Cha mẹ nên làm gì khi con bị bắt nạt ở trường?

Khi con bị bạn bè bắt nạt cha mẹ hãy bình tĩnh lắng nghe và đồng hành cùng con. Đây là cách quan trọng nhất để trẻ vượt qua nỗi sợ, lấy lại sự tự tin.

Không ít bậc cha mẹ rơi vào hoang mang, thậm chí tức giận tột độ khi biết con mình bị bạn bè bắt nạt ở trường. Tuy nhiên, cách ứng xử của cha mẹ trong tình huống này rất quan trọng, bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sự an toàn của con mà còn tác động đến cách trẻ đối diện và vượt qua sự việc.

4.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn internet

Giữ bình tĩnh, lắng nghe con

Phản ứng đầu tiên của cha mẹ thường là giận dữ, lo lắng hoặc muốn tìm gặp ngay giáo viên, phụ huynh bạn bè để “làm cho ra lẽ”. Tuy nhiên, điều trẻ cần trước tiên không phải là một cuộc đối đầu gay gắt, mà là cha mẹ bình tĩnh lắng nghe.

Hãy để con được kể hết câu chuyện, đừng ngắt lời, đừng vội trách mắng con “yếu đuối” hay “không biết tự bảo vệ mình”. Chỉ khi trẻ cảm thấy được tin tưởng và an toàn, con mới dám chia sẻ hết những gì đang xảy ra.

Thể hiện sự thấu hiểu, an ủi và động viên

Bị bắt nạt khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, xấu hổ và dễ tự ti. Cha mẹ cần khẳng định với con rằng con không có lỗi, con không cô đơn, và cha mẹ sẽ luôn ở bên cạnh để bảo vệ con.

Một cái ôm, một lời động viên đúng lúc sẽ giúp con cảm thấy mạnh mẽ hơn, sẵn sàng cùng cha mẹ tìm cách giải quyết vấn đề.

Tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá mức độ nghiêm trọng

Cha mẹ cần hỏi kỹ để hiểu tình huống: Ai bắt nạt? Bắt nạt như thế nào? Bao lâu rồi? Có bạo lực không? Trẻ đã nói với giáo viên hay chưa? Có những trường hợp trẻ bị bắt nạt tinh thần (trêu chọc, cô lập, lan tin đồn), cũng có trường hợp bị bạo lực thể chất. Mỗi mức độ cần cách xử lý phù hợp.

Nếu cần thiết, cha mẹ nên ghi chép lại các chi tiết để khi trao đổi với giáo viên hoặc nhà trường, thông tin được rõ ràng, đầy đủ.

Phối hợp với giáo viên, nhà trường

Khi đã xác minh được sự việc, cha mẹ không nên tự ý đến gặp phụ huynh học sinh khác để giải quyết, mà cần trao đổi với giáo viên chủ nhiệm trước. Giáo viên và ban giám hiệu là những người có trách nhiệm, có nghiệp vụ và hiểu rõ các mối quan hệ trong lớp.

Một buổi gặp gỡ, trao đổi thẳng thắn nhưng tôn trọng sẽ giúp nhà trường có phương án can thiệp phù hợp, bảo vệ trẻ và ngăn chặn hành vi bắt nạt tiếp diễn.

Trang bị kỹ năng tự bảo vệ cho con

Song song với việc can thiệp, cha mẹ nên dạy con những kỹ năng cơ bản để tự bảo vệ mình:

Cách từ chối, né tránh những tình huống xấu.

Cách nói “không” dứt khoát.

Khuyến khích con chia sẻ ngay khi gặp chuyện bất thường, không giữ trong lòng.

Tập cho con phản ứng trong các tình huống cụ thể (nếu bị bạn giấu đồ, đánh, đe dọa…).

Nếu cần, cha mẹ có thể cho con tham gia các lớp kỹ năng mềm, kỹ năng tự vệ hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia tâm lý.

Theo dõi và đồng hành lâu dài

Sau khi sự việc được giải quyết, cha mẹ không nên lơ là mà cần quan sát tâm lý, hành vi của con. Nếu con vẫn có biểu hiện sợ hãi, né tránh đến trường, mất ngủ, lo lắng kéo dài, cha mẹ nên tìm đến chuyên gia tâm lý trẻ em để được hỗ trợ kịp thời.

Quan trọng nhất là cha mẹ luôn giữ cho con cảm giác an toàn, được lắng nghe và chia sẻ. Khi biết cha mẹ là bến đỗ vững chắc, con sẽ vững tâm hơn rất nhiều trước những va chạm không tránh khỏi trong tuổi học trò.

Trẻ bị bắt nạt là điều không phụ huynh nào mong muốn, nhưng đó cũng là cơ hội để cha mẹ dạy con cách đối diện và vượt qua khó khăn. Ứng xử khéo léo, bình tĩnh, kiên nhẫn và đầy yêu thương sẽ là lá chắn tốt nhất để trẻ trưởng thành mạnh mẽ hơn.

Giữ con an toàn trong môi trường học đường

Đảm bảo an toàn cho trẻ trong môi trường học đường là quá trình đòi hỏi sự thấu hiểu, chủ động và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Trường học từ lâu vẫn được xem là nơi trẻ học tập, vui chơi và trưởng thành trong một môi trường an toàn. Nhưng thực tế cho thấy, không ít học sinh đang bị tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần ngay trong chính không gian tưởng như yên bình đó. Những vụ việc đau lòng về bạo lực học đường, xâm hại, tai nạn thương tích, bắt nạt qua mạng… đặt ra yêu cầu cấp thiết: Làm thế nào để giữ con an toàn trong môi trường học đường?

Khi trường học không còn là “vùng an toàn” tuyệt đối

Làm gì để không còn bạo lực học đường, bắt nạt trên mạng?

"Nếu có thể chọn một ngày mà trong trường học không còn bạo lực, thì đó phải là ngày người lớn không còn đánh nhau...", Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói.

Sáng 20/6, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tiếp tục đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

bạo lực học đường - vấn nạn nan giải

Nhiều trẻ nguy kịch vì tai nạn thương tích ngày hè

Mùa hè là thời điểm số ca tai nạn thương tích ở trẻ em gia tăng, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Cha mẹ cần biết cách để bảo vệ con.

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để trẻ nghỉ ngơi, vui chơi và khám phá thế giới xung quanh sau một năm học tập căng thẳng. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm số ca tai nạn thương tích ở trẻ em gia tăng, đặc biệt là lứa tuổi học sinh.

Mặc dù đã có nhiều cảnh báo từ các cơ quan chức năng và truyền thông, tai nạn vẫn xảy ra phổ biến mỗi dịp hè, để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.