Đàn chim Vạc hàng ngàn con đến vườn nhà một lão nông

Hơn 2.000 cá thể Vạc bỗng dưng đến trú ngụ tại vườn một lão nông với diện tích 1,8 ha.

UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành kế hoạch bảo vệ, nâng cấp, mở rộng vườn chim Vạc tại xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn.

Năm 2006, ông Lê Văn Chìa phát hiện có đàn chim đến cư trú với khoảng vài chục cá thể chim Vạc, cao điểm lên đến hơn 2.000 cá thể (năm 2018) tại vườn nhà diện tích khoảng 1,8 ha thuộc ấp Gia Kiết, xã Tân Mỹ.

Dan chim Vac hang ngan con den vuon nha mot lao nong

Đàn chim đến cư trú tại vườn ông Lê Văn Chìa với khoảng vài chục cá thể chim Vạc, cao điểm lên đến hơn 2.000 con.

Xuất phát từ niềm đam mê yêu thiên nhiên, bảo vệ các loài chim, ông Chìa quyết định không làm xáo trộn khu đất này, tạo thêm sinh cảnh tự nhiên cho chim cư trú. Từ đó, các loài chim khác như: Cò trắng, Cò ốc, Cồng cộc cũng bắt đầu kéo về hình thành quần thể chim cho đến nay.

Năm 2021, ngành chức năng tỉnh Vĩnh Long thực hiện kiểm kê, khảo sát nghiên cứu vườn chim Vạc này đã ghi nhận 33 loài thuộc 20 họ, 12 bộ. Có năm loài ghi nhận làm tổ và có con non là Vạc, Cò trắng, Cò ruồi, Cốc đen và Hút mật họng nâu.

Do tại vườn chim Vạc xã Tân Mỹ chưa ghi nhận được loài nào nằm trong các danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ nên vườn chim Vạc chưa đủ điều kiện để nâng cấp thành cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

Dan chim Vac hang ngan con den vuon nha mot lao nong-Hinh-2

Cá thể chim hoang dã tại vườn nhà ông Lê Văn Chìa. Ảnh: HD

Theo UBND tỉnh Vĩnh Long, mặc dù chưa đủ điều kiện để nâng cấp thành cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học nhưng vườn có sự hiện diện đa dạng loài của quần thể chim hoang dã. Điều này cho thấy ý nghĩa về mặt môi trường, giáo dục đóng góp quan trọng đến khả năng nâng cao tính đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Đây là cơ sở để xây dựng vườn chim Vạc là điểm đến của các hoạt động du lịch phục vụ mục đích tham quan, giáo dục và nâng cao nhận thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Đồng thời, xây dựng thương hiệu “Vườn chim Vạc xã Tân Mỹ” như là một biểu tượng thể hiện sự an toàn, thân thiện với môi trường đối với sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương.

Do đó UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch bảo vệ, nâng cấp, mở rộng vườn chim Vạc này nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, phát triển, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; bảo vệ nghiêm ngặt các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm.

Theo kế hoạch này, tỉnh Vĩnh Long sẽ cho xây dựng tháp canh để thực hiện quan sát, kịp thời có kế hoạch bảo vệ, quản lý các loài chim hoang dã tại vườn chim Vạc, đồng thời phục vụ hoạt động du lịch nông thôn.

Xây dựng hàng rào bảo vệ chắc chắn, kiên cố phục vụ bảo vệ lâu dài các loài chim hoang dã và giúp hạn chế việc xâm nhập trái phép vào khu vực vườn chim Đồng thời xây dựng hệ thống camera giám sát, cảnh báo bảo vệ vườn chim Vạc.

Nhằm duy trì và phát triển quần thể Vạc cũng như một số loài chim nước khác, vườn chim sẽ được mở rộng diện tích lên thành 4-5 ha.

Hàm răng biết bơi 358 triệu tuổi: Một miếng cắn bay 23 kg thịt

Một nghiên cứu mới đã hoàn thiện chân dung kinh dị của quái vật sinh sống vào cuối kỷ Devon (khoảng 382 đến 358 triệu năm trước), cho thấy nó là một hàm răng biết bơi khổng lồ được gắn lên một thân hình nhỏ hơn tưởng tượng.

Theo Science Alert, tất cả những gì được tìm thấy của quái vật "bọc thép" kỷ Devon này chỉ bao gồm phần "áo giáp" siêu cứng bọc quanh đầu của chúng, do đó việc tái hiện toàn bộ cơ thể ban đầu đã có chút sai lệch.

Đó là nhóm cá cổ đại thuộc chi Dunklosteus, bao gồm các loài thủy quái khổng lồ với bộ hàm và khoang miệng rộng đáng sợ. Các nghiên cứu trước đây dựa trên các phân này và chỉ ra chúng có thể đạt độ dài lên tới 10 m.

Lạ lùng loài ếch trông như sinh vật ngoài hành tinh của Việt Nam

Dù có vẻ ngoài không mấy hấp dẫn, loài động vật lưỡng cư này lại được săn bắt để làm đặc sản ở nhiều nơi vì thịt của chúng có hương vị rất "tinh tế".

La lung loai ech trong nhu sinh vat ngoai hanh tinh cua Viet Nam
Thuộc họ Nhái bầu (Microhylidae), nhái lưỡi (Glyphoglossus molossus) là một loài lưỡng cư kỳ lạ phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và các quốc gia lân cận gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Myanmar. Ảnh: Thai National Parks.
La lung loai ech trong nhu sinh vat ngoai hanh tinh cua Viet Nam-Hinh-2
Khi trưởng thành, các cá thể nhái lưỡi đạt đến chiều dài 7 cm. Chúng có ngoại hình rất dễ nhận biêt với tỷ lệ đầu đối với thân mình rất chênh lệch: Phần đầu nhỏ tương phản với phần thân lớn. Ảnh: Pentti Linkola Stan / Twitter.

Say như điếu đổ loạt động vật có vẻ đẹp tựa thiên thần

Những loài động vật dưới đây sở hữu những màu sắc độc đáo và những nét đẹp riêng khiến chúng ta không thể rời mắt khi nhìn thấy chúng.