầm và khó lường.

Nguyên nhân có thể do sót rau, nhiễm trùng tử cung, rối loạn đông máu hoặc tử cung co hồi kém. Điều nguy hiểm là sản phụ thường chủ quan vì cho rằng đã “qua cơn sinh nở”, dẫn đến phát hiện muộn.

Trường hợp của chị Lương P.A là một lời nhắc cảnh tỉnh. Việc phát hiện sớm, xử trí theo phác đồ chuẩn và can thiệp phẫu thuật kịp thời đã giúp giữ lại sự sống cho sản phụ trẻ tuổi này.

Sản phụ sau sinh, đặc biệt trong những ngày đầu trở về nhà, nếu có dấu hiệu ra máu âm đạo kéo dài hoặc đột ngột nhiều hơn bình thường, cảm giác mệt lả, chóng mặt, đau bụng tăng dần, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa sâu về sản phụ khoa ngay lập tức.

Sự an toàn của người mẹ không kết thúc khi sinh xong, mà còn phụ thuộc vào việc theo dõi hậu sản đúng cách và thăm khám kịp thời khi có dấu hiệu bất thường.

Cứu sản phụ băng huyết sau sinh, bảo tồn chức năng sinh sản

Với sự nỗ lực hết mình của đội ngũ bác sĩ, tình trạng băng huyết được kiểm soát, sản phụ vượt qua giai đoạn nguy hiểm và bảo tồn được tử cung.

Ngày 24/4, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (Long An) cho biết, bệnh viện mới thực hiện một ca cấp cứu ngoạn mục, khi các bác sĩ cùng phối hợp nhanh chóng cứu sống sản phụ trẻ rơi vào tình trạng băng huyết sau sinh thường (mất hơn 1000ml máu), nguy cơ tử vong cận kề. Nhưng kỳ diệu hơn cả, không chỉ giành lại sự sống, các bác sĩ còn bảo tồn được tử cung, giữ lại thiên chức làm mẹ cho sản phụ.

Theo đó, Chị Q., ngụ tại Long An trải qua lần sinh thường đầu tiên tại một cơ sở y tế tại địa phương. Ca sinh diễn ra thuận lợi với một bé gái nặng 2,7kg chào đời. Tuy nhiên, niềm vui chưa kịp trọn vẹn thì chỉ ít phút sau sinh, sản phụ bắt đầu có dấu hiệu bất thường: da tái xanh, niêm mạc nhợt, lơ mơ, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, đặc biệt xuất hiện tình trạng ra huyết âm đạo nhiều từng đợt, mỗi lần ra ướt đẫm một miếng tã quần (khoảng 200-300ml máu).

Xuyên đêm chạy đua với tử thần cứu sản phụ băng huyết nguy kịch sau sinh

Báo động đỏ toàn viện, huy động máu, phẫu thuật... các y bác sĩ đã nỗ lực hết mình, chạy đua với thời gian để giành giật sự sống, đưa sản phụ mất hơn 3 lít máu thoát “cửa tử”.

Băng huyết sau sinh được xác định là mất máu tích lũy 1.000 ml hoặc mất máu do các dấu hiệu, triệu chứng giảm thể tích máu trong vòng 24 giờ sau khi sinh, đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người mẹ trên thế giới. Vì thế, người mẹ sau khi sinh cần được theo dõi, cấp cứu kịp thời khi có hiện tượng băng huyết sau sinh, nhằm đảm bảo sự an toàn cho mẹ, tránh hậu quả xấu không đáng có.

Không có tiền sử bệnh tật, sau sinh sản phụ chảy máu không ngừng

Cứu sản phụ cận kề cửa tử do băng huyết sau sinh, cách gì phòng tránh?

Băng huyết sau sinh là tình trạng sản phụ bị mất một lượng máu rất lớn sau khi sinh con, có thể dẫn đến sốc mất máu và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. 

Sản phụ cận kề cửa tử do băng huyết sau sinh

Chị S.K (33 tuổi, ngụ Svay Rieng, Campuchia) vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh giành lại sự sống sau khi gặp phải tai biến băng huyết sau sinh nghiêm trọng từ ca sinh mổ tại cơ sở y tế địa phương.